Có phải bạn đang tìm Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Nhà Hàng? Bạn đang là sinh viên học ngành nhà hàng khách sạn? Bạn đang cần thêm tài liệu để có thể tiến hành triển khai bài báo cáo của mình. Thế thì bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn tài liệu hoàn toàn xuất sắc chẳng những thế còn đạt điểm cao, mà mình đã liệt kê như là khái niệm về nhà hàng,khái niệm kinh doanh nhà hàng,các lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng,đặc điểm các hoạt động kinh doanh của nhà hàng,các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng… Hy vọng tài liệu này sẽ mang đến cho bạn thật nhiều kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể triển khai tốt bài báo cáo của mình.
Bạn đang quá bận rộn để làm hoàn thành một bài báo cáo, để hoàn thành một bài báo cáo bạn cần phải bỏ ra thời gian cũng như công sức để tìm kiếm thu thập nguồn tài liệu, số liệu và những thông tin cần thiết thì mới có thể triển khai bài làm. Ngoài ra, hiện nay bên mình còn có dịch vụ thuê viết báo cáo tốt nghiệp theo yêu cầu với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, cho nên nếu như bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài báo cáo thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ làm báo cáo tốt nghiệp thuê qua zalo/telegram : 0909.232.620 chúng tôi sẵn sàng tư vấn báo giá làm bài báo cáo trọn gói và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.
Mục lục
1 .Khái niệm về nhà hàng
1.1. Định nghĩa nhà hàng
Là hệ thống cơ sở vật chất gồm các dịch vụ cung cấp các loại đồ ăn, thức uống phục vụ cho nhu cầu ăn, uống tức thời hoặc đã được khách hàng đặt truớc.
1.2 Phân loại nhà hàng:
1.2.1. Căn cứ theo mức độ liên kết:
– Nhà hàng độc lập: Là nhà hàng có tư cách pháp nhân riêng, là một doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc vào khách sạn hay các cơ sở kinh doanh. Loại nhà hàng này chủ động kinh doanh, tuy nhiên gặp khó khăn trong quá trình thu hút khách.
– Nhà hàng phụ thuộc: Là loại nhà hàng không có tư cách như một doanh nghiệp độc lập mà chỉ là một đơn vị một phần cơ sở kinh doanh nào đó.
1.2.2. Căn cứ theo quy mô: được đánh giá về cơ sở vật chất và khả năng phục vụ. Thông thường người ta đánh giá quy mô nhà hàng dựa trên số lượng chỗ có khả năng phục vụ của nhà hàng chia ra làm ba loại:
– Nhà hàng nhỏ: Quy mô dưới 50 chỗ ngồi
– Nhà hàng trung bình: Quy mô trên 50 đến 150 chỗ
– Nhà hàng lớn: Trên 150 chỗ
XEM THÊM : 99 Đề Tài Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nhà Hàng Khách Sạn
1.2.3. Căn cứ theo chất lượng phục vụ:
– Nhà hàng bình dân: Là nhà hàng có chất lượng khiêm tốn, giá cả trung bình, chủng loại dịch vụ không nhiều.
– Nhà hàng đạt tiêu chuẩn: Là nhà hàng đạt những tiêu chuẩn nhất định, giá cả cao hơn nhà hàng bình dân, giá tập trung vào lượng khách trung lưu trong xã hội.
– Nhà hàng sang trọng: Là nhà hàng có chất lượng cao chủng loại dịch vụ đa dạng, phong phú, giá cao đáp ứng khách thượng lưu trong xã hội.
1.2.4. Căn cứ theo hình thức phục vụ:
– Nhà hàng chọn món: Nhà hàng với thực đơn phong phú, đa dạng về chủng loại món ăn, đồ uống, thích hợp cho sự lựa chọn của khách. Nhân viên trong nhà hàng có tay nghề tương đối cao.
– Nhà hàng tự phục vụ: Là loại nhà hàng phổ biến ở đó khách tự chọn các món ăn nóng, nguội, các loại đồ uống, và giá cố định cho tất cả các khách hàng.
– Nhà hàng ăn định suất: Phục vụ các bữa ăn đặt trước, định trước về giá cả và thực đơn. Đối tuợng chủ yếu là khách theo nhóm, theo đoàn.
– Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống: Nhà hàng này phục vụ cà phê, bữa ăn nhẹ, phục vụ nhanh, các món ăn thường là đồ ăn sẵn.
– Nhà hàng tự phục vụ đồ ăn nhanh: Phục vụ nhu cầu ăn theo thói quen công nghiệp, phổ biến ở các trung tâm thương mại, các thành phố lớn, tương tự các quán cà phê phục vụ ăn.
– Nhà hàng phục vụ tiệc: Tổ chức hội nghị, tiệc tổng kết, tiệc cưới, chiêu đãi, …
1.2.5. Căn cứ theo phân loại khác:
– Phân loại theo văn hoá ẩm thực của vùng ta có nhà hàng Á, nhà hàng Âu, nhà hàng phục vụ các món ăn địa phương hoặc đặc sản Việt Nam…
–Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Nhà Hàng phân loại theo văn hoá ẩm thực tôn giáo ta có nhà hàng theo ẩm thực Phật Giáo (phục vụ các món ăn chay), nhà hàng theo ẩm thực Hồi Giáo (các món ăn không có thành phần thịt heo)…
Theo tiêu chí Việt Nam chia nhà hàng thành:
– Nhà hàng tư nhân
– Nhà hàng nhà nước
– Nhà hàng cổ phần
– Nhà hàng liên doanh
– Nhà hàng tập thể
– Nhà hàng 100% vốn nước ngoài
1.3 Chức năng
Tổ chức quy trình phục vụ trong các nhà hàng, phòng tiệc, quầy bar, đảm bảo phục vụ chất lượng cao.
1.4 Nhiệm vụ
Kiểm tra hàng hoá, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ và chất lượng món ăn đồ uống trước khi đưa ra phục vụ khách, đảm bảo phục vụ tận tình, chu đáo, trung thực theo yêu cầu của khách.
Lắng nghe ý kiến đóng góp ý của khách để kịp thời phối hợp với bộ phận bếp nâng cao chất lượng món ăn đồ uống. Phân công người phụ trách từng khu vực, tiếp nhận phiếu order từ nhân vên phục vụ nhà hàng.
Nghiên cứu đề xuất với giám đốc cách trình bày, trang trí các phòng ăn, bàn ăn, cách phục vụ các món ăn đó như thế nào cho lịch sự, và giúp chi việc quảng cáo đồ ăn thức uống cho nhà hàng.
Quản lý trang thiết bị, máy móc, đồ dùng phục vụ trong nhà hàng.
XEM THÊM : Danh Sách 45+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Các Ngành Tại Khách Sạn
2. Khái niệm kinh doanh nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu về ăn uống và giải trí của khách hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận.
3. Các lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng bao gồm các lĩnh vực như kinh doanh ăn uống, bar, cafeteria, đồ ăn đóng gói, …
Kinh doanh ăn uống là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trong nhà hàng. Trong đó phục vụ nhiều món ăn và đồ uống, có hệ thống bàn và nhân viên phục vụ. Nhà hàng có nhiều loại và đuợc phân biệt theo vùng miền, theo văn hoá ẩm thực, …, nhà hàng cao cấp, nhà hàng đặc sản.
Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Nhà Hàng quầy bar có bar rượu và bar giải khát. Bar rượu chuyên phục vụ nhu cầu của khách về các loại đồ uống có cồn duới dạng nguyên chất (nội và ngoại) hay pha chế (cocktail). Các bar rượu phục vụ cả ngày và ban đêm (night bar) và thường có thêm dịch vụ khác như ca nhạc khiêu vũ, bida, sòng bài, …
Bar giải khát thường phục vụ nhu cầu khách về các đồ uống không cồn chủ yếu từ trái cây và phục vụ ban ngày là chủ yếu.
Cafeteria chủ yếu phục vụ khách các món ăn nhẹ, như bánh mì kẹp thịt (hamburger), bánh pizza, bánh ngọt,… và các loại đồ uống nhẹ (bia, nước ngọt, cà phê, trà,…).
Kinh doanh chế biến đồ ăn sẵn và đóng gói. Đây là cơ sở chuyên sản xuất đồ ăn đóng gói sẵn phục vụ cho khách hàng.

4. Đặc điểm các hoạt động kinh doanh của nhà hàng
Tuỳ thuộc vào các loại hình và các điều kiện cụ thể của nhà hàng thì sẽ có các loại sản phẩm khác nhau.
Hoạt động kinh doanh ăn uống hết sức đa dạng và phong phú tuỳ thuộc vào quy mô và cấp hạng của doanh nghiệp.
Nội dung của kinh doanh nhà hàng gồm ba nhóm hoạt động:
– Hoạt động kinh doanh: Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh các sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) ăn uống, và các loại sản phẩm khác liên quan (như hội nghị, hội thảo, các dịch vụ vui chơi giải trí,…)
– Hoạt động chế biến các loại sản phẩm ăn uống: Chế biến thức ăn cho khách, bán sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyển bán.
– Hoạt động phục vụ: Tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp các điều kiện để nghỉ ngơi thư giãn cho khách.
– Quy trình phục vụ của nhà hàng thường bao gồm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn chuẩn bị:
Bao gồm các bước: làm vệ sinh khu vực ăn uống, dọn sạch sẽ bàn, setup bàn khi có khách đến.
+ Giai đoạn đón tiếp khách:
- Nhân viên phục vụ luôn tươi cười và nhìn ra cửa để chào đón khách, chú ý cách đón tiếp đối với từng loại khách khác nhau làm sao cho khách được hài lòng.
- Hướng dẫn khách vào bàn có số người phù hợp với yêu cầu của khách.
- Dọn đường đi bằng cách đi trước khách, không đi quá nhanh so với khách, phải luôn nhớ khách ở đằng sau.
+ Giai đoạn tiếp cận khách:
Đưa thực đơn đồ uống và đồ ăn cho khách, thực đơn phải được mở ra trước khi đưa cho khách.
+ Giai đoạn phục vụ:
- Phục vụ đồ uống:
Hỏi khách uống gì, có thể giới thiệu đồ uống cho khách nếu khách chưa chọn được, nói một cách rõ ràng, rành mạch, vui vẻ và nhìn vào khách, tay luôn cầm bút và order, phải ghi chính xác trên order và không được bấm bút trong khi khách đang chọn món.
Sau khi order xong phải nhắc lại những gì mà khách đã gọi để đảm bảo nhà hàng phục vụ món đúng món mà khách yêu cầu.
Nhân viên phục vụ chuyển order đến các bộ phận liên quan.
- Phục vụ đồ ăn:
Hỏi khách ăn gì, khi thấy khách chưa lựa chọn được đồ ăn phải hướng dẫn cho khách hoặc giới thiệu những món đặc biệt của nhà hàng.
Nhân viên phục vụ cần phải biết quy trình làm các món ăn để hướng dẫn cho khách chọn món chính xác, giải thích những thắc mắc của khách về món ăn.
Sau khi chọn đồ ăn xong, nhân viên phục vụ phải đọc lại tất cả món ăn mà khách đã gọi.
Khi đã chắc chắn những gì ghi trên order là đúng thì nhân viên chuyển đi đóng dấu xuất và chuyển cho bộ phận bếp.
Phục vụ khách trong quá trình ăn uống phải tuân thủ một số quy định đã được quy định trước như cách dọn đồ ăn lên cho khách dùng và cách dọn bàn sau khi khách dùng bữa xong.
+ Giai đoạn thanh toán:
Khi đưa hóa đơn thanh toán cho khách cần phải đảm bảo độ chính xác của hóa đơn, không cãi lại khách khi khách có ý kiến thắc mắc về hóa đơn, phải giải thích một cách nhẹ nhàng, không làm mất lòng khách, nếu sự việc nghiêm trọng phải mời quản lý ra giải quyết.
+ Giai đoạn tiễn khách:
Sau khi khách thanh toán xong, xin ý kiến khách về bữa ăn, chào khách lịch sự trước khi ra về.
+ Giai đoạn thu dọn:
Thu dọn sạch sẽ, chuẩn bị bàn để phục vụ khách tiếp theo.
5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
5.1. Chỉ tiêu về doanh thu
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu được và nó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu nhà hàng là tổng số tiền thu được của khách trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác mang lại cho nhà hàng. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng.
Doanh thu trong nhà hàng gồm 2 phần chính:
– Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
– Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong kinh doanh nhà hàng, các nhà hàng cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho khách.
5.2. Chỉ tiêu về chi phí
Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp nhà hàng, là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Phân loại:
– Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ bổ sung
– Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
+ Chi phí tiền lương
+ Chi phí chi trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác (chi phí điện, nước).
+ Chi phí vật tư trong kinh doanh
+ Hao phí về nguyên liệu hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến.
+ Các chi phí khác
– Căn cứ tính chất biến động của chi phí
+ Chi phí bất biến (đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật) là những khoản chi phí không hoặc ít thay đổi khi doanh thu thay đổi.
+ Chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi.
5.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương cho cán bộ công nhân viên.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:
– Giá cả thị trường
– Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
– Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
– Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
- Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
– Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
– Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
– Có phương thức kinh doanh hợp lý
– Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng cáo, giảm giá.
5.4. Chỉ tiêu về tỷ suất phí
Tỷ suất phí là tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và doanh thu đạt được trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.

Trong đó: F’ là tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F là tổng chi phí kinh doanh của nhà hàng
(F= tổng các khoản mục phí)
D là doanh thu kinh doanh nhà hàng
Tỷ suất chi phí là 1 chỉ tiêu chất lượng:
– Phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định để đạt 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
– Sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau trong 1 doanh nghiệp. So sánh giữa các nhà hàng trong cùng một thời kỳ kinh doanh với nhau.
5.5. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng cao, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

Trong đó:
L: Lợi nhuận
D: Doanh thu
KL: Tỷ suất lợi nhuận
KL :Cứ 100đ doanh thu thu về doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.5.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: (H1)
H1 = D/C
Trong đó:
D: Doanh thu thuần tuý
C: chi phí thuần tuý
Ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Nếu H1 = 1. Hoạt động kinh doanh hoà vốn
Nếu H1 >1. Hoạt động kinh doanh có lãi
Nếu H1<1. Hoạt động kinh doanh bị thua lỗ
Như vậy hệ số H càng lớn thì họat động kinh doanh càng cao. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh hoạt động kinh doanh của nhà hàng (có lãi hay bị thua lỗ).
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp giúp đánh giá đúng đắn và chính xác tất cả các mặt trong quá trình kinh doanh. Gồm:
– Chỉ tiêu lợi nhuận:

Trong đó:
L’ : lợi nhuận
D : tổng doanh thu
Mv: trị giá vốn nguyên liệu, hàng hóa chế biến ăn uống hoặc hàng hóa chuyển bán.
F: tổng chi phí
Tb: thuế ở các khâu bán
Chỉ tiêu lợi nhuận càng cao, càng tốt. Đó là nguồn thu để mở rộng kinh doanh nâng cao chất lượng phục vụ, là cơ sở để cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp, là thước đo khả năng cạnh tranh.
– Chỉ tiêu kết quả
+ Kết quả theo doanh thu

Trong đó:
HD: Kết quả theo doanh thu
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Kết quả theo lợi nhuận:

Trong đó:
L: Lợi nhuận
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Kết quả theo lợi nhuận
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Nhà Hàng là toàn bộ tài liệu với những nội dung hoàn toàn hữu ích mà đã được mình chọn lọc và đồng thời mình cũng đã triển khai đến cho các bạn cùng xem và theo dõi. Cảm ơn tất cả các bạn đã cùng mình xem và theo dõi bài viết này, chúc tất cả các bạn xem được bài viết này nhanh chóng hoàn thành được bài báo cáo của mình trong thời gian tới… Ngoài ra, nếu như nguồn tài liệu trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn hoặc bạn cần làm một bài báo cáo hoàn thiện thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ nhận làm báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0909.232.620 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo trọn gói và đảm bảo đậu tốt nghiệp nhé.