Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Rate this post

Đề tài cho vay doanh nghiệp được nhiều bạn sinh viên quan tâm và lựa chon để làm báo cáo thực tập của mình, song để triển khai viết thành 1 bài hoàn chỉnh là điều không mấy dễ dàng, nhằm hỗ trợ thêm cho các bạn có nội dung viết bài, mình gợi ý một số nội dung về đề tài “Phân tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tân Bình, các bạn có thể tải về tham khảo

Mục lục

Lời mở đầu báo cáo thực tập Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng

1. Lý do chọn đề tài

  • Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của quận Tân Bình với cơ cấu kinh tế là : Thương mại, dịch vụ – Sản xuất công nghiệp, TTCN , cùng với một số lượng lớn gần 23.700 cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ cá thể. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế xã hội của bản thân Quận cũng như của TP. HCM.
  • Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây là nguồn vốn tự có hạn hẹp, muốn mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ luôn là một bài toán nan giải. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các dự án cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn rất cần đến sự hỗ trợ về tài chính, cũng như những chính sách ưu đãi. Hiện nay, các NHTM đã có những chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động cho vay và không ngừng nâng cao chất lượng của hoạt động này. Điều đó góp phần rất lớn giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, góp sức mình vào nền kinh tế.
  • Từ những thực tế của Quận Tân Bình và trong quá trình thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình em đã nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tân Bình”

2. Mục tiêu và phạm vi của đề tài

DNVVN hiện nay là một loại hình kinh tế quan trọng có mặt trên toàn quốc, với số lượng lớn nên tiềm năng phát triển cao và góp phần quan trọng đối với nền kinh tế của nước nhà. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của nhà nước cũng như những chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khắc phục được khó khăn. Do đó, các NHTM đã có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, là đầu tàu trong các NH tại Việt Nam với nhiệm vụ tập trung cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn…, trong đó ưu tiên vốn cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, cá tra, cá ba sa, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu nông sản, khắc phục thiên tai lũ lụt v.v…

Qua 2 tháng tìm hiểu thực tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình cũng như những đặc điểm riêng biệt của Quận Tân Bình để phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó có thể làm sáng tỏ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình trong hoạt động tín dụng từ năm 2018 đến năm 2020 như: Tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn để có thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như những rủi ro trong tín dụng mà ngân hàng gặp phải. Qua đó rút ra những bài học về hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu

  • • Phương pháp tập hợp và xử lý thông tin đa cấp hệ: thông qua việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách báo, tạp chí, internet, đến những tài liệu thực tế đã ghi chép được.)
  • • Phương pháp thống kê chọn mẫu :các thông tin sẽ được thể hiện đầy đủ qua các biểu bảng thông qua việc lựa chon những dữ liệu liên quan và phù hợp với hoạt động cho vay thực tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình.
  • • Phương pháp quan sát thực địa: qua 2 tháng thực tập tìm hiểu tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình
  • • Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia: vấn đáp với một số người có chuyên môn cao trong lĩnh vực tín dụng.
  • • Phương pháp so sánh các hiện tượng tương tự về địa lý, lịch sử, so sánh số liệu qua các năm để đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh.

4. Kết cấu nội dung của đề tài

  • Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dụng đề tài bao gồm 3 chương
  •  Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng : Nêu những căn cứ lý luận cần thiết để phân tích đề tài
  •  Chương II :Thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ : Vận dụng các luận cứ trên để phân tích thực tế tình hính tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay tại chi nhánh Tân Bình
  •  Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình.: Sau khi phân tích hiện trạng, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Tân Bình.

Xem thêm

Đề cương báo cáo thực tập Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng

  • MỤC LỤC
  • Lý do chọn đề tài
  • Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Kết cấu nội dung đề tài
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
  • 1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng
  • 1.1.Khái niệm chung về Tín dụngvà vai trò của Tín dụng
  • 1.2.Khái niệm
  • 1.3.Vai trò
  • 2. Phân loại tín dụng
  • 2.1 Thời hạn tín dụng
  • 2.2 Mục đích sử dụng vốn
  • 2.3 Mức độ tín nhiệm
  • 2.4 Các loại khác
  • 2.5.Đặc điểm của tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 3.Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 4.Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam
  • 4.1.Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • 4.2.Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với KT-XH Việt Nam
  • 5.Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
  • 6.Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 6.1.Khái niệm
  • 6.2.Ý nghĩa
  • + Đáp ứng nhu cầu vốn của DN một cách kịp thời
  • + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DN
  • + Góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 7.Phân loại hoạt động cho vay
  • 7.1.Cho vay từng lần
  • 7.2.Cho vay theo hạn mức tín dụng
  • 7.3.Cho vay theo dự án đầu tư
  • 7.4.Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
  • 7.5.Cho vay trả gópCHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG  NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH TÂN BÌNH TP.HCM
  • 1.Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và CN Tân Bình
  • 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
  • 1.2.Quá trình hình thành & phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình
  • 1.3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Tân Bình
  • 1.3.1 Bộ máy quản trị Chi nhánh Tân Bình
  • 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
  • 1.3.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự
  • 1.4. Các hoạt đông chính:
  • Bảo lãnh vay vốn
  • Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua hệ thống ngân hàng
  • Tiết kiệm không kỳ hạn
  • Dịch vụ kiều hối
  • Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình
  • Cung ứng séc trong nước
  • Chiết khấu , tái chiết khấu tín phiếu ngân hàng nhà nước
  • 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của CN Tân Bình trong những năm gần đây(2020-2021)
  • 2.Thực trạng hoạt độ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Bình
  • 1. Đặc điểm KT-XH Quận Tân Bình
  • 1.1 Vị trí địa lý
  • 1.2 Hệ thống mạng lưới các ngân hàng
  • 2. Hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Tân Bình
  • 2.1. Các sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 2.1.1 . Cho vay dự án cơ sở hạ tầng
  • 2.1.2. Cho vay ưu đãi xuất khẩu
  • 2.1.3 Cho vay theo hạn mức tín dụng
  • 2.1.4 Cho vay vốn ngắn hạn
  • 2.1.5 Cho vay đồng tài trơ
  • 2.1.6 Cho vay xây dựng mới , cải tạo , sửa chữa , mua nhà ở và kinh doanh bất đông sản
  • 2.2. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 2.3 . Tình hình huy độn vốn
  • 2.4. Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tai ngân hàng  ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn-CN Tân Bình
  • 2.5. Cơ cấu tín dụng
  • 2.5.1. Theo thành phần kinh tế
  • 2.5.2. Theo thời hạn
  • 2.6. Tình hình thu nợ
    2.7. Nợ quá hạn tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG  NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH TÂN BÌNH
  • 1.Ưu và nhược điểm hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
    Về nguồn vốn cho vay
  • Về chất lượng hoạt đông tín dụng
  • Về quy trình nghiệp vụ
  • Về tổ chức nhân sự
  • 2.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Tân Bình
  • Cải tiến thủ tục vay vốn
  • Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ giảm thiểu rủi ro
  • Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
  • Thay đổi quan điểm quan trọng hóa tài sản đảm bảo
  • Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Một số nguyên nhân khách quan khác
  • PHỤ LỤC
  • PHỤ LỤC 1: CHÂN DUNG CÁC THÀNH VIÊN HĐQT VÀ BAN GIÁM ĐỐC
  • PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ VĂN BẢN GIAO DỊCH TÍN DỤNG TẠI  NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CN TÂN BÌNH TP.HCM
    TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Xem thêm

Cách làm kết luận  báo cáo thực tập Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng

1- Trong thời đại cạnh tranh thị trường ngày này, đòi hỏi không chỉ các DN phải sử dụng đồng vốn đúng cách để sản xuất kinh doanh hiệu quả, mà các Ngân hàng cũng vậy, việc giảm thiểu những rủi ro trong cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, không ngừng đẩy mạnh dịch vụ của mình cũng là những cách để ngân hàng có thể sinh tồn, phát triển và khẳng định thương hiệu của mình.

2- Là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với Chi nhánh đặt tại Quận Tân Bình, một Quận phát triển về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, và gần như vắng bóng ngành nông nghiệp, thì CN Tân Bình đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Tuy có sự hỗ trợ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhưng với một đặc điểm địa lý, kinh tế Quận Tân Bình khá đặc biệt, và tính chất, nhiệm vụ riêng của Ngân Hàng, CN Tân Bình đã không thể đáp ứng được hết những yêu cầu đề ra, cũng như làm tròn bổn phận, nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước đã giao cho.

Vì vậy đã thường xuyên xảy ra tình trạng tham nhũng bị phát hiện, điều này cũng là một tiếng chuông cảnh báo cho tình trạng xuống cấp đạo đức, tính trung thực trong công việc của các cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên ở đây. Hàng năm, CN Tân Bình vẫn thu được lợi nhuận nhưng nếu muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi CN Tân Bình phải phấn đấu, nỗ lực hết sức: cải tổ lại bộ máy tổ chức, thay đổi phong cách, tác phong làm việc, đề cao trách nhiệm trong công việc, tinh thần tự giác, trình độ chuyên môn đến cả đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên không thể phủ định được toàn bộ vai trò cũng như sự cố gắng của CN Tân Bình, hàng năm CN Tân Bình đã góp phần vào lợi nhuận của ngan hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cố gắng làm tốt nghiệp vụ huy động vốn cũng như cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển kinh doanh sản xuất, thu được lợi nhuận làm giàu cho bản thân DN mà còn làm giàu cho Quận, cũng như góp phần vào kinh tế Việt Nam.

DOWNLOAD FILE

DANH MỤC DỊCH VỤ

Contact Me on Zalo