Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
5/5 - (10 bình chọn)

Để đánh giá được 1 doanh nghiệp chúng ta cần phải dựa theo các chỉ tiêu đã được đề ra, dựa vào đó mới đánh và nhận xét doanh nghiệp.

Và dưới đây là Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp mà mình sẽ chia sẻ với các bạn, các bạn tham khảo nhé

Lưu Ý : ngoài việc mình đam mê viết blog tâm sự với các bạn sinh viên thì mình còn có đam mê là viết báo cáo tốt nghiệp, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, mình tự tin rằng mình sẽ hỗ trợ các bạn sinh viên vượt qua khó khăn khi viết bài. Liên hệ ngay sđt / zalo : 0909232620


Mục lục

 Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm

Theo định nghĩa của công ty Moody’s, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là một đánh giá về vị thế hiện tại và dự báo tương lai của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ. Từ đó đưa ra các quan điểm về mức độ uy tín của nhà phát hành đối với các khoản trách nhiệm về tài chính, các loại đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu. Dựa trên các quan điểm này, nhà đầu tư có thể làm cơ sở đưa ra quyết định đầu tư tùy thuộc vào mức độ chịu đựng rủi ro của bản thân. Nhà phát hành thông qua các loại chứng khoán, công cụ cho vay để huy động vốn trên thị trường. Rủi ro ở đây là rủi ro vỡ nợ của nhà phát hành, bị phá sản hay thiếu khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi do sử dụng tiền huy động không hiệu quả không tạo được đủ thặng dư. Nói một cách rộng hơn, xếp hạng tín nhiệm là việc một chuyên gia bên thứ ba dựa trên việc tổng hợp các thông tin tài chính của doanh nghiệp đánh giá về rủi ro một khoản đầu tư.(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

Xếp hạng tín nhiệm không bao gồm việc xác định giá trị thị trường của khoản đầu tư cũng như sự biến động trong tương lai của khoản đầu tư đó. Việc xếp hạng tín nhiệm được xây dựng trong mối quan hệ mật thiết giữa quá khứ, hiện tại để trên cơ sở đó đưa ra mức độ an toàn của chứng khoán trong tương lai. Nó vừa chứa đựng ý kiến khách quan lẫn chủ quan của chuyên gia xếp hạng, vì vậy đây không phải là một khuyến nghị mua, bán hay giữ lại một khoản đầu tư. Một sự xếp hạng cao không đồng nghĩa với việc mang lại khoản lợi nhuận đầu tư tốt hơn một sự xếp hạng tín nhiệm thấp hơn.

Đối tượng xếp hạng tín nhiệm

Theo Moody’s và S&P, có 4 đối tượng xếp hạng tín nhiệm chính

Thứ nhất là xếp hạng nợ: đối với các khoản đầu tư dài hạn như trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.

Thứ hai là xếp hạng đối với nhà phát hành: các cấp xếp hạng đánh giá khả năng của các nhà phát hành về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính cho nhà đầu tư.

Thứ ba là xếp hạng đối với tiền gởi ngân hàng: các cấp xếp hạng đánh giá khả năng trả cả gốc và lãi của các ngân hàng cả đồng nội tệ lẫn ngoại tệ.(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

Thứ tư là xếp hạng quốc gia: bao gồm các đánh giá về tình trạng kinh tế, hệ thống chính trị, hệ thống tài chính và rủi ro pháp lý phát sinh từ việc kinh doanh tại một quốc gia cụ thể và ảnh hưởng đến chất lượng tín nhiệm của một doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp

  •  Chỉ tiêu phi tài chính

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, chu kỳ kinh doanh, áp lực cạnh tranh trong ngành, các nguồn cung ứng nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành trong tương lai. Những lĩnh vực đang phát triển, có mức tăng trưởng cao thì mức độ tín nhiệm cũng sẽ cao hon so với những lĩnh vực đang trong thời kỳ suy thoái.

XEM THÊM ==> Đề Cương Chi Tiết Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp

Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, bạn hàng

Chỉ tiêu này phản ánh trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, bạn hàng, doanh nghiệp có thanh toán đúng hạn và đầy đủ theo cam kết hay không. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ đó cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh doanh hiệu quả.

Trình độ quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhạy bén trong hoạt động kinh doanh,… Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.

Yếu tố vĩ mô(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài khóa, sự mở cửa thị trường…

  •  Chỉ tiêu tài chính

Các tỷ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nợ

Khả năng thanh toán lãi vay

Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp
Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp

Khả năng thanh toán tổng quát

Các tỷ số hiêu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay các khoản phải thu(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

Các tỷ số kết cấu tài chính

Tỷ số nợ

Tỷ số tự tài trợ

Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Các sản phẩm của công ty định mức tín nhiệm

Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới. Hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm trên thế giới rất đa dạng với nhiều hình thức sản phẩm và dịch vụ khác nhau

Cung cấp thông tin tín nhiệm doanh nghiệp

Thông tin tín nhiệm doanh nghiệp là những thông tin ngắn gọn, chính xác được kiểm chứng bởi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín. Thông tin tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm của một cá nhân, một doanh nghiệp, một ngành nghề hay một quốc gia. Thông tin tín nhiệm doanh nghiệp giúp các nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh.(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

Cung cấp thông tin tín nhiệm doanh nghiệp là một loại hình dịch vụ mà các công ty định mức tín nhiệm có nghĩa vụ sẽ thường xuyên định mức tín nhiệm các công ty có yêu cầu được định mức xếp hạng nhằm phục vụ cho nhà đầu tư của công ty. Trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, công ty định mức tín nhiệm sẽ luôn cập nhật thông tin, theo sát các công ty để theo dõi những sự kiện có ý nghĩa hoặc những sự phát triển có ảnh hưởng tới kết quả định mức nhằm đảm bảo quá trình xếp hạng một cách chính xác. Ít nhất một năm một lần, tổ chức xếp hạng sẽ đánh giá lại mỗi công ty. Bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giám sát công ty định mức tín nhiệm đều có thể công bố ra công chúng hai loại thông tín

  • Cảnh báo tín nhiệm

Là lời cảnh báo cho công chúng rằng đã xảy ra một sự kiện nào đó hoặc là về điều kiện kinh doanh hoặc là một sự kiện trong công ty mà có thể ảnh hưởng đến uy tín tài chính của công ty. Cảnh báo tín nhiệm có nghĩa là công ty định mức tín nhiệm sẽ đánh giá các sự kiện này là tích cực, tiêu cực hay đang phát triển phụ thuộc vào các tình huống cụ thể. Định mức tín nhiệm ngay thời điểm đó vẫn còn hiệu lực cho đến khi công ty xếp hạng tín nhiệm có đánh giá cụ thể.(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

  • Cập nhật tín nhiệm

Là việc xem xét lại bảng xếp hạng tín nhiệm đã ban hành trước đó. Bảng mới được công bố sau khi công ty định mức đánh giá được ảnh hưởng của sự kiện có ý nghĩa và nó bao gồm những thông tin bổ sung cho bảng xếp hạng trước đó. Cập nhật tín nhiệm và công bố tín nhiệm có thể làm tăng điểm hoặc hạ điểm doanh nghiệp hoặc bị hủy bỏ.

Đánh giá tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp

Đây là dịch vụ chính của loại hình kinh doanh tín nhiệm doanh nghiệp. Đánh giá tín nhiệm là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới, ở hầu hết các nước phát triển và một vài nước trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là một dịch vụ hết sức cần thiết đối với nền kinh tế thị trường.

Xếp hạng tín nhiệm là một phần của quá trình cung cấp thông tin tín nhiệm doanh nghiệp thông qua các giai đoạn thu thập, sàng lọc, chia nhóm, phân tích, đánh giá, so sánh và cho điểm các thông tin tín nhiệm để xếp hạng các doanh nghiệp theo các cấp độ khác nhau. Mục đích của iệc này là đưa ra quan điểm về khả năng thực hiện một nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp thường sử dụng vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà đầu tư, các ngân hàng hay từ tín dụng thương mại của nhà cung cấp.(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

XEM THÊM ==> Tài chính doanh nghiệp là gì? Đặc Điểm, Vai Trò

Khi tham gia đánh giá tín nhiệm, doanh nghiệp sẽ được nhận những thông tin đánh giá đọc lập, khách quan về tình hình tài chính, khả năng thanh toán nợ. Mặt khác, các doanh nghiệp còn có thể nhận được dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý, quan hệ công chúng,… Tuy nhiên, để có thể đánh giá tín nhiệm một doanh nghiệp, các tổ chức xếp hạng phải phải dựa trên hai chỉ tiêu là tài chính và phi tài chính. Có hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp để có thể đưa ra bảng kết quả xếp hạng cho mức độ tín nhiệm doanh nghiệp.

Chỉ tiêu tài chính bao gồm các tỷ số được lập dựa trên các con số trên báo cáo tài chính, được các chuyên gia tính toán chính xác và so sánh với doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ tiêu phi tài chính bao gồm rất nhiều chỉ tiêu như những thông tin iên quan đến giám đốc, ISO, thương hiệu, uy tín trên thương trường, xu thế ngành,….(Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp)

Những chỉ tiêu tài chính sẽ được lượng hóa, những chỉ tiêu phi tài chính sẽ được xem xét thông qua các chuyên gia trong ngành nghề đó. Và nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thông tin về tình hình tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ chức định mức. Ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại các thông tin một cách chính xác.


Trên là bài viết về Các chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá doanh nghiệp được mình chia sẻ với các bạn sinh viên. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Chúc các bạn sinh viên hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình nhé. Những bạn có nhu cầu viết thuê báo cáo thực tập liên hệ zalo: 0909232620

DANH MỤC DỊCH VỤ

Contact Me on Zalo