3+ Lời mở đầu hay trong báo cáo thực tập huy động vốn tại ngân hàng

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
5/5 - (9 bình chọn)

Nhiều bạn sinh viên đang loay hoay viết lời mở đầu đề tài báo cáo thực tập huy động vốn tại ngân hàng, các bạn có thể tham khảo các mẫu sau đây nhé, chúc các bạn có được những tài liệu hay để làm đề tài về huy động vốn ngân hàng của mình

Mục lục

Lời mở đầu báo cáo thực tập huy động vốn tại ngân hàng số 1

1.Sự cần thiết của báo cáo thực tập

Đất nước ta sau những năm đổi mới, đang từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. để thực hiện thành công chiến lược đó, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Vốn là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển nền kinh tế của một quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế, đòi hỏi các Tổ chức tín dụng (TCTD) phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động.

Với chức năng trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, các Tổ chức tín dụng đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút khách hàng và người dân gửi tiền vào Ngân hàng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng và nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, là áp lực đòi hỏi các Tổ chức tín dụng phải có chiến lược huy động vốn dài hạn, với các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng thời kỳ, với khả năng chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng – doanh nghiệp và nền kinh tế, nhu cầu vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương trình kinh tế lớn của đất nước ta.

Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Vì vậy, những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nhằm củng cố sự tồn tại và phát triển ngành ngân hàng, đã đang và sẽ là những vấn đề được quan tâm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng  và hệ thống ngân hàng nói chung.

Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài:  “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ” làm báo cáo tốt nghiệp

2 .Mục tiêu nghiên cứu.

  • Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn trong NHTM.
  • Tìm hiểu và đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển
  • Đề xuất 1 số giải pháp và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng.

3. Phương hướng nghiên cứu:

  • Phương pháp thu thập số liệu từ các tài liệu liên quan tại cơ quan thực tập: bảng cân đối chi tiết và báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012.
  • Phương pháp so sánh: để xem xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong thời gian qua.
  • Phương pháp tỷ trọng: để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu.
  • Phương pháp tỷ số: để xem xét kết quả hoạt động của Ngân hàng.
  • Tham khảo tài liệu, tạp chí ngân hàng.

4. Phạm vi nghiên cứu:

–         Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn trong NHTM ,thực trạng của hoạt động huy động vốn đồng thời đề xuất 1 số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

–         Không gian nghiên cứu

  • Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

–         Thời gian nghiên cứu :

  • Số liệu nghiên cứu 3 năm: 2019-2020-2021
  • Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 28/10 đến 16/1/2021

5. Kết cấu đề tài.

ngoài Lời mở đầu hay trong báo cáo thực tập huy động vốn tại ngân hàng, kết luận thì báo cáo thực tập gồm có 4 chương sau:

  • Chương 1: Tổng quan về công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
  • Chương 2 : Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
  • Chương 3 : Thực trạng  huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
  • Chương 4 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Xem thêm

Lời mở đầu của báo cáo thực tập huy động vốn tại ngân hàng số 2

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Đối với các Ngân hàng thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, Ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Có thể nói vốn huy động hay hoạt động huy động có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của Ngân hàng.

Tại Việt Nam hiện nay huy động vốn hay là việc khai thác lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, của các tổ chức kinh tế xã hội hay tổ chức tín dụng khác của Ngân hàng thương mại còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Làm sao để giảm chi phí, có quy mô ổn định, phù hợp trong việc tài trợ cho các danh mục tài sản, tăng khả năng sinh lời cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Do đó việc tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý và ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng đối với Ngân hàng.

Trong thế kỷ 21, thế kỷ mở cửa và hội nhập, khi thị trường các quốc gia là một, không chỉ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam mà các Ngân hàng trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài dày dặn kinh nghiệm. Tuy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một Ngân hàng có quy mô lớn, đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng, được nhiều người biết đến, các dịch vụ của Ngân hàng phát triển rất nhanh nhưng việc ổn định và mở rộng nguồn vốn huy động vốn ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánhHà Tây – PGD số 5 nói riêng. Để có thể thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh trong thời gian tới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Hà Tây – PGD số 5phải có những giải pháp huy động vốn đúng đắn thích hợp.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã học được ở trường, cùng những kiến thức đã thu thập được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đô, em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây PGD số 5” để viết khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

  • – Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn.
  • – Phân tích đúng thực trạng công tác nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây – PGD số 5.
  • – Đưa ra các giải pháp tạo bước chuyển biến mới trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây PGD số 5.

3. Đối tượng nghiên cứu

  • – Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây PGD số 5”
  • – Phạm vi nghiên cứu: tập trung phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây PGD số 5.

4. Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khác như:

  • Phương pháp phân tích,
  • thống kê phân tích,
  • phương pháp so sánh,
  • tổng hợp các bảng biểu và khái quát hóa,
  • phương pháp luận khoa học gắn giữa lý thuyết và thực tiễn,
  • các lý thuyết về tiền tệ tín dụng của các nhà khoa học.

5. Bố cục báo cáo thực tập

Về kết cấu: Ngoài Lời mở đầu của báo cáo thực tập huy động vốn tại ngân hàng và kết luận, nội dung đề tài được chia làm 3 chương:

  • Chương 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của NHTM.
  • Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Hà Tây – PGD số 5.
  • Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây – PGD số 5.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tế, hạn chế về thời gian nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây – PGD số 5để bài viết được tốt hơn.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, các anh chị phòng phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác của Ngân hàng đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của các thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt là TS Đinh Phương Anh là người trực tiếp tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trên đây là một số nội dụng mẫu Lời mở đầu hay trong báo cáo thực tập huy động vốn tại ngân hàng mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài báo cáo tốt nghiệpcác bạn có thể liên hệ Làm thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua sđt/Zalo:  0909232620 nhé!

DOWNLOAD FILE

DANH MỤC DỊCH VỤ

Contact Me on Zalo