Đặc điểm của hoạt động bán hàng

2.2. Đặc điểm của hoạt động bán hàng.

Hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá vật chất trong nền kinh tế tạo ra tiền đề và cơ hội cho sự hình thành và phát triển một lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại. Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá để bán lại hàng hoá đó và kiếm lời. Nhà sản suất chế tạo ra sẩn phẩm để bán.  (ThS. Hà Thị Thùy Dương, 2009).

Khi bán sản phẩm của mình nhà sản xuất có thể lựa chọn:

+ Bán trực tiếp (tự bán) cho người tiêu thụ.

+ Bán qua người trung gian và người trung gian tiếp tục bán cho người tiêu thụ.

Người tiêu dùng (hộ tiêu dùng) cần có sản phẩm của nhà sản xuất để thoả mãn nhu cầu của mình.

Họ cũng có thể lựa chọn hai khả năng khác nhau để có (mua) sản phẩm:

+ Mua trực tiếp từ nhà sản xuất.

+ Mua qua người trung gian.

Hoạt động bán hàng phải kích thích, gợi mở được nhu cầu của thị trường về hàng hoá mà doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh nhằm khai thác triệt để nhu cầu của thị trường.

Quá trình bán hàng phải hướng tới mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng phải phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh và kích thích được khả năng sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của doanh nghiệp.

Hoạt động bán hàng phải đảm bảo nâng cao được uy tín và không ngừng nâng cao uy tín của sản phẩm cũng như của Công ty.

Hoạt động bán hàng phải được tổ chức một cách khoa học hợp lý có kế hoạch. Phân công vụ thể và thường xuyên được theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Hơn thế nữa phải biết tổ chức một cách khoa học và nghệ thuật trong quá trình tổ chức hoạt động bán hàng

 Trên đây là một số nội dụng mẫu báo cáo tốt nghiệp mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài Đặc điểm của hoạt động bán hàng., các bạn có thể liên hệ Thuê viết báo cáo tốt nghiệp

Rate this post