Mục Lục
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG
- Chất lượng là một phạm trù phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có nhiều khái niệm của nhiều chuyên gia và nhiều tổ chức như:
- – Theo tiến sĩ Ewarrd Deming: “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn của khách hàng ”.
- – Theo chuyên gia Philip Crosby: “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu cụ thể ”.
- – Theo tiến sĩ Juran: “ Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng ”.
- – Theo ISO 8402:1994 : “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể, đối tượng đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn ”.
- – Theo tiêu chuẩn ISO 9000: “ Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn ”.
1.2 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
1.2.1 Khái niệm hệ thống quản trị chất lượng
- – Theo ISO 8402:1994 : “ Hệ thống chất lượng gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, quá trình và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng ” .
- – Theo ISO 900:2005 : “ Hệ thống chất lượng là hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng ”.
- – Theo TCVN ISO 9000:2007 : “ Hệ thống quản trị chất lượng là tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”. Hiểu một cách đơn giản nhất, hệ thống quản trị chất lượng là hệ thống quản trị trong đó có sự phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong doanh nghiệp, tất cả các công việc được quy định thực hiện theo cách thức nhất định nhằm duy trì hiệu quả và sự ổn định của các hoạt động. Hệ thống quản trị chất lượng chính là phương tiện để thực hiện mục tiêu và các chức năng của quản trị chất lượng.
- Các yếu tố hợp thành hệ thống quản trị chất lượng:
- – Cơ cấu tổ chức
- – Các quy định mà tổ chức tuân thủ
- – Các quá trình
1.2.2 Vai trò và chức năng của hệ thống quản trị chất lượng
Đối với khách hàng:
- – Hệ thống quản trị chất lượng mang lại sự thõa mãn cho khách hàng thông qua việc các sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra, trong đó ngoài những yêu cầu về tiêu chuẩn qui cách kỹ thuật và yêu cầu đáp ứng nhu cầu của cộng đồng là những yêu cầu mà khách hàng đưa ra;
- – Hệ thống quản trị chất lượng, đặc biệt là những hệt thống có tiêu chuẩn và có chứng chỉ là một cơ sở quan trọng để khách hàng đánh giá về chất lượng sản phẩm bởi đó chính là bằng chứng tốt nhất choc sự đảm bảo về chất lượng của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp
- Hệ thống quản trị chất lượng là một bộ phận quan trong của hệ thống quản trị chung của doanh nghiệp bởi về bản chất hệ thống quản trị chất lượng chính là chất lượng của quản trị. Hệ thống quản trị chất lượng đặt ra những yêu cầu cho hệ thống quản trị chung đồng thời hỗ trợ hệ thống quản trị chung phát huy tối đa hiệu quả những hoạt động của mình;
- – Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách chất lượng và chính sách của doanh nghiệp cũng như của các bộ phận khác;
- – Hệ thống quản trị chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp giúp mọi hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, kiểm soát từng quá trình, hoạt động, loại bỏ sự phức tạp, giảm thời gian xử lý, kiểm soát tốt chi phí, lãng phí, giao hàng đúng hẹn,…cuối cùng là tạo kết quả tốt hơn với mức chi phí tối ưu.
1.3 KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG, MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
Khái niệm chính sách chất lượng:
– Theo tiêu chuẩn ISO 8402:1994 : “ Chính sách chất lượng là những ý đồ và những định hướng chung về chất lượng của một tổ chức, do cấp lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra ”.
– Theo ISO 9000:2005 : “ Chính sách chất lượng là những ý đồ và những định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức ”.
Khái niệm mục tiêu chất lượng:
– Theo ISO 9000:2005 : “ Mục tiêu chất lượng là điều định tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan về chất lượng ”.
Trên đây là Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng và Chính sách chất lượng nội dung về Khái niệm chính sách chất lượng, Vai trò và chức năng của hệ thống quản trị chất lượng, tiếp theo là các nội dung về Khái niệm ISO, Mục đích của ISO, Những bộ tiêu chuẩn hiện hành của ISO
1.4 KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN ISO
1.4.1 Khái niệm ISO
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá có tên tiếng Anh là International Organization for Standardization. Đây là một tổ chức phi chính phủ đựợc thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, đặt trụ sở chính tại Geneva của Thụy Sỹ.
ISO là một mạng lưới của các viện tiêu chuẩn quốc gia của 160 nước trên thế giới tính đến năm 2012( mỗi viện đại diện cho một nước) và hiện có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (technical committee) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình.
Việt Nam gia nhập ISO năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO .
Tại Việt Nam, tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thuộc bộ Khoa học – Công nghệ là thành viện của ISO. Các tiêu chuẩn của ISO sau khi được quốc tế hóa sẽ được Việt Nam xem xét và soạn thảo phiên bản riêng trên cơ sở tuân thủ tiêu chuẩn này.
1.4.2 Mục đích của ISO
Mục đích của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hóa và những công việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua việc xây dựng và ban hành những bô tiêu chuẩn về sản xuất thưong mại và thông tin. Tất cả các tiêu chuẩn ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện
1.4.3 Những bộ tiêu chuẩn hiện hành của ISO
- ISO hiện nay gồm những bộ tiêu chuẩn :
- – ISO 9000 : Quản lý chất lượng
- – ISO 14000 : Quản lý môi trường
- – ISO 3166 : Mã số nước
- – ISO 26000 : Trách nhiệm xã hội
- – ISO 50001 : Quản lý năng lượng
- – ISO 31000 : Quản lý rủi ro
- – ISO 22000 : Quản lý an toàn thực phẩm
- – ISO 27001 : Quản lý an ninh thông tin
- – ISO 20121 : Sự kiện bền vững
1.4.3.1 Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến
- – ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng — Cơ sở và từ vựng
- – ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng — Các yêu cầu
- – ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững
- – ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
Sơ đồ 1: Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến
1.4.3.2 Giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008
ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:
- – Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
- – Trách nhiệm của lãnh đạo
- – Quản lý nguồn lực
- – Tạo sản phẩm
- – Đo lường, phân tích và cải tiến
Tổ chức này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức/ Doanh nghiệp :
- – Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn đinh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp.
- – Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức/ doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp cán bộ, công nhân viên thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn.
Tóm tắt Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng và Chính sách chất lượng
Để chuẩn bị cho việc phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần Long Hiệp, chương 1 đã giới thiệu sơ lược về quá trình phát triển của quản lý chất lượng, các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, giúp chúng ta hiểu rõ về hệ thống chất lượng, chính sách chất lượng, tổ chức ISO và hệ thống Quản lý chất lựơng ISO 9001:2008, cũng như kinh nghiệm từ việc áp dụng ISO 9001:2008 đồng thời định hương lựa chọn cơ sở và mô hình để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng hiểu được thực trạng về hệ thống chất lượng và chính sách chất lượng tại Công Ty Cổ Phần Long Hiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày đặc thù hoạt động quản lý chất lượng trong ngành nông nghiệp.