Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty 9 Điểm

Chắc là các bạn đang tìm Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty? Bạn là sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh đang cần tìm tài liệu để viết Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Marketing của mình đúng chứ? Các bạn vẫn chưa biết cách viết cơ sở lý luận về Marketing như thế nào là hợp lý đúng chứ? Thế thì sau đây mình xin cung cấp cho các bạn bài viết về Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty 9 Điểm hay nhất hiện nay nhằm cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức để có thể viết cơ sở lý luận hay cho bài viết của bản thân.

Ngoài ra bên mình hiện nay tại trang baocaothuctap.net đang có dịch vụ  DỊCH VỤ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP cho các bạn sinh viên với chi phí hợp lý chỉ bằng vài bữa buffet của các bạn, đảm bảo cho các bạn bài viết chất lượng cao được viết bởi các tiến sĩ, thạc sĩ học lực khá giỏi trong cả nước, bao check đạo văn cho các bạn. Nếu các bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay cho chúng mình tại  ZALO/TEL: 0909.232.620 để được tư vấn và báo giá nhé.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty

1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động Marketing

1.1 Khái niệm:

Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn nhu cầu ước muốn của mình thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm với người khác

Khi mới xuất hiện, một thời kỳ dài người ta quan niệm marketing là hoạt động tiêu thụ  hàng hoá và bán hàng. Điều này chỉ đúng trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc sản xuất được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận thông qua việc bán sản phẩm. Điển hình cho quan điểm truyền thống này là:

Theo John H. Crighton: “Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí ”.

Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng” theo Wolfgang J.Koschnick.

Marketing hiện đại ngày nay là sự quan tâm đầu tiên đến khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Một số quan điểm marketing hiện đại của các chuyên gia marketing, các hiệp hội marketing trên thế giới như sau:

Theo Philip Kotler: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty: Hay theo Hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.

Qua các định nghĩa trên, có thể rút ra bản chất của marketing như sau:

  • Marketing là một nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó. Marketing quan tâm đến khách hàng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
  • Marketing cần có sự kết hợp chặt chẽ các bộ phận trong doanh nghiệp trong việc tìm ra nhu cầu và phương án thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

1.2 Vai trò vị trí của chiến lược Marketing 

Đối với doanh nghiệp:

Cơ Sở Lý Luận Truyền Thông Marketing Tại Công Ty: Marketing có vai trò tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đưa ra những xu hướng mới, đưa chúng thành cơ hội để tạo sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài. Ngoại trừ hoạt động sản xuất sản phẩm, marketing hầu như hiện diện ở tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp như: lên ý tưởng sản phẩm, bao bì, thương hiệu, xúc tiến bán, phân phối… Marketing giữ vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng theo thị trường, giúp doanh nghiệp bám sát thị trường và vận động linh hoạt trước những biến đổi của thị trường cũng như môi trường bên ngoài. Marketing là chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định của doanh nghiệp nhằm một mục tiêu duy nhất là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối với người tiêu dùng:

Bằng việc nghiên cứu các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều loại và chủng loại sản phẩm để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn đó. Marketing cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất, giúp khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mong muốn của bản thân, phù hợp với hoàn cảnh tiêu dùng.

Ngoài giá trị cốt lõi của sản phẩm, doanh nghiệp luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những giá trị dịch vụ bên ngoài. Đó là các dịch vụ chăm sóc khách hàng, các chế độ sau bán hàng, bảo hành… Mặt khác, theo tháp nhu cầu của Maslow, một trong những nhu cầu bậc cao của con người chính là nhu cầu được thể hiện bản thân. Thông qua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể được thỏa mãn nhu cầu này của mình.

Đối với xã hội:

Marketing đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó nó có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất – tiêu dùng trên thị trường. Xét trên góc độ vĩ mô, việc phát triển hoạt động marketing đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân. Thêm vào đó, marketing còn cung cấp công việc có nhiều đối tượng lao động, từ đó giảm nhẹ được gánh nặng thất nghiệp và giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Marketing: Theo quá trình phát triển kinh tế xã hội, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức cao về vai trò của marketing trong kinh doanh. Nếu trước đây người ta xem marketing có vai trò ngang bằng như các yếu tố khác của doanh nghiệp như yếu tố sản xuất, tài chính, nhân sự thì bây giờ vai trò của marketing đã được xem trọng hơn, marketing trở thành triết lý mới trong kinh doanh. Nếu nói hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, thì hoạt động marketing tạo ra khách hàng và thị trường. Marketing có các vai trò có thể khái quát như sau:

  • Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
  • Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
  • Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường.

Marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định marketing như: Sản xuất sản phẩm gì?, cho thị trường nào?, sản xuất như thế nào?, với số lượng bao nhiêu?

⇒ THAM KHẢO THÊM TẠI ♥ Cơ Sở Lý Luận về Truyền Thông Marketing Online

1.3 Marketing – Mix 

Chiến lược marketing là cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu marketing. Những mong muốn thỏa mãn khách hàng, chiến thắng trong cạnh tranh và thu về lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp được gọi là mục tiêu Marketing.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty: Marketing – Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định, thường được gọi là chính sách 4 Ps: Sản phẩm (product), Giá (price), Truyền Thông (promotion), Phân Phối (place). Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính này thành 7 yếu tố (7P) để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ, các thành tố đó là:

  • Sản phẩm (product)
  • Giá (price)
  • Truyền thông/ Chiêu thị (promotion)
  • Phân phối (place)
  • Con người (people)
  • Quy trình (process)
  • Điều kiện vật chất ( physical evidence)

Hoạt động marketing của các doanh nghiệp trên thị trường rất khác nhau, do sự phối hợp các thành tố 4P/7P trong từng tình huống rất khác nhau. Sự phối hợp các thành tố này sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như:

  • Nguồn lực (tài chính, nhân sự, công nghệ) và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp
  • Chu kỳ sống của doanh nghiệp
  • Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia
  • Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, cạnh tranh…..

2. Môi trường Marketing – Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing

Theo Philip Kotler: “Môi trường marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị marketing của doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị marketing trong việc triển khai cũng như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với khách hàng mục tiêu”.

Môi trường marketing là tập hợp các yếu tố: môi trường marketing vi mô và môi trường marketing vĩ mô.

2.1 Môi trường vi mô:

Môi trường vi mô ảnh hưởng đến thành công của kinh doanh. Tất cả các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu Marketing được thực hiện thông qua các thành phần thuộc môi trường vi mô. Do đó, bộ phận điều hành của doanh nghiệp nơi thực hiện thực tế các ý tưởng, suy nghĩ và khái niệm được thực hiện và dựa trên diễn biến và tình trạng của các thành phần thuộc môi trường vi mô.

Sự thành công của chiến lược marketing tùy thuộc vào sự phản ứng của các nhà cạnh tranh, giới công chúng, giới trung gian, các nhà cung ứng và khách hàng. Đó là các yếu tố môi trường vi mô.

Những người cung ứng:

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty: Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh các yếu tố liên quan đến đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, lao động, tài chính… Các nhà cung ứng là một mắc xích quan trọng trong việc đưa giá trị của sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Họ cung cấp cho doanh nghiệp những nguyên vật liệu cần thiết để doanh nghiệp cho ra sản phẩm/dịch vụ. Việc chọn nhà cung ứng sẽ liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tính đều đặn của quá trình sản xuất kinh doanh… Doanh nghiệp nên chọn nhà cung ứng có tín nhiệm và chọn một số nhà cung ứng để tránh trường hợp rủi ro do cung ứng gây ra. Doanh nghiệp cũng cần có chính sách marketing để đảm bảo quan hệ chặt chẽ và sự tin tưởng lẫn nhau với nhà cung ứng.

Giới trung gian:

Giới trung gian có thể là nhà môi giới marketing, người giúp doanh nghiệp tìm thị trường, tìm khách hàng, giới thiệu cách thức đi vào thị trường.

Giới trung gian cũng là các nhà bán sỉ, đại lý, bán lẻ. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp phải và cần thiết sử dụng giới trung gian vì: Họ có thể đảm bảo cho người mua hàng những điều kiện thuận tiện về thời gian, địa điểm và thủ tục mua hàng với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm. Họ tạo được những điều kiện thuận lợi về tích lũy hàng hóa ở những nơi khách hàng cần, cũng như thỏa mãn được nhu cầu bất cứ lúc nào khi khách hàng cần. Họ tạo điều kiện thuận lợi khi giải quyết thủ tục mua hàng, giao hàng và vận chuyển hàng cho khách hàng. Nếu một doanh nghiệp sản xuất tự làm cả những việc mà giới trung gian đảm nhận thì chi phí bỏ ra vô cùng lớn, sự rủi ro về vốn sẽ lớn hơn.

Giới trung gian có thể bao gồm các đơn vị vận chuyển, trung gian tài chính (giao dịch, bảo hiểm). Các nhà trung gian không chỉ thực hiện nhiệm vụ cho doanh nghiệp mà còn đảm nhận nhiệm vụ cho các đối thủ cạnh tranh.

Khách hàng:

Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các công ty, doanh nghiệp là người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng là động lực phát triển cho doanh nghiệp, khách hàng có tiềm năng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bằng cách tăng nhu cầu của họ và đồng thời một tổ chức có thể phá sản khi các khách hàng tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp.

Khách hàng vừa là người mua hàng của doanh nghiệp nhưng cũng là người mua hàng của các hãng khác, vì vậy phải biết họ cần gì ở doanh nghiệp để phục vụ họ

Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Marketing: Có các dạng khách hàng khác nhau và ứng xử hay hành vi mua hàng của họ cũng khác nhau. Có khách hàng mua hàng để thỏa mãn cho nhu cầu bản thân và gia đình của họ; có khách hàng mua hàng cho cơ quan; có loại mua hàng cho doanh nghiệp để phục vụ sản xuất; có khách hàng mua đi bán lại; khách hàng quốc tế… Vì vậy cần nghiên cứu kĩ lưỡng từng loại khách hàng để phục vụ tốt cho họ. Ý muốn và thị hiếu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và cả không gian. Vì vậy, doanh nghiệp phải dự báo được những nhân tố dẫn đến sự thay đổi đó, để kịp thời phục vụ cho khách hàng.

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng của mình một cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong các loại thị trường khách hàng :

– Thị trường người tiêu dùng, gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ.

– Thị trường kỹ nghệ hay thị trường doanh nghiệp sản xuất, bao gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho công việc sản xuất của họ để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác.

– Thị trường người bán lại, gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để bán chúng kiếm lời.

– Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận, gồm có các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ để tạo các dịch vụ công ích, hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa và dịch vụ này cho những người cần đến chúng.

– Thị trường quốc tế, là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùngû, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty: Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách hàng có đa dạng các lựa chọn. Do đó, thách thức thực sự của một nhà Marketer là giữ chân người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của công ty và nỗ lực hình thành nhóm tiêu dùng, nghĩa là một người tiêu dùng có ảnh hưởng đến một số người khác để mua sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Đối thủ cạnh tranh:

Doanh nghiệp nào cũng kinh doanh trong một môi trường có các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh tranh được chia thành: đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tương đồng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thay thế cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Dù trực tiếp hay gián tiếp, đối thủ cạnh tranh đều là mối đe dọa đối với sự tồn tại của mọi tổ chức. Họ luôn tìm cách để thu hút các khách hàng của bạn, do vậy đòi hỏi doanh nghiệp luôn cần xác định các đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Họ có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào với doanh nghiệp bạn? Thường xuyên theo dõi họ để đưa ra chiến lược Marketing để cạnh tranh, thu hút và giữ chân các khách hàng.

Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở của hoạch định chiến lược. Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định :

– Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu?

Quan điểm để hiểu được thực chất của cạnh tranh là tìm cách phân tích đối thủ trong mối quan hệ với khách hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu, ước muốn, đặc tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giới hạn về khả năng mua sắm của họ. Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh, bao gồm các đối thủ cạnh tranh về ước muốn ( như du lịch, nhà ở, phương tiện đi lại, …), đối thủ về chủng loại (xe hơi, xe máy,…), đối thủ về hình thức (xe máy đua, xe máy thông dụng,…), đối thủ về nhãn hiệu (Yamaha, Honda, Suzuki,…).

– Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì?

Sản phẩm, hệ thống phân phối, giá bán, quảng cáo…

– Đặc điểm thị trường cạnh tranh (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có độc quyền …).

Để cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp phải giữ bốn mức độ cơ bản trong tư duy, được gọi là 4 C của việc định vị thị trường. Phải xem xét đặc tính của người tiêu dùng, các hệ thống và việc cạnh tranh, cả đặc điểm riêng của nó như một doanh nghiệp. Marketing thành công chính là vấn đề phối hợp một cách hoàn hảo và hiệu quả của doanh nghiệp với khách hàng, hệ thống và các đối thủ cạnh tranh.

Công chúng:

Doanh nghiệp không chỉ cần phải hiểu các đối thủ và tìm cách cạnh tranh thành công với họ để đáp ứng đồi hỏi của thị trường mục tiêu, mà còn phải nhận thức hàng loạt các vấn đề về lợi ích công cộng liên quan đến công chúng.

Theo Philip Kotler: “ Công chúng là một nhóm bất kì, tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp, họ có ảnh hưởng đến những khả năng đạt tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”.

Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Marketing: Công chúng có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lại những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ thị trường. Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến doanh nghiệp với thái độ thiện chí. Công chúng tìm kiếm là nhóm doanh nghiệp đang tìm kiếm sự quan tâm của họ nhưng không phải bao giờ cũng tìm được ( như phương tiện thông tin đại chúng). Công chúng không mong muốn là nhóm mà doanh nghiệp cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ xuất hiện (như nhóm người tiêu dùng phản đối lại doanh nghiệp).

Doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường gồm các giới công chúng như sau:

  • Giới tài chính: Các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp
  • Công chúng thuộc các phương tiện thông tin: Doanh nghiệp phải gieo được lòng tin của các tổ chức công chúng thuộc các phương tiện thông tin, đặc biệt là báo chí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình.
  • Công chúng thuộc các cơ quan Nhà nước: Các doanh nghiệp cần chú ý đến những ý kiến của chính quyền khi hình thành kế hoạch marketing như quảng cáo đúng sự thật, sản xuất an toàn, các luật lệ chống cạnh tranh.
  • Các nhóm công dân hành động: Các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể bị các tổ chức người tiêu dùng, tổ chức môi trường và các tổ chức khác chất vấn. Ví dụ, một số nhà chuyên nghiên cứu khách hàng đã tấn công kẹo, cho là chúng ít giá trị dinh dưỡng, làm sâu răng v.v…
  • Công chúng địa phương: Mọi doanh nghiệp đều phải giao tiếp với giới địa phương như các tổ chức ở địa phương, những người láng giềng. Nhiều doanh nghiệp lớn thường bổ nhiệm một chuyên viên giao tiếp với địa phương nhằm giữ mối quan hệ, tham dự các cuộc họp, trả lời những câu hỏi và đóng góp vào các công việc từ thiện.
  • Quần chúng đông đảo: Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thái độ của công chúng đối với các hoạt động và sản phẩm của mình. Mặc dù công chúng không tác động đến doanh nghiệp như một lực lượng có tổ chức, nhưng ấn tượng của công chúng đối với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp.
  • Công chúng nội bộ: Công chúng nội bộ của một doanh nghiệp bao gồm số công nhân lao động và làm việc trí óc, các nhà quản trị và hội đồng quản trị. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với doanh nghiệp của họ, thì thái độ tích cực này sẽ lan sang cả các giới bên ngoài doanh nghiệp.

THAM KHẢO THÊM TẠI => Cơ sở lý luận về Marketing, Marketing mix ♥

2.2 Môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Bao gồm 5 yếu tố sau:

Yếu tố chính trị và luật pháp:

Cơ Sở Lý Luận Truyền Thông Marketing Tại Công Ty: Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng và chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Nó được thể hiện qua các yếu tố như tính ổn định cuả hệ thống chính quyền, hệ thống luật pháp của Nhà nước, đường lối và chủ trương của Đảng, các chính sách quan hệ với các tổ chức và các quốc gia khác trên thế giới. Trong thực tế nhiều cuộc chiến tranh thương mại đã từng nổ ra giữa các quốc gia nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh kinh tế và ngày nay các cuộc chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo…suy cho cùng cũng vì mục đích kinh tế. Trong những cuộc chiến tranh như vậy sẽ có một số doanh nghiệp hưởng lợi và tất nhiên cũng có một số doanh nghiệp đương đầu với những bất trắc và khó khăn. Qua đó có thể thấy rằng giữa các lĩnh vực chính trị, chính phủ và kinh tế có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Sự tác động của chính trị và chính phủ đối với kinh tế thể hiện ở một số phương diện sau:

Vai trò của chính phủ đối với kinh tế thể hiện qua các đặc trưng sau:

– Tạo lập và thúc đẩy ý chí tăng trưởng và phát triển kinh tế cho toàn dân thông qua các hành động và quyết tâm sau:

  • Gia tăng tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư cho sản xuất
  • Chống quan liêu, tham nhũng và buôn lậu
  • Duy trì trật tự kỷ cương xã hội và các hoạt động kinh tế.

– Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc kiểm soát 03 yếu tố :

  • Bảo đảm sự cân đối thu, chi ngân sách nhà nước nhằm kìm giữ lạm phát ở mức có thể kiểm soát được.
  • Bảo đảm cân đối trong cán cân thương mại thông qua sử dụng tỷ giá hối đoái hợp lý giữa đồng nội tệ và các loại ngoại tệ.
  • Bảo đảm cân đối giữa tích lũy và đầu tư nhằm tránh sự lệ thuộc đối với bên ngoài

– Tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…bằng các biện pháp sau:

  • Mở rộng và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
  • Bảo đảm một cơ cấu hợp lý giữa các loại hình doanh nghiệp, chống hành vi thôn tính, sát nhập một cách bất hợp pháp.
  • Bảo đảm giá cả phản ảnh chính xác chi phí xã hội

– Bảo đảm cân đối cơ cấu tích lũy vốn trong và ngoài nước, có nghia là cần duy trì mức huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế một tỷ lệ thích hợp và điều quan trọng là sử dụng những nguồn vốn nội bộ vào những khu vực (hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực…) tạo ra tăng trưởng và phát triển bền vững cho nền kinh tế. Còn các nguồn vốn bên ngoài chỉ có tác dụng khởi động nền kinh tế trong giai đoạn đầu phát triển và nó cần được liên kết chặt chẽ với nguồn vốn trong nước để xác định lĩnh vực đầu tư thích hợp.

Các tác động của chính trị, chính phủ đối với kinh tế:

Cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các biện pháp như thuế quan, hạn ngạch, trợ giá hàng trong nước…nhằm giúp các tổ chức trong nước tránh hoặc giảm bớt sự cạnh tranh và những bất lợi từ bên ngoài.

Đảm bảo một sự ổn định chính trị nhằm tạo ra lòng tin và hấp dẫn cho các tổ chức kinh doanh trong nước lẫn ngoài nước. Muốn vậy mỗi quốc gia cần phải thực hiện các vấn đề sau:

  • Tránh những bất ổn trong nước như khủng hoảng chính phủ, lật đổ chính quyền, đảo chính…
  • Tránh xung đột, thù địch với các quốc gia khác..
  • Xu hướng chính trị phải phục vụ cho việc phát triển kinh tế và xã hội.
  • Cần có những định hướng chung về nền kinh tế một cách hợp lý như chính sách kiểm soát về tài chính, về thị trường, chính sách môi trường-tài nguyên…

Yếu tố kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước; Hoặc mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa khi nó đem lại sự phát triển kinh tế.

Cơ Sở Lý Luận Truyền Thông Marketing Tại Công Ty: Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội. Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn. Do đó không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển, để chỉ trình độ phát triển cao, thấp khác nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kỳ các nhà kinh tế học phân quá trình này thành các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển.

Các đại lượng cơ bản đo lường sự tăng trưởng kinh tế hiện nay bao gồm:

– Chỉ tiêu GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm trong nước), là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra hàng năm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

– Chỉ tiêu GNP : Tổng sản phẩm quốc dân, là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra không phân biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay ngoài nước

GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài

– Chỉ tiêu NNP (NI) : Sản phẩm quốc dân thuần túy (thu nhập quốc dân sản xuất), là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi trừ đi giá trị khấu hao TSCĐ (Dp) trong kỳ

– Chỉ tiêu NDI : Thu nhập quốc dân sử dụng, là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, hay là phần thu nhập ròng sau khi đã trừ đi thuế gián thu (Ti), thuế trực thu (Td) và cộng với trợ cấp Sd.

– Chỉ tiêu GDP/người hoặc GNP/người : Phản ảnh thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia

Như vậy, trong tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo, đồng thời mức tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế sẽ có những tác động tích cực hay tiêu cực đối với tất cả các tổ chức nói chung.

Chính sách kinh tế của quốc gia:

Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hướng phát triển của Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách điều hành và quản lý nền kinh tế. Các chính sách kinh tế tạo ra một môi trường kinh doanh và tác động lên tất cả các tổ chức theo hai khuynh hướng sau:

– Tác động khuyến khích, ưu đãi một số ngành, một số lĩnh vực hoặc khu vực nào đó, ví dụ những đặc khu kinh tế sẽ có những ưu đãi đặc biệt so với những khu vực khác hay những ngành Nhà nước độc quyền quản lý sẽ có lợi thế hơn những ngành khác….

– Chính phủ đưa ra những biện pháp chế tài như những ngành bị cấm hay hạn chế kinh doanh…

Các công cụ thường được Nhà nước sử dụng để khuyến khích hay chế tài là các luật thuế, lãi suất, chính sách giá cả, chính sách tiền lương, tỷ giá hối đoái…

Chu kỳ kinh tế:

Cơ Sở Lý Thuyết Về Marketing: Chu kỳ kinh tế được hiểu đó là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải của nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định. Các nhà kinh tế chia chu kỳ kinh tế thành bốn giai đoạn sau đây:

Giai đoạn phát triển, là giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và đồng thời có sự mở rộng về quy mô. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp có điều kiện, cơ hội phát triển mở rộng quy mô và gia tăng thị phần của mình lên

Giai đoạn trưởng thành, là thời điểm nền kinh tế phát triển cao nhất của nó và bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái.

Giai đoạn suy giảm, là thời kỳ nền kinh tế có mức tăng trưởng chậm và kỳ sau thấp hơn kỳ trước. Trong giai đoạn này quy mô doanh nghiệp thường bị thu hẹp lại so với trước.

Giai đoạn tiêu điều cực điểm, là thời điểm suy thoái của nền kinh tế xuống mức cực tiểu, giai đoạn này có thể thấy có hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản.

Như vậy, có thể thấy chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp và các quyết định của các nhà quản trị.

Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế:

Ngày nay, thế giới đang diễn ra một khuynh hướng ngày càng mạnh mẽ đó là xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế. Như vậy, các doanh nghiệp trong mỗi quốc gia muốn tồn tại và thành công tất yếu phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm… nhằm đương đầu với quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

  • Yếu tố văn hóa, xã hội:

Giữa các tổ chức và môi trường xã hội có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, các tổ chức đều hoạt động trong một môi trường xã hội. Xã hội chung cấp cho các tổ chức những nguồn lực đầu vào, ngược lại sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp tạo ra sẽ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng nói riêng và của xã hội nói chung. Các yếu tố thuộc môi trường xã hội tác động lên các hoạt động và kết quả của tổ chức bao gồm:

  • Dân số và thu nhập:

Ta thấy các tiêu chuẩn về dân số và thu nhập như độ tuổi, giới tính, mật độ, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, động cơ, thói quen, sở thíchhành vi mua sắm ….đây là các tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp làm căn cứ để phân khúc thị trường, hoạch định kế hoạch định vị nhà máy, sản xuất, phân phối sản phẩm…Chẳng hạn những vùng có nhiều người lớn tuổi thì sẽ có nhu cầu cao đối với các dịch vụ y tế – bảo vệ sức khỏe, còn những vùng có nhiều trẻ em thì sẽ có nhu cầu cao đối với các dịch vụ giáo dục, sản phẩm quần áo-đồ chơi ….Hoặc những vùng mà thu nhập và đời sống người dân được nâng cao thì sức mua của người dân tăng lên rất nhanh, điều này tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nhà sản xuất

  • Thái độ đối với công việc:

Cơ Sở Lý Thuyết Về Marketing: Thái độ của người lao động đối với công việc thể hiện thông qua 02 tiêu thức cơ bản là đạo đức làm việc và lòng trung thành với tổ chức. Thái độ này của người lao động được chia thành 02 xu hướng như sau:

+  Thứ nhất, người lao động gắn bó, trung thành đối với tổ chức, họ đem hết tâm huyết, sức lực phục vụ cho tổ chức nhằm đảm bảo một sự an toàn về chỗ làm việc và để có cơ hội thăng tiến…Xu hướng này thường thấy trong các công ty Nhật bản (áp dụng chế độ làm việc suốt đời), một số nước Châu Á khác. Ở đây chuẩn mực giá trị đạo đức được đề cao hơn tài năng của người lao động

+ Thứ hai, do quy luật cạnh tranh, quy luật của sự đào thải…người lao động thường ít gắn bó và ít trung thành với một tổ chức, họ quan tâm đến cuộc sống riêng và gia đình nhiều hơn, họ chú ý trau dồi kỹ năng nghề nghiệp bản thân của mình nhằm thích nghi với nhiều điều kiện thay đổi khi bị sa thải chổ làm…Xu hướng này thường thấy trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là các công ty Mỹ và một số nước phương Tây, ở đó tài năng của người lao động được xem trọng hơn các các chuẩn mực giá trị về đạo đức

Chính những xu hướng thái độ trên có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp này mà cũng có thể đem lại nguy cơ cho các doanh nghiệp khác.

  • Yếu tố khoa học kĩ thuật:

Ngày nay yếu tố kỹ thuật và công nghệ là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố môi trường kinh doanh. Yếu tố này luôn luôn biến đổi và tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Sự biến đổi này được thể hiện :

Chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng rút ngắn buộc các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa công nghệ nhằm thu hồi vốn đầu tư, đồng thời phải thay đổi công nghệ liên tục để đứng vững trong cạnh tranh

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty: Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn, do công nghệ biến đổi liên tục và chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng ngắn nên ngày càng có nhiều sản phẩm mới và chu kỳ sống của nó cũng ngắn hơn, chính điều này buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược về sản phẩm một cách hợp lý và thực tế ngày nay ta thấy đa số các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hơn là kinh doanh chỉ một hoặc một vài sản phẩm nào đó.

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp mới đã tạo nên những công cụ và hệ thống hoạt động tiên tiến như máy vi tính, robot, tự động hóa…từ đó tạo được những mặt tích cực như giảm chi phí, tăng NSLĐ, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng cũng để lại những mặt trái của nó mà các tổ chức và xã hội phải đương đầu giải quyết như nạn thất nghiệp gia tăng, chính sách đào tạo lại nguồn nhân lực ra sao …..

Chính sách của Nhà nước về nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, bảo vệ bằng phát minh-sáng chế…cũng cần được chú trọng.

  • Yếu tố tự nhiên:

Cơ Sở Lý Luận Ngành Marketing: Từ xưa đến nay, các yếu tố thuộc về tự nhiên có tác động không nhỏ đến tổ chức, bao gồm các yếu tố sau: Thủy văn, điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất, tài nguyên và ô nhiễm môi trường, dịch bệnh….Nó có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cũng có thể gây ra những hậu qủa khôn lường đối với một tổ chức. Mọi tổ chức và quốc gia từ xưa đến nay đã có những biện pháp tận dụng hoặc đề phòng đối phó với các yếu tố tự nhiên, đặc biệt hiện nay có các chính sách quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và bảo vệ môi trường sau:

– Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát triển nhằm tìm kiếm những nguồn tài nguyên mới, tái sinh nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, hạn chế lãng phí tài nguyên.

– Thiết kế sản phẩm trên cơ sở hợp lý hóa sử dụng các yếu tố đầu vào

– Tăng cường sử dụng lại các chất thải công nghiệp và sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguyên liệu.

– Tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng và nguyên liệu thay thế, chẳng hạn thủy tinh dần thay thế cho kim loại, gốm sứ sử dụng nhiều trong công nghiệp điện lực và hàng không…

THAM KHẢO BÀI MẪU THÊM TẠI => Cơ sở lý luận về Marketing trong doanh nghiệp Du lịch, Download 

2.3 Môi trường nội vi:

Môi trường nội vi là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được.

Môi trường nội vi bao gồm những yếu tố, những lực lượng nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.

Đặc điểm của Môi trường nội vi

Các yếu tố tổ chức có khả năng kiểm soát được:

– Nguồn nhân lực:

Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Marketing Ở Công Ty: Đây là yếu tố quan trọng, cần được đánh giá khách quan và chính xác.

Khi quản trị nguồn nhân lực nhà quản trị cần:

+ Xác định chính xác nhu cầu về lao động của đơn vị mình

+ Tuyển chọn, tuyển dụng đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu nhân lực

+ Phân công lao động khoa học hợp lí để sử dụng, khai thác tối đa nguồn lực lao động của đơn vị

+ Cần có các chính sách đãi ngộ hợp lí và có các biện pháp động viên, khuyến khích người lao động tích cực làm việc.

– Khả năng tài chính:

Khả năng tài chính là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.

Cơ Sở Lý Thuyết Về Marketing: Khả năng tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố sau:

+ Nguồn vốn và khả năng huy động vốn

+ Ttình hình phân bố sử dụng các nguồn vốn

+ Việc kiểm soát các chi phí

+  Các quan hệ tài chính với các bên hữu quan

+ Cán cân thanh toán

Cần phân tích các chỉ tiêu tài chính một cách khoa học để đánh giá đúng thực lực của tổ chức nhằm đưa ra các biện pháp hợp lí để đảm bảo khả năng tài chính cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Khả năng nghiên cứu và phát triển:

Khả năng nghiên cứu và phát triển của một tổ chức thể hiện ở: khả năng cải tiến kĩ thuật, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.

Nghiên cứu và phát triển là yếu tố đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.

– Khả năng sản xuất kinh doanh:

Cơ Sở Lý Thuyết Truyền Thông Marketing Tại Công Ty: Khi nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề:

+ Quy mô sản xuất của tổ chức

+  Việc bố trí dây chuyền sản xuất kinh doanh

+  Hệ thống điều hành sản xuất, kinh doanh

+  Kĩ thuật, công nghệ

+  Chi phí sản xuất kinh doanh

+  Chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ

– Hoạt động quản trị:

Đánh giá về trình độ, kĩ năng quản trị tổ chức trên cở sở rà soát các hoạt động quản trị theo 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra.

– Hoạt động Marketing:

Cơ Sở Lý Luận Ngành Marketing: Các chương trình Marketing được thực hiện như thế nào, có hiệu quả hay không và khả năng hoạt động Marketing của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh. Đưa ra phương hướng hoạt động Marketing.

– Văn hóa của tổ chức:

Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, những khuôn mẫu, những giá trị truyền thống mà mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng và tuân theo một cách tự nguyện.

Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của các thành viên. Do đó, nhà quản trị cần xem xét, cân nhắc đến các yếu tố văn hóa trong khi thực hiện vai trò quản trị của mình.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty

3 Chiến lược hoạt động Marketing – Mix tại công ty 

3.1 Sản phẩm:

Sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ… nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Sản phầm là thành phần cơ bản nhất trong Marketing Mix. Các chính sách về sản phẩm được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh công ty đưa ra. Trong môi trường đầy biến động và nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay thì việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm cần đặt lên hàng đầu. Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, thì việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm sẽ tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Một sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng, đáp ứng toàn bộ nhu cầu mong muốn khách hàng sẽ đem đến kết quả bán hàng tốt, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tạo uy tín cho sản phẩm là vấn đề then chốt tạo nên uy tính của nhà kinh doanh, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược chung, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Trong trường hợp dịch vụ, “sản phẩm” là vô hình, không đồng nhất và khó nhận diện. Hơn nữa, sản xuất và tiêu thụ của nó là không thể tách rời. Việc định ra giá sản phẩm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, như: thực tế thị trường tại thời điểm, chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu sản phẩm, giá trị đối tượng khách hàng,…Sẽ thất vọng, khó chịu khi sử dụng sản phẩm không như mong đợi; ngược lại, khách hàng hài lòng, vui vẻ khi chất lượng sản phẩm không chỉ đáp ứng mà còn có thể vượt quá mong đợi. Cảm nhận và đánh giá của khách hàng mới là sự công nhận quan trọng cho chất lượng sản phẩm.

3.2 Giá:

Giá là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng… Sau khi xem xét về chất lượng sản phẩm thì giá cả là yếu tố tiếp theo được khách hàng quan tâm trước khi đưa ra quyết

định mua một sản phẩm. Trên thị trường rộng lớn có muôn vàn các loại sản phẩm giống nhau nhưng tồn tại với nhiều mức giá khác nhau, từ thấp nhất cho đến cao nhất. Từ xưa đã có câu “Tiền nào của nấy” – giá cả phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.Với mặt hàng công nghệ, việc chênh lệch nhau vài triệu đồng giữa các mặt hàng na ná giống nhau sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua của khách hàng.

Cơ Sở Lý Luận Ngành Marketing: Giá cả là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Giá cao, các chính sách bên lề không linh hoạt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, khách hàng khi đó sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp để tìm cho mình những sản phẩm phù hợp túi tiền hơn của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Giá cả của dịch vụ khó khăn hơn so với định giá hàng hóa. Trong khi sau này có thể được định giá dễ dàng bằng cách tính đến chi phí nguyên vật liệu, trong trường hợp các chi phí phục vụ – chẳng hạn như chi phí nhân công và chi phí đầu vào – cũng cần phải được tính. Vì vậy, một nhà hàng không chỉ phải tính phí cho thức ăn được phục vụ nhưng cũng phải tính giá cho môi trường tác động bên ngoài nữa. Cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khách hàng. Thông thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cao ở khách hàng vì mọi người đều nghĩ “tiền nào của nấy”.

3.3 Phân phối:

Phân phối là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, quyết định phân phối gồm các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối, thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với các trung gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa….

Cơ Sở Lý Thuyết Truyền Thông Marketing Tại Công Ty: Việc thiết lập mối quan hệ của các kênh là rất quan trọng, nó đảm bảo cho việc luân chuyển hàng hoá một cách dễ dàng, linh hoạt và chính xác hơn. Mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty càng rộng lớn thì việc tiếp cận sản phẩm đến với khách hàng càng dễ dàng, mặt khác để tránh tình trạng hàng hoá, sản phẩm không đủ đáp ứng cho khách hàng thì việc xây dựng các kênh phân phối có tính liên kết với nhau sẽ đảm bảo hàng hoá, sản phẩm luôn được đáp ứng đầy đủ. Điều này sẽ tăng được uy tín, thu hút khách hàng và nâng cao hình ảnh của công ty trong tâm trí của khách hàng, tác động tích cực đến hoạt động bán hàng, nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Việc phân phối dịch vụ đồng thời với việc sản xuất và không thể lưu trữ hoặc vận chuyển, vị trí của sản phẩm dịch vụ giả định tầm quan trọng. Các nhà cung cấp dịch vụ phải suy nghĩ đặc biệt về nơi dịch vụ sẽ được cung cấp. Đây là một yếu tố khác tạo ra giá trị cho khách hàng. Không ai lại đi hàng chục cây số để đến một nhà hàng dùng bữa, vì vậy địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Một nguyên tắc là vị trí càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao.

3.4 Chiêu thị:

Chiêu thị là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm/dịch vụ, thuyết phục về đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khích sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều công ty cùng kinh doanh trên một lĩnh vực, điều này tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các công ty về mọi mặt. Ngoài việc tạo sự khác biệt về giá, về sản phẩm thì chính sách về các hoạt động truyền thông, xúc tiến bán cũng là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh cho một doanh nghiệp. Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại là việc không thể thiếu khi thực hiện các chính sách xúc tiến bán nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng của mỗi doanh nghiệp.

Chiêu thị bao gồm tất cả các cách thức bạn có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể tiếp thị và bán chúng. Những thay đổi nhỏ trong cách thức doanh nghiệp quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh. Thậm chí cả những thay đổi nhỏ trong chiêu thị cũng có thể dẫn ngay tới doanh số bán hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn  trong maketing – mix.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty: Thưc hiện hoạt động quảng cáo, tiếp thị để khách hàng hiểu biết thêm những thông tin về công ty, về các loại sản phẩm mới hay sắp ra mắt của công ty, về các chương trình hậu mãi, dịch vụ đi kèm mà công ty cung cấp. Việc tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm đến tay khách hàng là một trong những nhân tố góp phần kích thích khả năng tiệu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, thông qua thông điệp quảng cáo trên các phương tiện truyền thông công ty muốn chuyển tải nội dung cũng như cương lĩnh hoạt động của công ty nhằm thu hút và tạo sự uy tín đối với khách hàng.

Để tăng khả năng nhận biết và sử dụng sản phẩm, kích thích nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại đối với khách hàng như đưa ra các mức chiết khấu hấp dẫn, tặng quà đi kèm khi mua sản phẩm của công ty, tăng thời gian bảo hành cho sản phẩm, miễn phí lắp đặt sữa chữa trong một khoảng thời gian…. Việc này đã đánh thẳng vào tâm lý tiêu dùng của khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, nâng cao doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương là một trong những công cụ xúc tiến quan trọng trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, doanh nghiệp đó sẽ đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp rất chú trọng tới hoạt động này thông qua việc thực hiện các chương trình từ thiện, tham gia làm các nhà tài trợ cho nhiều chương trình lớn nhỏ để qua đây doanh nghiệp có thể tạo được mối quan hệ với giới truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh riêng, nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp.

=> TẢI FREE BÀI VIẾT Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TẠI ĐÂY ⇓

TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY


Trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing Tại Công Ty 9 Điểm mà chúng mình đã tổng hợp từ sinh viên giỏi khóa trước để trình bày cho các bạn xem. Mong rằng với bài viết này tại baocaothuctap.net có thể giúp ích cho các bạn cách thức viết phù hợp. Ngoài ra nếu các bạn còn những câu hỏi gì hay thắc mắc gì hãy liên hệ ngay cho chúng mình tại để tụi mình giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé. 

Chúc các bạn thành công trong bài báo cáo của mình nhé !

Rate this post