Mối quan hệ giữa các nhân viên-các phòng ban trong công ty

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Rate this post

Một số mẫu bài báo cáo thực tập các bạn cần làm mục Mối quan hệ giữa các nhân viên-các phòng ban trong công ty, nay có 3 mẫu mà mình gợi ý cho sinh viên, các bạn có thể dùng tham khảo nhé.

Mục lục

Mẫu 1 – Mối liên hệ giữa các phòng ban trong Công ty số 1

  • Phòng Đầu tư có chức năng tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch hoạt động của Công ty, từ đó Giám đốc sẽ đưa ra quyết định đầu tư sao cho đạt hiệu quả cao. Đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để đưa ra quyết định đầu tư phát triển, kết hợp với Phòng Tài chính kế toán làm Báo cáo thống kê.
  • Phòng đấu thầu và quản lý dự án : phối hợp với các phòng ban chức năng trong Công ty duy trì và cải tiến hệ thống QLCL theo tiêu chuản ISO 9001:2000 để phù hợp với mọi yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, lên kế hoạch điều phối nhân lực,máy móc giữa các công trường trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
  • Phòng Tổ chức hành chính: phối hợp với Phòng đầu tư kinh doanh, Phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng đấu thầu và quản lý dự án trong việc huấn luyện định kỳ, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Dựa vào tình hình nhân sự do các phòng ban cung cấp để xây dựng kế hoạch nhân sự, thực hiện công tác cán bộ.
  • Phòng Tài chính kế toán: phối hợp với Phòng Đầu tư, Phòng Tổ chức hành chính trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, giải quyết yêu cầu về vốn của các đơn vị trực thuộc, xây dựng Báo cáo kết quả kinh doanh theo định kỳ.
  • Các phòng ban chức năng phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất giúp Ban giám đốc có biện pháp quản lý thích hợp.

Xem thêm

Mẫu 2 – Mối quan hệ giữa các nhân viên-các phòng ban trong công ty

Dạng này kiểu Mâu thuẫn giữa hai bộ phận marketing và Sản xuất kinh doanh

  • Nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến xung đột giữa các nhóm là do nguồn lực khan hiếm, cần phải có thêm nguồn lực và nhu cầu này dẫn đến xung đột. Chẳng hạn như việc thuyên chuyển nhân viên từ bộ phận marketing sang phòng SXKD, điều này gây xáo trộn nhiệm vụ cũng như vị trí, mối quan hệ của nhân viên trong công ty nói chung và nhân viên hai phòng nói riêng…
  • Lúc này mâu thuẫn bắt đầu xảy ra, rất nhiều vấn đề cần xử lý và trách nhiệm, khả năng phân tích logic cũng như quyền lực của người quản lý phải thực sự được sử dụng có hiệu quả thì mới giải quyết được ở mức độ mọi người đều chấp nhận.
  • Xung đột giữa các cá nhân xảy ra giữa hai hoặc nhiều người. Hầu hết các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân là do đụng độ về tính cách, văn hóa vùng miền và giao tiếp không hiệu quả. Có thể xảy ra khi người ta không thích nhau, khi niềm tin không tồn tại và khác nhau trong suy nghĩ về viễn cảnh.
  • Họ cũng có thể mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi. Họ luôn hướng đến việc cạnh tranh để có một vị trí tốt hơn công ty, họ biết họ muốn gì và họ bị lôi kéo bởi chức vụ, địa vị xã hội,…
  • Dạng người này có thể hữu ích trong trường hợp khẩn cấp và cần có một quyết định tức thì. Nhưng khi họ ra quyết định không phù hợp thì họ tìm mọi cách biện hộ cho mình một cách ích kỷ và rất dễ đến xung đột.
  • Tuy nhiên họ lại cảm thấy không bằng lòng, cảm thấy chán nản khi phải làm những công việc không có sự thử thách.
  • Hầu hết các nhân viên đều là người mới, có những người đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm, khi làm việc với nhau họ chưa hiểu biết về năng lực của đồng nghiệp mình dẫn đến những bất đồng trong việc nhận thức công việc khi được giao.

Mẫu 3 –  Mối liên hệ giữa các phòng ban trong báo cáo thực tập

Công ty có thành công hay không, phát triển hay không phụ thuộc vào các phòng các ban. Mặc dù mỗi phòng, mỗi ban thực hiện một công tác quản lý riêng với những quyền hạn và trách nhiệm khác nhau tuỳ theo từng chuyên môn của họ. Vì vậy các phòng ban cần có mối quan hệ thống nhất với nhau và mối quan hệ này được thể hiện như sau:

  • Ban giám đốc: có quan hệ với phòng kế hoạch, phòng kế toán, phòng tổ chức để nắm thông tin và ra kế hoạch kịp thời.
  • Phòng kế toán: có quan hệ với tất cả các phòng ban, phân xưởng để làm kế hoạch tài vụ trong năm, với phòng kế toán vật tư để nắm yêu cầu.
  • Phòng tổ chức hành chính: có quan hệ với các phòng ban khác để nắm rõ chi phí mua sắm, nhu cầu của công nhân để có biện pháp xử lý kịp thời (việc thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… ), thanh toán lương.

Hợp tác lao động:

  • Hiệp tác lao động là dự phối hợp nhiều bộ phận nhiều ngành nghề, phối hợp hoạt động với nhau một cách chặt chẽ để hoàn thành một khối lượng công việc hay nhiệm vụ sản xuất.
  • Hợp tác trong bộ phận quản lý, bao gồm mối quan hệ theo dây chuyền sản xuất qua lại. Giám đốc đối với các phòng ban, phân xưởng tổ chuyền sản xuất, Giám đốc thông qua các phòng ban để biết kết quả hoạt động sản xuất của Công ty các phòng ban có nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện sản xuất để trình Giám đốc. Từ đó, Giám đốc nắm được kết quả sản xuất của Công ty, để đưa ra phương hướng nhiệm vụ để tiến hành sản xuất .
  • Hợp tác giữa các bộ phận sản xuất của Công ty là sự hợp tác giữa sản xuất chính và phụ, hiệp tác giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hợp tác về thời gian lao động và việc bố trí các ca sản xuất phù hợp với tình hình chung của Công ty hiện nay.

  • * Đối với các văn phòng: Làm việc theo giờ hành chính:
  • + Sáng từ 7h30 – 11h30
  • + Chiều từ 13h00 – 17h00
  • * Đối với công nhân: Làm việc theo ca
  • + Sáng từ 7h00 – 11h00
  • + Chiều từ 12h00 – 17h00 ( 1 giờ đăng ký tăng ca tự nguyện )

 

Trên đây là một số nội dụng mẫu báo cáo tốt nghiệp mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài báo cáo tốt nghiệpcác bạn có thể liên hệ Làm thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua sđt/Zalo: 0909232620 nhé!

DOWNLOAD

DANH MỤC DỊCH VỤ

Contact Me on Zalo