Cơ sở lý luận về Marketing, Marketing mix

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
4.9/5 - (13 bình chọn)

Cơ sở lý luận là nền tảng lý thuyết cho các phân tích thực tiễn trong bài báo cáo tốt nghiệp hay khóa luận, Cơ sở lý luận về Marketing, Marketing mix cũng như các đề tài khác, các bạn sinh viên cần phải tham khảo thêm nguồn cho chương này, sau đây là mẫu Cơ sở lý luận về Marketing, Marketing mix cho các bạn tham khảo:

LƯU Ý Trong quá trình làm bài Báo cáo thực tập các bạn gặp khó khăn về thời gian hay tìm kiếm công ty thực tập, không thể hoàn thành bài làm hãy liên hệ với mình qua https://zalo.me/0909232620

Mục lục

1.1 Khái niệm cơ bản về Marketing (Cơ sở lý luận về Marketing)

1.1.1 Khái niệm

  • Khái niệm về Marketing là một lĩnh vực được hiểu rất khác nhau và dễ nhằm lẫn trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp cho rằng Marketing là quảng cáo, là khuyến mãi; có doanh nghiệp cho rằng Marketing là bán hàng hay là vật liệu hỗ trợ cho lực lượng bán hàng. Những quan điểm này không có gì sai cả, nhưng chúng chỉ mô tả một khía cạnh nào đó của Marketing chứ không phải là tư tưởng chỉ đạo của nó.
  • Drucker một trong những nhà lý thuyết quản trị hàng đầu trên thế giới xác định: “Mục tiêu của marketing là làm cho sản phẩm của mình phù hợp với khách hàng mục tiêu thông qua hiểu biết để sản phẩm của mình tự bán lấy nó”.
  • Marketing là một khái niệm rất rộng lớn, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing. Tiêu biểu là một số định nghĩa sau:
  • Theo Ph.Kotler: “Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm tra những khả năng câu khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đã lựa chọn”.
  • Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị, và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội”.Marketing diễn ra khắp mọi nơi, nó tiếp xúc và ảnh hưởng tới chúng ta ngày qua ngày. Tuy nhiên Marketing lại là một lĩnh vực được hiểu rất khác và đôi khi còn dễ nhầm lẫn trong kinh doanh. Nhiều người cho rằng Marketing là quảng cáo, là bán hàng hay nghiên cứu thị trường, bởi lẽ các hoạt động này tràn ngập và tiếp xúc tới mọi người thường xuyên. Cách nghĩ này chỉ mới mô tả một phần nhỏ chứ không phải tòan bộ hoạt động Marketing.

Marketing thực chất là một triết lý trong thị trường cạnh tranh mà muốn thành công phải nắm được nhu cầu khách hàng và đưa ra những biện pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu đó. Định hướng Marketing là hướng về khách hàng, nó là hoạt động cần thiết của mọi doanh nghiệp hiện nay. [Tác giả PGS. TS. Nguyễn Bách Khoa (2010) Giáo trình Marketing thương mại. Nhà xuất bản giáo dục]

  • Do đó, Marketing ngày nay nhấn mạnh đến các hoạt động nhằm tạo ra “Sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng”. Mọi hoạt động Marketing đều hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Marketing là một quá trình cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 5 bước cơ bản của quá trình Marketing:
  • Phân tích các cơ hội Marketing (R: Research).
  • Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu (STP: Market Segmentation, Select Target Market, Market Positioning).
  • Thiết lập chiến lược và kế hoạch Marketing (S: Strategy).
  • Hoạch định các chương trình Marketing (MM: Marketing Mix Program).
  • Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing (I,C: Implementation, Control)

=> Marketing là quá trình xã hội theo đó các cá nhân và tổ chức thỏa mãn nhu cầu khách hàng và mong muốn của họ thông qua các hoạt động sáng tạo và trao đổi sản phẩm.

1.1.2. Vai trò của marketing trong kinh doanh

  • Marketing đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động Marketing mà các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, xí nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing xác định rõ sản phẩm có đặc điểm như thế nào, giá bán bao nhiêu,…
  • Marketing giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và đứng vững trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc họ có cung cấp cho thị trường cái mà thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng của người mua không?.
  • Marketing đã tạo sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Marketing đã cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng.
  • Marketing có ảnh hưởng lớn đến quyết định doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • Marketing được coi là chức năng quản trị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò kết nối hoạt động của các chức năng khác với thị trường. Marketing là chìa khóa thành công cho mọi loại hình doanh nghiệp. (Cơ sở lý luận về Marketing)
BÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING MIX
BÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING MIX

1.1.3. Quá trình Marketing

 – Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh nghiệp phải thực hiện 5 bước cơ bản sau:

1.1.3.1.Phân tích các cơ hội Marketing (R: Research)

  • Nghiên cứu marketing là điểm khởi đầu marketing, là quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin marketing. Không có hoạt động nghiên cứu các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giống như người mù. Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị những điều hiện và chiến lược thích hợp để tham gia vào thị trường.

1.1.3.2.Phân đoạn,  lựa chọn thị trường mục tiêu (STP: Market Segmentation, Select Target Market, Market Positioning)

  • Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá ra nhiều phân khúc khách hàng, doanh nghiệp phải quyết định, phân khúc nào là mục tiêu sẽ theo đuổi, sẽ cung cấp giá trị vượt trội cho họ. Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các thị trường, chọn thị trường phù hợp với khả năng của mình. Doanh nghiệp còn phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường. Định vị là những nỗ lực tạo lập nhận thức, khác biệt trong tâm trí khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ. (Cơ sở lý luận về Marketing)

1.1.3.3.Thiết lập chiến lược và kế hoạch Marketing (S: Strategy)

  • Đưa ra những định hướng, nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức, chiến thuật để dẫn đường chỉ lối cho việc thực thi đạt được mục tiêu hiệu quả.

1.1.3.4.Hoạch định các chương trình Marketing (MM: Marketing Mix Program)

  • Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn và các định hướng, doanh nghiệp sẽ thiết kế 1 chiến lược marketing mix để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó. Các công cụ của tổ hợp tiếp thị (MM) được sửa dụng nhằm hỗ trợ và đưa ra sự định vị của sản phẩm. Những công cụ này thường được biết đến với tên gọi là 4P (Product, Price, Place, Promotion).

1.1.3.5.Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing (I, C: Implementation, Control)

  • Bước cuối cùng của quá trình Marketing là quá trình biến những chiến lựoc, kế hoạch marketing thành hành động và kiểm soát. Để chiến lược Marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
  • Một doanh nghiệp thành công không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm. Họ phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết qua hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không và nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ cần phải biết nguyên nhận nào nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế hành động điều chỉnh. (Cơ sở lý luận về Marketing)

1.1.4.Chức năng của marketing

Người quản trị Marketing là người có đóng góp quan trọng nhất về mặt chức năng vào quá trình lập kế hoạch chiến lược với các vai trò lãnh đạo trong việc xác định xứ mệnh kinh doanh, phân tích tình hình môi trường cạnh tranh và kinh doanh, xây dựng các mục tiêu, mục đích và chiến lược, xác định các kế hoạch sản phẩm – thị trường – phân phối và chất lượng để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Mối quan hệ này mở rộng ra cả việc xây dựng những chương trình và kế hoạch hành động gắn liền với kế hoạch chiến lược.

  • Chức năng làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường : Marketing chỉ ra cho các bộ phận kỹ thuật sản xuất biết cần phải sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất với khối lượng là bao nhiêu và bao giờ thì đưa ra thị trường. Như vậy Marketing đã giúp cho sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thị trường hay nói cách khác Marketing làm cho sản phẩm luôn thích ứng với nhu cầu thị trường.
  • Chức năng phân phối : Marketing giúp cho việc tổ chức sự vận động hàng hoá từ sau khi nó kết thúc quá trình sản xuất cho đến khi nó đƣợc giao cho những cửa hàng bán buôn bán lẻ hoặc đƣợc giao trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng một cách tối ƣu nhất.
  • Chức năng tiêu thụ hàng hoá: Marketing chỉ ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng, đồng thời nó còn đƣa ra các mức giá tối ƣu trong các điều kiện khác nhau.
  • Chức năng yểm trợ: Marketing có nhiều hành động phân phối, trong đó nó bao gồm cả những hoạt động yểm trợ cho việc phân phối bán sản phẩm như quảng cáo, xúc tiến bán.

1.2 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

1.2.1 Phân khúc thị trường (Cơ sở lý luận về Marketing)

1.2.1.1 Khái niệm về phân khúc thị trường

  • Sau khi phân tích cơ hội Marketing, doanh nghiệp cần phân khúc và chọn thị trường mục tiêu phù hợp với nguồn lực của công ty và điều kiện cạnh tranh trên thị trường.
  • Phân khúc thị trường được hiểu là việc phân chia thị trường tổng thể thành nhiều khúc thị trường nhỏ bằng những tiêu thức thích hợp mà trong từng khúc, hành vi thái độ tiêu dùng về một loại sản phẩm nào đó có tính đồng nhất cao. Qua đó, doanh nghiệp có thể tập trung những nổ lực Marketing phù hợp cho một hay một số phân khúc thị trường. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, thực hiện được mục tiêu Marketing của mình.

1.2.1.2 Những tiêu thức để phân khúc thị trường

  • Không có một cách duy nhất nào cho việc phân khúc một thị trường. Người làm Marketing phải thử nhiều phương pháp phân khúc khác nhau, áp dụng riêng lẻ hoặc phối hợp để tìm ra một cách nhìn chính xác về cơ cấu thị trường. Việc phân đoạn thị trường có thể thực hiện theo những tiêu thức sau:
  • Phân khúc theo địa lý (miền, vùng, tỉnh…)
  • Phân khúc theo dân số-xã hội (tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp…)
  • Phân khúc theo tâm lý (thái độ, cá tính, lối sống…)
  • Phân khúc theo hành vi người tiêu dùng (lý do mua, lợi ích tìm kiếm, tính trung thánh…)
  • Phân khúc theo giá cả
  • Phân khúc theo kênh phân phối

1.2.2 Lựa chọn thị trường

  • Trong bước này, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định về số lượng khúc thị trường được lựa chọn và khúc thị trường hấp dẫn nhất.
  • Để có các quyết định xác đáng về các đoạn thị trường được lựa chọn cần thiết phải thực hiện một tiến trình các công việc chủ yếu như đánh giá đoạn thị trường và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu.
  • Chẳng hạn: Đối với ngành xây dựng, thì các doanh nghiệp thường phân khúc thị trường bằng tiêu thức địa lý là chia theo khu vực: Bắc-Trung-Nam, rồi tiếp tục phân chia ra những thành phố lớn, tỉnh. Sau đó chọn một hoặc một vài thị trường chủ yếu phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cũng có thể phân theo khu vực kết hợp với việc phân theo thu nhập của người tiêu dùng (cao, trung bình, thấp), chọn nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và cao để tập trung những nổ lực Marketing vào đó.

1.2.2.1 Đánh giá các đoạn thị trường (Cơ sở lý luận về Marketing)

Mục đích của việc đánh giá các khúc thị trường là nhận dạng được mức độ hấp dẫn của chúng trong việc thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi đánh giá khúc thị trường người tiêu dùng thường dựa vào ba tiêu chuẩn cơ bản như sau:

  • Quy mô và sự tăng trưởng
  • Sức hấp dẫn của khúc thị trường
  • Các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp

 Chẳng hạn: Sau khi phân khúc thị trường ra thành nhiều khu vực khác nhau: Bắc, Trung, Nam. Người ta nhận thấy rằng ở miền Nam có TPHCM là thị trường đầy tiềm năng để phát triển ngành xây dựng, bởi dân số đông, thu nhập cao hơn các nơi khác do kinh tế phát triển, những yếu tố không thể bỏ qua đó là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường cao. Vì vậy , doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng để có sự lựa chọn đúng đắn đối với thị trường mục tiêu của chính mình.

1.2.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đánh giá các đoạn thị trường khác nhau các doanh nghiệp cần phải quyết định lựa chọn các đoạn thị trường cụ thể để tiến hành kinh doanh. Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần chú ý đến các yếu tố sau đây để chọn chiến lược đáp ứng thị trướng cho phù hợp:

  • Khả năng tài chính của công ty
  • Mức độ đồng nhất của sản phẩm
  • Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
  • Mức đồng nhất của thị trường

1.3 Môi trường marketing (Cơ sở lý luận về Marketing)

1.3.1. Môi trường vĩ mô.

1.3.1.1.Môi trường kinh tế.

Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của công ty như là chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, lực lượng lao động,…Ngoài ra, công ty còn phải chú ý đến việc phân bố lợi tức trong xã hội. Xét tổng quát thì có bốn yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế mà công ty cần xử lý là: tốc độ phát triển kinh tế, lãi suất, hối suất, tỷ lệ lạm phát.

1.3.1.2.Môi trường chính trị và pháp luật.

Bao gồm các chính sách, quy chế, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ tục và quy định của Nhà nước. Luật pháp cùng các cơ quan Nhà nước có vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích:

  • Bảo vệ quyền lợi của các công ty trong quan hệ cạnh tranh tránh những hình thức kinh doanh không chính đáng.
  • Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các trường hợp khách hàng không được tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Bảo vệ khách hàng chống lại cách thức kinh doanh tuỳ tiện vô trách nhiệm với xã hội của các công ty.

1.3.1.3.Môi trường văn hoá – xã hội.

Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu, phong cách sống, xu hướng của nền văn hoá, tỷ lệ tăng dân số,…Những yếu tố này không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng mà còn tác động đến nguồn cung ứng sản phẩm, dung lượng thị trường, đặc tính thị trường và do đó sẽ tác động đến quyền lựa chọn của người mua. Chẳng hạn như khi một người có ý định mua xe gắn máy và chưa có quyết định mua nhãn hiệu xe nào nhưng thấy các đồng nghiệp sử dụng xe viva thì cũng sẽ có khuynh hướng chọn xe viva. (Cơ sở lý luận về Marketing)

1.3.1.4.Môi trường tự nhiên.

Đó là những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiên liệu bị khai thác bừa bãi,…buộc các cơ quan chức năng và công ty phải có những giải pháp cứu chữa và đưa ra các biện pháp thích nghi.

1.3.1.5.Môi trường công nghệ.

Mỗi công nghệ phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không ít thì nhiều. Đây là sự huỷ diệt mang tính sáng tạo. Đối với các công ty thì các yếu tố công nghệ luôn có hai mặt. Một mặt tích cực đó là những công nghệ mới sẽ đưa lại phương pháp chế tạo mới giúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giảm chi phí theo quy mô,… Mặt khác công nghệ tiến bộ sẽ là sự lo ngại cho các công ty khi họ không có đủ nguồn lực để chạy theo công nghệ.

1.3.2.Môi trường vi mô. (Cơ sở lý luận về Marketing)

1.3.2.1.Đối thủ cạnh tranh.

Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranh nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau. Ngành phân tán manh mún tức là có nhiều công ty vừa và nhỏ hoạt riêng biệt không có sự thống nhất, các công ty dễ phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đến nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Ngành hợp nhất là ngành có sự tương trợ giữa các công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành.

1.3.2.2.Tình hình thị trường.

Là yếu tố chi phối mức độ cạnh tranh giữa các công ty. Nhu cầu thị trường tăng làm giảm áp lực cạnh tranh là cơ sở hàng đầu mở rộng thị phần của công ty và ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm sút là nguy cơ để công ty tìm cách chống chọi, bảo vệ thị phần của mình.

1.3.2.3.Khách hàng.

Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của công ty. Sự đòi hỏi của khách hàng luôn là thách thức cũng như nó sẽ mở ra những cơ hội mới cho công ty.

1.3.2.4.Nhà cung cấp.

Đối với các công ty sản xuất thương mại thì đây là nhân tố khá quan trọng gắn liền với các quyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hoá cho công ty. Việc lựa chọn nhà cung cấp tốt là một thành công đáng kể trong suốt quá trình kinh doanh của công ty.

1.3.3 Môi trường nội bộ.

1.3.3.1.Chiến lược marketing.

Nhân tố marketing ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh nhất là trên quan điểm chiến lược. Nó giúp công ty định hướng và phối hợp các hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. (Lựa chọn những phân khúc thị trường trọng điểm, hoạch định chiến lược Marketing, định vị thị trường,…).

1.3.3.2.Nguồn nhân lực.

Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của công ty. Việc quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và điều động nhân sự. Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược của công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn.

1.3.3.3.Bản sắc văn hoá công ty.

Đó chính là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và phong thái sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành động thái hoặc phong cách ứng xử của công ty trong quan hệ với môi trường xung quanh và trong cả môi trường riêng. Văn hoá của công ty còn gắn liền với các mục tiêu lâu dài mà công ty theo đuổi qua các chương trình hành động của mình.

1.3.3.4.Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị.

Những nhân tố này ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp được trang bị máy móc thiết bị hiện đại sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các đơn hàng. Đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4 Marketing – mix (Cơ sở lý luận về Marketing)

  • Marketing Mix là một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại. Marketing Mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói Marketing Mix như là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức.
  • Các công cụ Marketing Mix gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), xúc tiến hay chiêu thị (Promotion) và thường được gọi là4P. Những thành phần của mỗi P có rất nhiều nội dung.
  • Marketing Mixcó thể được chọn từ rất nhiều khả năng được thể hiện như một hàm có bốn biến số là (P1,P2, P3, P4). Marketing Mix của một công ty tại một thời điểm t cho một sản phẩm A có mức chất lượng q, giá bán m, chi phí phân phối y, chi phí xúc tiến z được thể hiện là (q,m,y,z). Một biến số thay đổi sẽ dẫn đến sự kết hợp mới trong Marketing Mix. Không phải tất cả những yếu tố thay đổi trong Marketing Mix có thể điều chỉnh trong ngắn hạn. Công ty có thể điều chỉnh giá bán, lực lượng bán, chi phí quảng cáo trong ngắn hạn những chỉ có thể phát triển sản phẩm mới và thay đổi kênh phân phối trong dài hạn.

=> Marketing Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.

Hình 1.1: Mô hình 4P của Marketing Mix (Cơ sở lý luận về Marketing)

MARKETING 4P
MARKETING 4P

  các thành tố trong Marketing Mix

– Trong nền kinh tế thị trường khó khăn giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và đối đầu với các đối thủ cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vì vậy muốn đứng vững được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một họat động Marketing Mix phù hợp. Các nhà doanh nghiệp phải biết tận dụng quy tắc 4P (Product, Price, Place, Promotion) trong Marketing Mix một cách hiệu quả  thì mới có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh đầy sóng gió. Marketing Mix còn được gọi là chính sách 4P – do viết tắt 4 chữ đầu các thành tố, và sau đây là quan điểm của Giáo sư Jerome McCarthy về 4P vào những năm 60. Sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị, 4 yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì thế quyết định của yếu tố này có ảnh hưởng đến 3 yếu tố còn lại.

MARKETING MIX 4P
MARKETING MIX 4P

1.5 Các yếu tố tác động tới Marketing mix (Cơ sở lý luận về Marketing)

– Thực hiện Marketing mix không theo khuôn mẫu chung nào mà thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như sau:

+ Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng.

+ Yếu tố sản phẩm: Sản phẩm khác nhau  phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau.

+ Thị trường: Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau. Ví dụ sức mua của thị trường thành thị cao hơn sức mua của thị trường vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, Marketing mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau.

XEM BÁO GIÁ: DỊCH VỤ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP THUÊ

Trên đây là một số nội dụng mẫu Cơ sở lý luận về Marketing, Marketing mix mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu viết đề tài báo cáo tốt nghiệpcác bạn có thể liên hệ dịch vụ viết thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua https://zalo.me/0909232620 nhé!

DOWNLOAD FILE

DANH MỤC DỊCH VỤ

Contact Me on Zalo