Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, Đại học Đại Nam [ Bài mẫu + Cách làm]

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
4.9/5 - (19 bình chọn)

Tải miễn phí bài mẫu Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, các bạn thực tập tại nhà thuốc, khoa dược bệnh viên, hay công ty kinh doanh sản xuất về ngành Dược. Các bạn năm cuối thực tập xong cần viết bài báo cáo thực tập của nhà trường, có thể tham khảo bài mẫu mình chia sẻ nhé!

Tuy nhiên đây là một trong những môn học được nhiều sự quan tâm của giáo viên. Các bạn cần phải làm theo các yêu cầu của khoa và sự hướng dẫn chỉnh bài từ giáo viên hướng dẫn

Sau đây là bài mẫu báo cáo thực tập ngành Dược trường Đại Nam, bài mẫu của bạn sinh viên khóa trước chia sẻ lại với Baocaothuctap.net, và hôm nay mình xin chia sẻ lại với các bạn. Bài viết được tác giả hoàn thành chỉnh chu, đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, tâm huyết để hoành thiện bài. Bài được đánh giá cao và được giáo viên hướng dẫn cho 9 điểm, hi vọng nội dung sau sẽ giúp cho các bạn thêm thông tin làm bài nhé

Nếu các bạn có nhu cầu chỉnh sửa bài, viết thuê báo cáo thực tập, các bạn nhắn tin cho mình qua zalo: 0909232620


Mục lục

Đề Cương Báo Cáo Thực Tập Ngành Dược Tại Nhà Thuốc

A- ĐẶT VẤN ĐỀ 
B – NỘI DUNG BÁO CÁO 
1. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC 
2. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC GPP 
2.1. Nhân sự 
2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật tại nhà thuốc 
3. VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨNS TẠI NHÀ THUỐC 
3.1. Các văn bản, các tài liệu chuyên môn có tại nhà thuốc 
3.2. Sổ sách, quy trình thao tác chuẩn đang sử dụng 
3.3. Các quy trình thao tác chuẩn 
4. HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC 
4.1. Nguồn thuốc 
4.2. Kiểm tra chất lượng 
4.2.1. Kiểm tra thuốc mua về 
4.2.2. Kiểm tra chất lượng thuốc 
4.3. Ghi chép sổ sách, chứng từ 
5. HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC 
5.1. Quy trình đón tiếp khách hàng 
5.3. Tư vấn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc kê đơn 
5.3. Tư vấn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc không kê đơn 
5.4. Niêm yết giá 
6. BẢO QUẢN THUỐC
6.1. Sắp xếp thuốc tại nhà thuốc 
6.2. Theo dõi chất lượng thuốc, hạn dùng của thuốc 
6.3. Kiểm kê, bàn giao 
6.4. Ứng dụng công nghệ thông tin 
7. THUỐC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 
8. DANH MỤC THUỐC KINH DOANH TẠI CƠ SỞ 
8.1. Số lượng mặt hàng 
8.2. Phân loại một số thuốc bán chủ yếu tại Nhà thuốc 
8.2.1. Theo dõi tác dụng dược lý 
8.2.2. Thuốc kê đơn 
8.2.3. Thuốc không kê đơn 
9. CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC 
9.1. Tư vấn, giám sát, hướng dẫn sử dụng thuốc 
9.2. Giám sát phản ứng có hại của thuốc tại nhà thuốc 
10. THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH GPP TẠI NHÀ THUỐC 
10.1. Niêm yết giá, hồ sơ pháp lý, số điện thoại đường dây nóng 
10.2. Việc đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn của Nhà thuốc 
10.3. Marketing của các hãng thuốc tại Nhà thuốc 
C – KẾT LUẬN 

Xem Thêm ==> Tải miễn phí bài tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc

ĐẶT VẤN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH DƯỢC TẠI NHÀ THUỐC

Trong đời sống hiện nay ngành dược việt nam luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, được sự quan tâm của nhà nước và sự ủng hộ từ cộng đồng vì vậy mà ngành dược luôn cố gắng phát triển đi lên để luôn có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành dược luôn được quan tâm, bản thân em ý thức được ngành nghề mình theo học và tìm hiểu với mong muốn được học hỏi tìm tòi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ học đi đôi với hành lí thuyết gắn liền với thực tế.
Nhà thuốc thường là nơi đầu tiên người dân tìm đến khi gặp các vấn đề sức khỏe thông thường, tìm kiếm các thông tin về dược phẩm và các lời khuyên về chăm sóc sức khỏe. Như vậy người dược sỹ có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và đưa thuốc đến tay người dân.
Báo cáo thực tập nhằm trình bày những hiểu biết, kết quả mà em được học hỏi trong quá trình thực tế, bao gồm cách sắp xếp thuốc, bảo quản thuốc, hoạt động mua thuốc, bán thuốc và tăng cường khả năng tư vấn hướng dẫn cho người mua thuốc, nắm được các quy định, nguyên tắc, tiêu chuẩn trong ngành. Thực hành kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện các chức trách nhiệm vụ của dược sĩ đại học tại vị trí được phân công.
Bài báo cáo thực tập ở nhà thuốc là kinh nghiệm tóm tắt lại quá trình học tập ở nhà trường và nhà thuốc. Với những kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các quý thầy cô.

Hiện nay, thì bạn đã biết bên mình đã có dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập về dịch vụ này thì bên mình chuyên nhận viết từ trước đến nay. Hôm nay website baocaothuctap.net của chúng tôi còn có thêm cả dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ nhận viết theo yêu cầu và đảm bảo nội dung được triển khai theo đúng hướng của đề tài, đảm bảo chất lượng từ nội dung cho đến hình thức. Nội dung được viết bằng kiến thức của chính bản than đã được học hỏi và đạt vị trí giỏi đối với nhiều chuyên ngành khác nhau,với mục đích hy vọng rằng có thể giải quyết cho các bạn sinh viên những vấn đề khó khăn mà bạn đang phải đối mặt. Niềm vui của các bạn chính là điều hạnh phúc của chúng tôi, nếu như bạn đang có cần làm một trong hai dịch vụ này thì cứ nhắn tin qua zalo 0909.232.620 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói nhanh nhất có thể nhé, giá cả chỉ bằng vài chầu ăn buffet nhưng đổi lại bài báo cáo & luận văn xịn xò, chất lượng đạt điểm cao thì e rằng đó là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và kết quả nhận lại được hoàn toàn xứng đáng.!

B – NỘI DUNG Báo cáo thực tập tại nhà thuốc

1. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC

– Tên nhà thuốc: Nhà thuốc Quốc Tuấn
– Địa chỉ: 183 Hoàng Hoa Thám, phường 6, Bình Thạnh, TP.HCM
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc: Thạc sỹ dược Nguyễn Thị Xuân Hoa.
– Phạm vi kinh doanh: Mua và bán lẻ thuốc hóa dược (bao gồm cả thuốc dạng phối hợp có chứa dươc chất gây nghiện, thuốc dạn phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc), thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, đồng vị phóng xạ, thuốc thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng theo quy định của Chính phủ).
– Nhà thuốc nằm ở phường 6 với dân cư đông đúc, có nhiều hộ dân, hộ kinh doanh và các cơ quan doanh nghiệp nên rất thuận lợi cho việc kinh doanh nhà thuốc. Nhà thuốc mở cửa từ 7h00 sáng đến 22h00 để đảm bảo có thể phục vụ người dân liên tục vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, chủ nhật.
– Hình ảnh bên ngoài nhà thuốc:

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 5049/DKKDD- HCM do Sở y tế TP.HCM cấp ngày 17/10/2013- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Số 5049/DKKDD- HCM do Sở y tế TP.HCM cấp ngày 17/10/2013

– Chứng chỉ hành nghề dược số: 03/CCHN-D-SYT-LCA do Sở y tế TP.HCM cấp ngày 24/07/2013.

– Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Số 1457/HCM/GPP do Giám đốc Sở y tế TP.HCM cấp ngày 13/02/2014. Nơi cấp: Sở y tế tp.HCM

2. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC GPP

2.1. Nhân sự

Nhà thuốc gồm có 1 DSĐH và 2 DSCĐ:
– Chủ nhà thuốc: Thạc sỹ dược Nguyễn Thị Xuân Hoa – Quản lý nhà thuốc và phụ trách về vấn đề chuyên môn của nhà thuốc. Chủ nhà thuốc đã đảm bảo có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu kinh doanh nhà thuốc bán lẻ.
Trong quá trình hoạt động, bà Nguyễn Thị Xuân Hoa chịu trách nhiệm về chủng loại và chất lượng thuốc của nhà thuốc, thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và không bán theo đơn. Trường hợp bán thuốc phải KSĐB chủ nhà thuốc đã trực tiếp bán và quản lý thuốc.
Chủ nhà thuốc cũng đã thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên và tiến hành đào tạo, hướng dẫn các DSCĐ tại nhà thuốc theo quy chế, kiến thức chuyên môn.
Chủ nhà thuốc đã đóng vai trò chính trong kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản tại nhà thuốc và quản lý về phương pháp kinh doanh tại nhà thuốc.

Xem Thêm ==> Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa dược Bệnh viện Đa khoa Kontum
– Người giúp việc: DSCĐ:… luôn mặc áo blouse và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh khi bán thuốc cho khách hàng.
Các nhân viên tại nhà thuốc chịu trách nhiệm chính trong hoạt động bán thuốc, tư vấn sử dụng thuốc và các thiết bị, thực phẩm chức năng trong nhà thuốc. Thường xuyên tiến hành kiểm nhập, kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc khi được nhập về và ghi chép sổ sách, báo cáo theo hướng dẫn của chủ nhà thuốc.
Các nhân viên trong nhà thuốc cũng chịu trách nhiệm niêm yết giá bán sản phẩm, sắp xếp và bảo quản dược phẩm tại các tủ thuốc cũng như theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày tại nhà thuốc. Trong quá trình làm việc, các nhân viên được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.

2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật tại nhà thuốc

– Diện tích và bố trí: cơ sở có diện tích 25m2. Nhà thuốc khang trang, sáng sủa trang trí đẹp mắt và vệ sinh sạch sẽ; không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào nơi trưng bày, bảo quản thuốc và luôn đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.
– Nhà thuốc có 6 tủ kính, trong đó:
+ 04 tủ thuốc tân dược
+ 01 tủ thực phẩm chức năng
+ 01 tủ mỹ phẩm.
– Nhà thuốc có 2 quầy trước mặt để tư vấn, giao dịch với khách hàng và ra lẻ thuốc.
– Có quầy tủ chắc chắn để trình bày bảo quản thuốc, cân sức khỏe, phục vụ khách hàng.
– Có khu vực để khách hàng tiếp xúc và trao đổi thông tin với nhân viên bán thuốc.
– Có vòi nước rửa tay cho nhân viên nhà thuốc và người mua thuốc.
– Có khu vực riêng để ra lẻ.
– Nội quy đại lý thuốc và bảng giá theo quy định.
– Từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược.
– Báo cáo định kỳ các loại sổ sách hàng tháng, quý, năm.
Theo quy định về cơ sở vật chất Nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP (diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải đạt từ 10m2; có đầy đủ các không gian bố trí, sắp xếp thuốc theo đúng quy định (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm…); đảm bảo các trang thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo quản thuốc. Nhà thuốc đã có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chuyên môn và sổ sách của cơ sở bán lẻ thuốc.

* Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong nhà thuốc:
* Một số hình ảnh trong nhà thuốc:
3. VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨNS TẠI NHÀ THUỐC

3.1. Các văn bản, các tài liệu chuyên môn có tại nhà thuốc

– Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2017.
– Nghị định số 54/2017 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
– Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
– Các quyết định, thông tư khác của Bộ y tế liên quan đến các hoạt động của Nhà thuốc:
Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc:
+ Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Bộ y tế “Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP”.
+ Thông tư số 07/2017/TT-BYT ngày 3/5/2017 của Bộ y tế “Ban hành danh mục thuốc không kê đơn”.
+ Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 18/9/2019 “Quy định về danh mục thuốc hiếm”.
+ Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ y tế “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 “Quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú”.
+ Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 “Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp”.
Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
+ Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế quy định về “Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc”.
Thông tin, quảng cáo thuốc:
+ Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ y tế “Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược”.
Quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
+ Thông tư số 10/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
+ Thông tư 20/2017/TT-BYTngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn về Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt;
Quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
+ Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Văn bản chuyên môn:
+ Dược thư quốc gia
+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy chế dược hiện hành
+ Nhà thuốc sử dụng máy tính nối mạng để tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc mới cập nhật, các tài liệu liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần thiết.

3.2. Sổ sách, quy trình thao tác chuẩn đang sử dụng

Nhà thuốc có đầy đủ hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, gồm sổ sách và máy tính, có phần mềm quản lý thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ sách lưu dữ liệu về bệnh nhân, về hoạt động mua bán thuốc, pha chế thuốc.
– Hồ sơ, sổ sách thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc.
– Số sách, hồ sơ được lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
+ Sổ theo dõi Nhiệt độ, độ ẩm của nhà thuốc:
+ Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng:
+ Sổ theo dõi Xuất – Nhập – Tồn thuốc kiểm soát đặc biệt:
+ Sổ theo dõi khiếu nại:
+ Sổ theo dõi xuất nhập thuốc

3.3. Các quy trình thao tác chuẩn

Các quy trình thao tác chuẩn được thể hiện dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để nhân viên áp dụng. Hiện nay, Nhà thuốc đang có các quy trình thao tác cơ bản:
STT Tên quy trình thao tác chuẩn Mã số
1 Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng SOP 01.GPP
2 Quy trình bán và tư vấn thuốc theo đơn SOP 02.GPP
3 Quy trình bán và tư vấn thuốc không kê đơn SOP 03.GPP
4 Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc SOP 04.GPP
5 Quy trình giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi SOP 05.GPP

– Các quy trình thao tác chuẩn của cơ sở do chủ nhà thuốc là bà Nguyễn Thị Xuân Hoa phê duyệt và ký ban hành.
– Nhân viên bán thuốc tại nhà thuốc đã áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình.

Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, Đại học Đại Nam [ Bài mẫu + Cách làm]
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, Đại học Đại Nam [ Bài mẫu + Cách làm]
4. HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC

4.1. Nguồn thuốc

– Nguồn mua là cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp, được phép sản xuất và phân phối dược phẩm, kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
– Nhà thuốc lựa chọn nhà cung ứng và đảm bảo đã kiểm tra thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước về y tế; qua báo, đài, truyền hình và qua trình dược viên, nhân viên bán hàng của công ty sản xuất thuốc. Trước khi quyết định nhập hàng, nhà thuốc luôn kiểm tra tư cách pháp nhân, uy tín của công ty dược; các chính sách về giá cả, phân phối, phương thức thanh toán của công ty dược.
– Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh. Cụ thể, nhà thuốc thường nhập thuốc từ các công ty dược phẩm như: CTCP Traphaco, CTCP Dược phẩm Nam Hà, CTCP Dược phẩm Hà Tây, DHG Pharma và một số nhà phân phối thuốc nhập khẩu từ các quốc gia Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ…
– Sổ sách, hồ sơ thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc lưu giữ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
– Dựa trên dự trù thuốc, các nhà cung cấp đã được nhà thuốc liên hệ sẽ cử nhân viên giao thuốc tới tận nhà theo đúng số lượng đã yêu cầu. Lập kế hoạch mua thuốc. Kế hoạch mua thuốc bao gồm:
+ Các kế hoạch mua hàng thường kỳ (Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, đột xuất)
– Giao dịch mua thuốc:
+ Lựa chọn nhà phân phối:
+ Lập dự trù đặt hàng vào sổ đặt hàng
+ Lưu sổ đặt hàng
– Nhà thuốc chỉ mua các loại thuốc được cấp phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành.

4.2. Kiểm tra chất lượng

4.2.1. Kiểm tra thuốc mua về

– Khi hàng nhập về chủ nhà thuốc là thạc sỹ dược tiến hành kiểm tra kiểm soát chất lượng theo quy trình “Bảo quản và theo dõi chất lượng”. Trường hợp dược sĩ phụ trách của nhà thuốc vắng mặt đột xuất thì nhân viên của nhà thuốc sẽ kiểm tra nhập hàng và báo lại cho dược sĩ phụ trách của nhà thuốc. Theo đó, tiến hành kiểm tra:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ, bao bì sản phẩm;
+ Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp;
+ Kiểm tra số đăng ký hoặc tem nhập khẩu đối với thuốc nhập khẩu;
+ Kiểm tra số lô, hạn dùng.
+ Thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất.
+ Các thông tin trên nhãn thuốc (theo yêu cầu quy chế nhãn).
– Hàng đảm bảo chất lượng, dược sỹ phụ trách nhà thuốc đồng ý cho nhập và nhân viên kế toán hoặc dược sỹ cao đẳng tiến hành nhập số liệu vào sổ theo dõi.
– Hàng không đảm bảo chất lượng được để riêng và trả lại cho nhà cung cấp.

4.2.2. Kiểm tra chất lượng thuốc

– Đối với viên bao: bề mặt nhẵn không nứt, không bong mặt, bảo quản trong lọ hoặc vỉ kín, lắc không dính. Đối với viên bao đường không được chảy nước.
– Đối với viên nang mềm: kiểm tra tính toàn vẹn của viên, vỉ (vỉ không bị hở, bị rách, không có bột thuốc trong khoảng trống chứa viên).
– Đối với thuốc viên nén: kiểm tra màu sắc, độ ẩm của viên trong lọ hay vỉ bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu, kiểm tra toàn bộ vỉ thuốc bằng mắt thường.
– Đối với viên đạn, thuốc trứng: không chảy nước, bao bì trực tiếp nguyên vẹn.
– Đối với thuốc mỡ: thuốc mỡ đồng đều, bao bì nguyên vẹn.
– Đối với thuốc cốm: kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu.
– Đối với siro thuốc: thuốc phải trong, không biến chất trong quá trình bảo quản, không lắng cặn, lên men, không có đường kết tinh lại.
– Đối với miếng dán hạ sốt hoặc băng dính: phải đồng nhất.
– Đối với thuốc tiêm: kiểm tra thuốc bột pha kiêm xem có bị vón cục không, lắc nhẹ, quan sát; nếu hàng không đạt yêu cầu phải để ở “khu vực chờ xử lý”. Liên hệ với nhà cung cấp để trả hoặc đổi hàng.

4.3. Ghi chép sổ sách, chứng từ

Sau khi kiểm nhập và kiểm tra chất lượng tốt, người giúp việc ghi vào “Sổ theo dõi xuất nhập thuốc” đầy đủ các thông tin về thuốc vào các cột, các mục có trong sổ.
Đối với thuốc lưu tại nhà thuốc:
+ Ghi “Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất”: mô tả chất lượng cảm quan chi tiết các nội dung kiểm soát.
+ Cột “Ghi chú” ghi những thông tin cần lưu ý về thuốc bao gồm: hàng sắp hết, hàng cận date dễ dàng hơn từ đó có thể dự trù mặt hàng cần mua, loại bỏ những mặt hàng không đủ yêu cầu.
+ Quản lý thuốc theo các nhóm dược lý, hoạt chất, nước sản xuất, lô sản xuất, ngày nhập, hạn dùng, nhà cung cấp, hàm lượng, cách dùng, định giá bán cho từng loại dược phẩm, phần tram chiết khấu…
+ Quản lý chặt chẽ hàng xuất nhập tồn kho, thuốc quá hạn sử dụng, dược phẩm mua vào doanh thu bán hàng, lợi nhuận.
+ Cung cấp các báo cáo nhanh, chính xác số lượng thuốc còn tồn kho lô sản xuất, quá hạn dùng. Báo cáo xuất – nhập kho theo ngày tháng năm. Báo cáo doanh thu theo ngày tháng năm.
* Hình ảnh một số hóa đơn mua hàng:

5. HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC

Xem Thêm ==> Báo cáo thực tập Công Tác Marketing tại công ty Mỹ Phẩm

5.1. Quy trình đón tiếp khách hàng

– Trước khi bán hàng, người giúp việc vệ sinh quầy tủ thuốc và chuẩn bị đầy đủ trang phục như: quần áo blouse, đeo biển hiệu, mũ, khẩu trang.
– Khi khách đến, người giúp việc tươi cười niềm nở chào hỏi khách.
– Tìm hiểu thông tin về nhu cầu tư vấn của khách hàng:
+ Với bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi: dược sĩ cần tư vấn cho người bệnh cùng người nhà bệnh nhân; hỏi cụ thể về thời gian, triệu chứng, tiền sử liên quan đến bệnh và các loại thuốc đã dùng, đang dùng.
+ Với bệnh nhân là người lớn, không hiểu nhiều về thuốc và bệnh: dược sĩ chủ động hỏi và giải thích cho bệnh nhân hiểu; chủ động chọn thuốc và hướng dẫn cho bệnh nhân cách dùng; giải thích về tương tác và tác dụng phụ của thuốc cho người bệnh.
+ Với bệnh nhân là người bệnh mãn tính hoặc hiểu biết nhiều về thuốc và bệnh: cần thể hiện phong cách chuyên nghiệp của dược sĩ, tránh mọi gián đoạn khi giao tiếp với bệnh nhân.
– Nhà thuốc đảm bảo không thực hiện các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, khuyến khích người mua thuốc nhiều hơn cần thiết.

5.2. Tư vấn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc kê đơn

– Thuốc kê đơn là những loại thuốc có thể gây nguy hiểm tới tính mạng hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không sử dụng đúng theo hướng dẫn của người kê đơn. Khi bán thuốc cần phải có đơn thuốc của Bác sỹ. (là những thuốc không thuộc danh mục không kê đơn quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 3 tháng 5 năm 2017.)
– Khi bán thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của dược sĩ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y Tế về bán thuốc theo đơn.
– Người dược sĩ kiểm tra đơn thuốc có hợp lệ không.
– Kiểm tra thuốc trong đơn tại quầy có không.
– Giới thiệu thuốc tại quầy.
– Khi bệnh nhân đồng ý, tính tiền thu tiền.
– Sau đó chuẩn bị hàng ghi số lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng.
– Giao thuốc cho người mua đối chiếu thuốc thực với đơn thuốc của bệnh nhân, dặn dò nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng cách sử dụng theo đơn thuốc để có kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
– Người dược sĩ đảm bảo bán đúng theo đơn thuốc, trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, yêu cầu người bệnh phải thông báo lại cho Bác sỹ kê đơn biết để xử lý hoặc thay đổi đơn thuốc.
– Nhà thuốc bán lẻ giải thích cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc không nhằm mục đích chữa bệnh…
– Khi trong đơn thuốc biệt dược mà nhà thuốc không có thì Dược sỹ đại học thay thế thuốc trong đơn bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, công dụng khi có sự đồng ý của người bệnh và ghi tên thuốc thay thế vào đơn thuốc.
– Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào các sổ chuyên môn với các thuốc thành phẩm dạng phối hợp (nếu có) và các thuốc kê đơn theo mẫu “Sổ theo dõi thông tin bệnh nhân”.
– Khi bệnh nhân đồng ý, tính tiền thu tiền, giao hàng cho khách và cảm ơn khách hàng.
* Hình ảnh đơn thuốc mua tại nhà thuốc Quốc Tuấn:

5.3. Tư vấn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn là thuốc thuộc danh mục Ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế .
Người dược sỹ phải xác định trường hợp nào cần có sự tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả lựa chọn thuốc không cần kê đơn.
– Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh và đến thuốc mà người mua yêu cầu: Thuốc được mua dùng để chữa bệnh/triệu chứng gì, giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh mạn tính? Bệnh mắc kèm? Đang dùng thuốc gì? Hiệu quả? Tác dụng không mong muốn?
– Dược sĩ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc
– Dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói, đồng thời viết lên túi giấy đựng thuốc hoặc gắn nhãn cách sử dụng lên đồ bao gói.
– Dược sĩ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc các thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
– Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá.

5.4. Niêm yết giá

– Tất cả thuốc tại nhà thuốc Quốc Tuấn đều được niêm yết giá bán lẻ trên bao bì hoặc trên bảng giá của nhà thuốc.
– Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá.
– Giá niêm yết thể hiện đầy đủ mức giá và theo từng đơn vị nhỏ nhất của thuốc. Ví dụ: vỉ, chai, lọ…
* Hình ảnh minh họa thuốc được niêm yết giá:

6. BẢO QUẢN THUỐC

6.1. Sắp xếp thuốc tại nhà thuốc

Nhà thuốc Quốc Tuấn đã đầu tư các tủ kính đề bày thuốc bên ngoài và có kho thuốc nằm gian trong. Các tủ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Trong hiệu thuốc được bố trí với 6 tủ quầy ở hai bên tường, các tủ quầy được chia ra thành nhiều ngăn với các nhóm thuốc:
– Nhóm thuốc hạ sốt – giảm đau
– Nhóm thuốc kháng sinh
– Nhóm thuốc mắt – tai mũi họng
– Nhóm thuốc ngoài da
– Nhóm thuốc tim mạch
– Nhóm thuốc tiểu đường – gút
– Nhóm thuốc tiêm – dung dịch tiêm truyền
– Nhóm thuốc tiêu hóa
– Nhóm thuốc đông y
– Nhóm thực phẩm chức năng
– Nhóm mỹ phẩm.
– Dụng cụ y tế.
Với mục đích sắp xếp thuốc cho thuận lợi, thuốc được sắp xếp theo hệ thống trong các ngăn tủ theo một nguyên tắc nhất định để tiện trong việc bán thuốc, dễ thấy, dễ lấy, dễ nhớ, thẩm mỹ, an toàn. Cụ thể:
– Với những mặt hàng vỏ đựng bằng thủy tinh dễ vỡ được xếp ra mép ngăn ở các tủ thấp để ở trong, không xếp chồng lên nhau để thuận tiện cho việc lấy và tránh va chạm làm vỡ.
– Sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng. Nhãn hàng trên các bao bì được quay ra ngoài để thuận chiều nhìn của khách hàng.
– Trên các mặt hàng thuốc được ghi giá bán rõ ràng để khi khách hàng mua thuốc có thể nắm bắt được giá cả của từng loại thuốc giúp cho việc mua bán được thuận tiện.
Khi bán lẻ: bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau. Tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc cùng một lúc.
– Chống đổ vỡ hàng: hàng nặng để dưới, hàng nhẹ để trên.
Với cách sắp xếp như trên đã giúp nhân viên bán hàng thuận tiện cho việc lấy thuốc, đồng thời thuận tiện tham khảo thuốc cho bệnh nhân.
– Với các sổ sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn:
+ Được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn.
+ Sắp xếp trên ngăn tủ riêng.
– Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo) được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
– Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
Nhà thuốc nằm ở khu đông dân cư thuộc thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy luôn đảm bảo đủ thuốc, dụng cụ y tế đạt tiêu chuẩn, chất lượng và thường xuyên tư vấn tuyên truyền cho khách hàng sử dụng thuốc an toàn hợp lý, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của khách hàng đến với nhà thuốc được đặt lên hàng đầu.

6.2. Theo dõi chất lượng thuốc, hạn dùng của thuốc

Sau khi nhập hàng về 100% các loại thuốc được theo dõi chất lượng bằng cảm quan và được ghi chép vào sổ theo dõi và có một sổ theo dõi thuốc cận date riêng, nhân viên nhà thuốc kiểm tra, kiểm soát về các nội dung sau:
– Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.
– Số lượng thuốc.
– Số đăng ký.
– Số lô.
– Hạn dùng của thuốc.
– Thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất.
– Các thông tin ghi trên nhãn thuốc (theo yêu cầu quy chế nhãn).
– Có kiểm soát chất lượng bằng cảm quan.
– Thuốc lưu tại Nhà thuốc: có tiến hành kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất (định kỳ kiểm soát tối thiểu 1 quý/1 lần).
– Tránh để hàng bị biến đổi chất, hết hạn dùng.
+ Đảm bảo thuốc được bảo quản theo đúng các yêu cầu ghi trên nhãn thuốc như: yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC để trong ngăn mát tủ lạnh; với thuốc dễ bay hơi, dễ mốc mọt, dễ phân hủy thì để nơi thoáng mát… Với các thuốc khác không có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì để ở nhiệt độ phòng, trên giá, kệ, tủ; không để trên mặt đất, không để giáp tường; tránh mưa hắt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
+ Lập và quản lý các hóa đơn nhập, hóa đơn xuất. Quản lý thông tin nhà cung cấp, xuất nhập và điều chỉnh nhập, xuất hàng. Quản lý công việc bán, xử lý đơn hàng của khách hàng và nhà cung cấp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
+ Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định. Có kiểm kê đối với các loại thuốc khiếu nại, thuốc thu hồi.
Các loại thuốc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đảm bảo 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy và dễ kiểm tra. Đồng thời cũng đảm bảo 5 chống: chống ẩm nóng, chống mối mọt, chống cháy nổ, chống quá hạn dùng và chống nhầm lẫn, đổ vỡ, mất mát.
– Có nhiệt ẩm kế trong nhà thuốc và được phân công theo dõi thường xuyên. Điều kiện bảo quản: nhiệt độ <30 độ C, độ ẩm <75%.
– Thường xuyên làm công tác vệ sinh, tuyệt đối không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
– Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc không kê đơn”; “Thuốc kê đơn”.

6.3. Kiểm kê, bàn giao

Kiểm kê – bàn giao định kỳ hàng tháng số lượng tồn thực tế với số lượng trên sổ sách vào ngày cuối tháng và có kiểm chứng của chủ nhà thuốc vì số lượng thiếu thừa về thuốc hoặc tiền hàng. Trong quá trình kiểm kê, nhà thuốc vẫn bán hàng bình thường.

6.4. Ứng dụng công nghệ thông tin

Nhà thuốc đã sử dụng phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý thuốc. Nhà thuốc cũng đã sử dụng camera để theo dõi hoạt động trong nhà thuốc và kiểm soát hoạt động mua bán trong nhà thuốc bởi vậy đã giúp:
– Nhập xuất dữ liệu nhanh chóng, chính xác.
– Thiết lập và tìm kiếm danh mục thuốc dễ dàng.
– Quản lý công nợ khách hàng, nhà cung cấp.
– Giám sát bán hàng của nhân viên.
– Quản lý hạn dùng theo đặc thù của thuốc.
– Báo cáo tổng hợp công tác bán hàng.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Với kinh nghiệm lâu năm Baocathuctap.net đã hỗ trợ rất nhiều các bạn sinh viên khóa trước hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp của mình và cũng nhận được rất nhiều lời phản hồi tốt về Dịch Vụ Thuê Viết Báo Cáo Tốt nghiệp. Tuy rằng, có đôi lúc mình không thể hỗ trợ hết các bạn trong một lúc song rất vui vì các bạn đã thấu hiểu và lựa chọn tin tưởng mình chính vì vậy, mà Baocaothuctap.net mỗi ngày đều cố gẳng cải thiện và cố gắng hỗ trợ các bạn một cách tốt nhất. Với hy vọng, có thể đồng hành cùng các bạn qua con đường học hành. Mình cảm ơn các bạn đã tin tưởng và ủng hộ mình suốt thời gian qua. 

Và lời chúc Baocaothuctap.net gửi đến các bạn đó là chúc các bạn hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp và thành công trong công việc

DANH MỤC DỊCH VỤ

Contact Me on Zalo