Cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp điểm cao, làm sao đạt điểm cao? Một trong câu hỏi mà các bạn sinh viên khi chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập đều đặt ra và tìm kiếm câu trả lời khắp mọi nơi. Ở bài viết này, Baocaothuctap.net chia sẻ đến các bạn sinh viên Mẹo Viết Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Đạt Điểm Cao được các bạn Sinh viên trường Cao đẳng Công Thương TPHCM ap dụng. Đã được nhiều điểm cao, được giáo viên đánh giá tốt bài viết.
Qua bài viết này, các bạn sinh viên các trường Đại Học, Cao Đẳng có thể tham khảo để chuẩn bị viết bài. Trong bài viết này, có chia sẻ kinh nghiệm chọn đề tài sao cho phù hợp với ngành nghề, công ty bạn thực tập. Cũng có chia sẽ các bước làm bài báo cáo thực tập để nộp giáo viên.
Trong quá trình viết bài, nếu bạn nào gặp phải khó khăn hoặc có nhu cầu thuê người viết báo cáo tốt nghiệp. Thì hãy sử dụng Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Tốt Nghiệp bằng cách liên hệ:
1: Yêu cầu viết báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐH Cao Đằng Công Thương TPHCM
1.1. Đối với sinh viên
– Hiểu và vận dụng kiến thức chuyên môn về ngành nghề học và những kiến thức bổ trợ liên quan.
– Tìm hiểu thực tiễn về nội dung đã học và những vấn đề có liên quan.
– Phân tích, đánh giá và nhận xét về thực tiễn và lý thuyết. Giải thích sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết áp dụng tại các đơn vị, trên cơ sở lý luận (lý thuyết) và điều kiện thực tế của đơn vị, doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan.
– Sinh viên chấp hành các quy định của đơn vị thực tập, quy định của nhà trường và giáo viên hướng dẫn. Sinh viên phải tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn tại đơn vị thực tập trong quá trình thực tập, nghiên cứu và trình bày kết quả trong báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1.2. Đối với Giảng viên hướng dẫn
– Hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập.
– Hướng dẫn cho sinh viên về quy trình tìm hiểu thực tiễn đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan.
– Kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên, gặp và trao đổi sinh viên ít nhất 3 lần để giúp sinh viên thực hiện đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn viết báo cáo thực tập.
– Hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học.
– Đánh giá đúng đắn và chính xác kết quả thực tập của sinh viên và chịu trách nhiệm về kết quả và quá trình thực tập của sinh viên.
2: Nguyên Tắc, Phương Pháp Viết Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
2.1. Nguyên tắc viết báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyên tắc 1: Trong sáng có nghĩa là tránh những câu văn rườm rà, những từ khó hiểu.
Nguyên tắc 2: Đơn giản có nghĩa là dùng từ ngữ dễ hiểu, chính xác và câu văn ngắn.
Nguyên tắc 3: Chính xác có nghĩa là định lượng hóa nội dung thông tin. Tránh những từ ngữ mù mờ.
Nguyên tắc 4: Khách quan có nghĩa là tránh giả định, những câu văn không có chứng cứ.
Nguyên tắc 5: Logic có nghĩa cấu trúc đề tài phải sắp xếp có mối liên hệ có trước sau, khúc chiết.
2.2. Phương pháp viết báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về đơn vị thực tập
– Tên, loại hình doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh
– Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị.
– Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động SXKD của đơn vị.
– Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị.
Bước 2. Tìm hiểu thông tin về vị trí sinh viên tham gia thực tập
– Giới thiệu chung về vị trí tham gia thực tập.
– Đặc điểm, yêu cầu của công việc.
Bước 3. Nghiên cứu tài liệu
Sinh viên tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu các nội dung sau:
– Nghiên cứu về lý thuyết đã học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp lý, sách giáo khoa, tạp chí, internet,…
– Các thông tin, tài liệu liên quan đến vị trí công tác.
– Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề của đơn vị, thông qua tài liệu thu thập.
Bước 4. Phương pháp thu thập tài liệu
Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên thu thập các thông tin, ghi chép nhật ký thực tập các thu hoạch liên quan đến toàn bộ quá trình thực tập giúp cho sinh viên trình bày trong báo cáo thực tập vào cuối đợt thực tập.
Sinh viên thực tập tốt nghiệp cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị liên quan đến công việc thực tập của mình. Đồng thời cần thường xuyên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập thông tin thích hợp. Sau đây là một số cách thức thu thập thông tin cần thiết:
– Tìm hiểu, tham khảo các văn bản, tài liệu… liên quan đến đơn vị, đến nội dung đề tài đề cập đến.
– Phỏng vấn trực tiếp người liên quan (Nên chuẩn bị sẵn trước các câu hỏi ở nhà, có thể ghi ra giấy để tiết kiệm thời gian).
– Tham gia trực tiếp vào các quá trình công việc.
– Thu thập các tài liệu, các mẫu biểu liên quan đến đề tài.
– Ghi chép nhật ký thực tập.
Bước 5. Tiếp cận công việc thực tế
Sau khi đã có hiểu biết nhất định về quy trình, phương pháp thực hiện tại đơn vị thực tập thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tiếp cận thực tế sẽ giúp sinh viên hiểu được và trực tiếp làm quen với quy trình và những nội dung công việc thực tế, giúp sinh viên làm quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại đơn vị.
Cuối đợt thực tập, sinh viên phải hoàn thành viết báo cáo thực tập, đánh giá kiến thức và kỹ năng sinh viên thu thập được qua quá trình thực tập.
3. Nội Dung, Quy Trình Viết Báo Cáo Thực Tập
3.1. Nội dung cơ bản báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn và đơn vị thực tập.
Sinh viên phải gắn kết được lý luận với thực tế tại đơn vị thực tập.
Đề tài sinh viên lựa chọn và viết báo cáo tốt nghiệp liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị thực tập và nghề đào tạo.
Tình hình thực tế tìm hiểu ở đơn vị thực tập theo chủ đề nghiên cứu đã chọn, gồm:
– Giới thiệu sơ lược về đơn vị thực tập, tình hình chung về tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Công trình mà sinh viên được tham gia nghiên cứu.
– Tình hình tổ chức và thực trạng có liên quan đến quá trình thực tập, phù hợp với chủ đề nghiên cứu đã chọn.
– Nhận xét, đánh giá. Có thể trình bày thêm kiến nghị các giải pháp (nếu có).
3.2. Quy trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bước 1: Chọn đề tài
– Tránh: chọn đề tài thật “kêu”, song: lực bất tòng tâm, bơi trên bể kiến thức, quá mới lạ.
– Nên: chọn cái người ta đang cần đến, hướng đến, bàn đến. Tóm lại, tiện và lợi. Yêu cầu của bước này đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp phải thỏa mãn ba yếu tố sau:
+ Tính thực tiễn.
+ Tính tiên tiến.
+ Phạm vi của đề tài (không gian, thời gian, kiến thức)
Ví dụ: Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Cao đẳng Công thương TP.HCM trong học chế tín chỉ”.
Đề tài thỏa mãn 3 yếu tố:
+ Tính thực tiễn (chất lượng tự học của sinh viên)
+ Tính tiên tiến (học chế tín chỉ)
+ Phạm vi của đề tài (không gian: Khoa Quản trị kinh doanh – Cao đẳng Công thương TP.HCM)
– Trong thời gian thực tập để viết báo cáo tốt nghiệp sinh viên có thể tự chọn đề tài viết Khóa luận tốt nghiệp trên cơ sở lĩnh vực mà mình am hiểu nhiều nhất hoặc muốn thử sức mình khám phá, giải quyết vấn đề thực tế mà sinh viên cho là có giá trị, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
Bước 2: Viết đề cương tóm tắt
– Sau khi được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn về tên đề tài, sinh viên tiến hành viết đề cương sơ bộ và gặp trực tiếp giáo viên để giáo viên góp ý kiến.
Yêu cầu giảng viên gởi danh sách tên đề tài theo mẫu về địa chỏ email của khoa.
Yêu cầu sinh viên cần xác định những nội dung cơ bản cần phải thực hiện cho đề tài như: cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, các đề xuất với những suy nghĩ của mình thật cụ thể và rõ ràng.
Bước 3: Viết đề cương chi tiết
– Sau khi có được những góp ý của giáo viên ở bước 2 sinh viên sẽ viết đề cương chi tiết gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý kiến, chỉnh sửa. Yêu cầu của bước này sinh viên cần xác định chi tiết nội dung từng chương, bám sát mục tiêu đề tài để viết cụ thể.
Bước 4: Viết bản nháp báo cáo tốt nghiệp
– Sau khi giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa sinh viên viết bản nháp với đầy đủ các nội dung yêu cầu đối với một báo cáo tốt nghiệp, ít nhất 40 – 50 trang đánh máy A4. Yêu cầu của bước này sinh viên phải viết bản nháp nộp cho giáo viên hướng dẫn trước 1 tuần so với thời điểm kết thúc thực tập để giáo viên đọc và góp ý kiến.
Bước 5: Hoàn tất bản báo cáo thực tập tốt nghiệp
– Sau khi được sự chấp thuận của giáo viên, sinh viên sẽ hoàn tất bản chính báo cáo tốt nghiệp và nộp cho giáo viên hướng dẫn. Yêu cầu của bước này sinh viên phải được sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn để hoàn tất bản chính báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Bước 6: Nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp
– Sau khi hoàn tất báo cáo tốt nghiệp, giáo viên hướng dẫn nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên đã được phân công về văn phòng khoa. Yêu cầu của bước này giáo viên nộp báo cáo thực tập đúng thời hạn đã được ấn định trước khi triển khai đợt thực tập tốt nghiệp.