Để nhập khẩu vào cảng nước ta, cần phải xuất trình các giấy tờ, chứng từ các thứ cần thiết để hàng hóa được hải quan kiểm tra duyệt qua mới được lưu thông.
Vì thế mà các bạn mua đồ taobao đa số hàng đều nằm ở hải quan đều là vậy á, tất cả hàng vào cảng việt nam đều cần được giữa lại ở hải quan kiểm tra rồi mới được vận chuyển tới địa chỉ cần tới. Có những hàng hóa mãi vẫn nằm ở hải quan thì hàng đó chưa xuất đủ chứng từ, giấy tờ và qua được các bước kiểm duyệt của hải quan.
Và bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ với các bạn về Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cho các bạn tham khảo
Lưu Ý : bên mình có dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập dành cho các bạn sinh viên có nhu cầu. Nhay tay liên hệ với mình qua sđt / zalo : 0909232620 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé
Quy trình thủ tục hải quan thường được ban kèm theo bởi một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông thường là quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.
Trước ngày 28/3/2014 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại do cơ quan hải quan thực hiện theo quyết định 3046/QĐ-TCHQ, từ sau 28/3/2014 thì áp dụng theo quy trình 988/QĐ-TCHQ. Nhìn chung các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa gồm năm bước:
Mục lục
Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu
- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử.
a. Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp (chuẩn dữ liệu, tỷ giá tính thuế …), Hệ thống sẽ tự động phản hồi cho người khai hải quan “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó hướng dẫn người khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do;
b. Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan phù hợp, Hệ thống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” cho người khai hải quan trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉ dẫn và kết quả phân luồng tờ khai.
Trường hợp luồng 1 – xanh, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 4 của Quy trình; các luồng còn lại, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 2 của Quy trình.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan
Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
– Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ thông qua màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai .
– Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng. Việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.
Trách nhiện của công chức hải quan:
– Việc kiểm tra hồ sơ hải quan do công chức Hải quan thực hiện đối với toàn bộ bộ hồ sơ hải quan điện tử.
– Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra thông tin tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy.
– Nội dung kiểm tra: Công chức hải quan kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ, kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.
Xem Thêm ==> 45+ Đề tài báo cáo thực tập ngành Ngoại Thương, Xuất nhập khẩu
Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:
– Trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý. Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan và làm tiếp thủ tục theo quy định(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
– Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ thông tin để xác định hành vi vi phạm thì công chức yêu cầu người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”.
Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp:
+ Trường hợp thông quan:
– Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục trừ lùi: Thực hiện trừ lùi trên bản chính các Danh mục trừ lùi đã đăng ký;
– Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;
– Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ.
+ Trường hợp giải phóng hàng;
– Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt lấy mẫu (nếu có) tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và đề xuất cho phép giải phóng hàng trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)

– Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt, hoàn thành việc kiểm tra thông quan – Căn cứ kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại, công chức kiểm tra hồ sơ xác định chính xác số thuế phải nộp, đề xuất Chi cục trưởng thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;
– Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai của người khai hải quan theo đúng thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại. Nếu phù hợp công chức cập nhật kết quả vào Hệ thống. Nếu không phù hợp đề nghị người khai hải quan thực hiện điều chỉnh .Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo, người khai hải quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thông để ấn định thuế
+ Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản:
– Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan”, đồng thời cập nhật lý do không chấp nhận đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ;(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
– Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:
– Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp nhận đưa hàng về bảo quản;
– Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Đưa hàng về bảo quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan.
– Sau khi có kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành, nếu lô hàng đủ điều kiện được phép nhập khẩu, công chức kiểm tra hồ sơ xác nhận hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ. Nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành. Trường hợp người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không đúng thời hạn quy định tiến hành lập Biên bản vi phạm, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra hàng hóa, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và chuyển hồ sơ sang Bước 3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tính lại thuế trên cơ sở hồ sơ Bước 3 chuyển về, thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan”. Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo sửa đổi, bổ sung và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung và ấn định thuế và thực hiện tiếp các thủ tục.
Xem Thêm ==> Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thực phẩm ra thị trường nước ngoài của các DN Việt Nam hiện nay
Đối với tờ khai khai vận chuyển kết hợp được phân luồng đỏ, sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hợp lệ, công chức Bước 2 cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, đồng thời cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thống e-Customs để Bước 3 thực hiện kiểm tra. Thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, đề xuất Chi cục trưởng quyết định lựa chọn 01 địa điểm kiểm tra tập trung thuộc địa bàn của Cục Hải quan để yêu cầu Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm kiểm tra tập trung thực hiện kiểm hóa. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, lập 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo Mẫu số 9 Phụ lục kèm theo Quy trình này. Niêm phong hồ sơ hải quan bao gồm: 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa và toàn bộ hồ sơ hải quan sao y bản chính, giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngay sau khi bàn giao hồ sơ cho người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tiến hành fax Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa đến Chi cục nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
- Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
– Phân công công chức hải quan trực tiếp thực hiện, số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
– Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra; phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng. Việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.
+ Trách nhiệm của công chức hải quan:
Hình thức kiểm tra: Do công chức hải quan trực tiếp thực hiện, bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, bằng các biện pháp nghiệp vụ khác.
Mức độ kiểm tra: Miễn kiểm tra, kiểm tra một phần lô hàng tới toàn bộ lô hàng
Nội dung kiểm tra: Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật và các biện pháp nghiệp vụ khác. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hàng hóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hình tương ứng.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với các quy định của pháp luật, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế. Trong trường hợp Hệ thống có đưa ra các tiêu chí nhằm mã hóa kết quả kiểm tra, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa phải xác nhận kết quả kiểm tra theo các tiêu chí này và cập nhật đầy đủ vào Hệ thống.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan điện tử phải thực hiện kiểm tra hàng hóa tại địa điểm thuộc địa bàn quản lý của
Chi cục nhưng khác địa điểm đăng ký tờ khai mà địa điểm đó chưa có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” sau đó cập nhật kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống.
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định hiện hành và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyết định (trường hợp hàng thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển toàn bộ hồ sơ về Bước 2 để tính lại thuế).
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
– Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;
– Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa
– Trường hợp tờ khai có đề nghị giải phóng hàng, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định về giải phóng hàng theo quyết định 988/QĐ-TCHQ.
– Trường hợp tờ khai có yêu cầu mang hàng hóa về bảo quản, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo các công việc như quy định đối với việc mang hàng về kho bảo quản theo quyết định 988/QĐ-TCHQ.
- Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ.
Ở bước này công chức hải quan sẽ thực hiện việc thu thuế nhập khẩu; xác nhận hàng hóa đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về kho bảo quản và hoàn chỉnh hồ sơ với những bộ hồ sơ hải quan còn nợ hoặc thiếu những chứng từ được phép chậm nộp.
– Thu thuế(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Hệ thống tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.
Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế nhưng thông tin về việc thanh toán thuế chưa được cập nhật kịp thời trên
Hệ thống thì công chức hải quan căn cứ bản chỉnh chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình (lưu 01 bản chụp có xác nhận của người khai hải quan) để xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế
– Xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ
Trên cơ sở xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên Hệ thống, công chức được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ tiến hành in 02 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của 01
Tờ khai in giao cho người khai hải quan, lưu 01 Tờ khai in cùng hồ sơ hải quan của lô hàng.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống VNACCS, công chức được giao nhiệm vụ in 01 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luồng xanh trên Hệ thống e-Customs, đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của Tờ khai in. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, in Bảng kê số container đính kèm tờ khai và đóng dấu giáp lai toàn bộ Bảng kê với Tờ khai in giao cho người khai hải quan để xuất trình tại khu vực giám sát. Nhận lại Tờ khai xuất khẩu đã được xác nhận qua khu vực giám sát do người khai hải quan xuất trình để cập nhật vào Hệ thống e-Customs.
Trường hợp Hệ thống tại khu vực giám sát gặp sự cố, in Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng của tờ khai quy định tại
- Bước 5 dưới đây, ký tên, đóng dấu công chức để đính kèm tờ khai bản in giao người khai hải quan.
– Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ của các lô hàng đã được “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản”, mà còn nợ các chứng từ được phép chậm nộp thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.
Công chức hải quan đã giải quyết thủ tục cho lô hàng tại các Bước 2, Bước 3 có trách nhiệm tiếp nhận các chứng từ chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra việc hoàn chỉnh của hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Bước 6: Quản lý hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan.
Trong bước này công chức hải quan sẽ phải thực hiện các công việc sau:
Việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu vực giám sát hải quan được thực hiện trên Hệ thống e-Customs tại Văn phòng
Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát thực hiện. Trong trường hợp Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát không phân chia thành Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát, hoặc không có Đội giám sát chuyên trách thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát chịu trách nhiệm phân công công chức phù hợp thực hiện.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Trách nhiệm của Văn phòng Đội giám sát
+ Nội dung kiểm tra:
– Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải xuất trình
– Kiểm tra thông tin khai báo về chi tiết số hiệu container tại chỉ tiêu “Số đính kèm khai báo điện tử” đối với hàng hóa nhập khẩu được đóng trong container vận chuyển bằng đường biển.
+ Xử lý kết quả kiểm tra;
– Nếu kiểm tra phát hiện thông tin khai báo không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc diện phải nộp, xuất trình, công chức giám sát tùy theo từng trường hợp hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh, bổ sung hoặc xử lý theo quy định.
– Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: Cập nhật số hiệu container sẽ qua khu vực giám sát (đối với hàng hóa nhập khẩu bằng container) hoặc số hiệu kiện hoặc số hiệu của phương tiện chứa hàng thuộc tờ khai sẽ qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (tại tiêu chí “Số container”),
Đối với tờ khai hàng hóa nhập khẩu được phân luồng xanh công chức giám sát tiến hành in 01 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông quan trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên Tờ khai in giao cho người khai hải quan.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Trách nhiệm của Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát
Xem Thêm ==> Cơ Sở Lý Luận Về Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đường Biển
– Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng với danh sách số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng do Văn phòng Đội giám sát cập nhật trên Hệ thống e-Customs; tình trạng niêm phong hãng tàu, tình trạng niêm phong hải quan. Sử dụng máy đọc số container để kiểm tra, đối chiếu nếu đã được trang bị;
– Xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs trên cơ sở xác nhận của Văn phòng Đội giám sát. Riêng đối với hàng hóa vận chuyển bằng container hoặc chia thành nhiều chuyến thì xác nhận theo từng container hoặc theo từng chuyến hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs.
Trong trường hợp gặp sự cố như: Hệ thống tại Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát gặp sự cố không thể tra cứu được thông tin hay trường hợp Hệ thống tại Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát gặp sự cố thì công chức hải quan xem hướng dẫn chi tiết trong quyết định 988/QĐ-TCHQ.
Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống VNACCS(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Nội dung kiểm tra
– Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan xuất trình, kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan;
– Đối chiếu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu in có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai do người khai hải quan xuất trình, Bảng kê số container với hàng hóa làm căn cứ để xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát.
Xử lý kết quả kiểm tra:
– Công chức hải quan giám sát sau khi kiểm tra nếu phù hợp thì đóng dấu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” theo mẫu dấu quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào phía dưới dấu xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho người khai hải quan nộp lại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
– Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, công chức hải quan giám sát báo cáo Chi cục trưởng xem xét giải quyết cụ thể theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định hiện hành.
Trước khi áp dụng quy trình 988/QĐ-TCHQ thì bước 5 trong quy trình thủ tục hải quan sẽ là bước phúc tập hồ sơ hải quan( áp dụng quyết định 3046/QĐ-TCHQ).
Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các chứng từ của bộ hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu đã thông quan nhằm xác định việc tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan và công chức trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Việc kiểm tra phúc tập những hồ sơ do hệ thống lựa chọn và cảnh báo phải được thực hiện ngay trong ngày đăng kí tờ khai.Những trường hợp còn lại phải được phúc tập trong thời gian sớm nhất.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Nếu không phát hiện vi phạm thì chuyển đến các khâu nghiệp vụ tiếp theo.
Nếu phát hiện ra dấu hiệu vi phạm thì công chức hải quan phải trao đổi với hải quan khu vực giám sát xác định xem hàng có còn trong khu vực giám sát hải quan hay không
– Nếu hàng còn trong khu vực giám sát: Đề xuất lãnh đạo dừng thông quan thông qua chức năng can thiệp đột xuất trên hệ thống,đồng thời fax ngay đến hải quan giám sát và người khai hải quan.
– Trường hợp lô hàng ra khỏi khu vực giám sát: Chuyển thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm quản lý rủi ro, điều tra chống buôn lậu, Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để thực hiện các bước tiếp theo.
Khái niệm, nguyên tắc, vai trò về quy trình thủ tục hải quan
- Khái niệm về quy trình thủ tục hải quan
Quy trình thủ tục hải quan: Là trình tự các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
Hay nói cách khác, quy trình thủ tục hải quan là trình tự các thao tác nghiệp vụ mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nguyên tắc thực hiện quy trình thủ tục hải quan
Nguyên tắc thực hiện quy trình thủ tục hải quan là những tư tưởng chỉ đạo mà người khai hải quan và công chức hải quan phải tuân thủ khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa và phương tiện vận tải.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan cả người khai hải quan và công chức hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
– Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan.
– Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
– Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Vai trò của quy trình thủ tục hải quan đối vời hàng hóa nhập khẩu thương mại
Quy trình thủ tục hải quan nói chung hay quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu thương mại nói riêng đều có các vai trò sau:
Thứ nhất, quy trình thủ tục hải quan đảm bảo tính thống nhất về thủ tục hải quan trong toàn ngành. Tính thống nhất về thủ tục hải quan thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống văn bản; phải thống nhất từ quy định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình; phải thống nhất trong cách xử lý; thống nhất trong các Chi cục, các Cục, trong toàn quốc; thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây truyền làm thủ tục hải quan; thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan trong cả nước, không cho phép thủ tục hải quan làm ở địa điểm này khác với ở địa điểm khác. Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các thao tác nghiệp vụ mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy một trong những vai trò của quy trình thủ tục hải quan là đảm bảo tính thống nhất về thủ tục hải quan trong toàn ngành.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Thứ hai, quy trình thủ tục hải quan là công cụ hữu ích để thực hiện quản lý nhà nước về hải quan có hiệu quả. Quản lý nhà nước về hải quan là sự quản lý của nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của các tổ chức, cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó theo những mục tiêu định hướng nhất định. Quy trình thủ tục hải quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy định về trình tự các công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải. Như vậy, việc ban hành quy trình thủ tục hải quan giúp cho nhà nước quản lý đối với hoạt động của cơ quan hải quan và hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải có hiệu quả hơn.
Thứ ba, quy trình thủ tục hải quan là cơ sở ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện quy trình. Khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan, chủ thể thực hiện đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, cụ thể đó là pháp luật hải quan. Pháp luật hải quan là pháp luật công, do vậy các chủ thể chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép. Sự cho phép này thể hiện ở quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Và trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục hải quan, các chủ thể đều phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Nếu không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định đó đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Cụ thể, công chức hải quan vơi tư cách thi hành công vụ nhà nước, do vậy căn cứ vào mức độ lỗi nặng hay nhẹ có thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây ra thiệt hại cho chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.(Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu)
Xem Thêm ==> [Cách làm + Bài Mẫu] Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Nguyên CONTAINER Bằng Đường Biển
Thứ tư, quy trình thủ tục hải quan giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Trong thực tế ở Việt Nam, hoạt động ngành Hải quan rất phong phú và đa dạng, nhưng những hoạt động chủ yếu của Hải quan bao gồm các hoạt động về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và quản lý về hải quan. Nếu việc xây dựng quy trình hải quan hợp lý, vận dụng quy trình đúng và linh hoạt sẽ giúp cho hoạt động của ngành hải quan đạt hiệu quả hơn như: Tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu….Ngoài ra quy trình thủ tục hải quan còn ảnh hưởng lớn tới cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu quy trình thủ tục hải quan hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan từ đó không những giúp DN giải phóng hàng nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí lưu kho, lưu bãi… mà còn tránh cho DN phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hơn nữa, quy trình thủ tục hải quan đơn giản hài hoà, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thống nhất và hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Thứ năm, quy trình thủ tục hải quan là khung pháp lý chuẩn về hành vi ứng xử của công chức hải quan khi thực hiện các nghiệp vụ hải quan để thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải. Do quy trình thủ tục hải quan do cơ quan nhà nước ban hành và một trong những nội dung của quy trình thủ tục hải quan là quy định trách nhiệm cụ thể, hướng dẫn các thao tác nhiệp vụ cụ thể cho công chức hải quan ở từng khâu, từng bước cụ thể khi thực hiện thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải.
Các bước Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu mình đã chia sẻ đến với các bạn sinh viên ngành ngoại thương. Các bạn sinh viên năm nhất tham khảo những bài viết mình chia sẻ trên để có thêm kiến thức và để hoàn thành tốt quá trình học của mình nhé. Chúc các bạn sinh viên hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình
Những bạn có nhu cầu viết thuê tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận thì liên hệ mình nhé zalo : 0909232620 để được tư vấn ngay nhé