Nội dung bài viết
2.5. Quy trình của hoạt động bán hàng.
Mỗi doanh nghiệp có một quy trình bán hàng riêng tùy theo từng đặc thù kinh doanh riêng của mình, nhưng nhìn chung thì quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuyên nghiệp thường bao gồm 7 bước:
Bước 1: Chuẩn bị tiếp xúc với khách hàng.
Trước khi tiếp xúc khách hàng, nhân viên viên bán hàng cần chuẩn bị mọi thứ cho hoạt động bán hàng thành công,từ thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ, kế hoạch bán hàng (danh sách khách hàng cần ghé thăm). Giấy giới thiệu, card visit, trang phục, đến cả tâm lý bán hàng.
Bước 2: Tìm hiểu và sàn lọc khách hàng.
Đây là bước đầu tiên trong quá trình bán hàng nhằm mục đích phát hiện ra những khách hàng truển vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng nhất của mình, sàn lọc những khách hàng yếu kém. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thử cho các khách hàng triển vọng trước khi quyết định quyến thăm.
Bước 3: Tiếp cận và thiết lập cuộc hẹn
Nhân viên bán hàng cần tiềm hiểu thông tin đầy đủ về khách hàng triển vọng, đề ra mục tiêu cuộc ghé thăm. Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi người mua để được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này, bao gồm biểu hiện bề ngoài, những lời mở đầu và khách nhận xét của câu chuyện. Bước này thành công thì quy trình của bạn trở nên dễ dàng hơn bạn đã thuyết phục được 50% khách hàng mua hàng của bạn vì khách hàng chịu lắng nghe bạn nói, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bước 4: Giới thiệu và trình bày.
- Đây là giai đoạn nhân viên viên giới thiệu sản phẩm với người mau theo công thứ AIDA( chú ý, quan tâm, mong muốn, hành động mua), nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh kỹ lưỡng những lỡi ích của khách hàng và nêu lên những tính năng của sản phẩm đảm bảo được những lợi ích đó.
Bước 5: Khắc phục những ý kiến phản đối hay xử lý khi bị từ chối thuyết phục khách hàng.
Khách hàng hầu như bao giờ cũng đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị đặt mua hàng
Hãy luôn luôn tin rằng khách hàng tiềm năng sẽ mua và đừng bao giờ nghi ngờ ý định của khách hàng. Thái độ tự tin của bạn sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin và thái độ của khách hàng trong khi đưa ra quyết định.
Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng/ hợp đồng bán.
Một trong các bước quan trọng nhất của quá trình bán hàng đó chính là việc chốt sale.
Bởi lẽ chốt sale là quá trình giúp cho khách hàng đưa ra quyết định, nên bạn phải nhớ rằng mọi điều bạn nói trong khi tiếp cận, trong khi thuyết minh và trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc chốt sale.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Nếu nghĩ rằng bán hàng được là bạn đã xong nhiệm vụ là một sai lầm lớn. Bước cuối cùng vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng của công ty (hay doanh nghiệp) mà bắt buộc không một nhân viên kinh doanh nào được quên đó là chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
Hãy luôn chăm sóc khách hàng và tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
Trên đây là một số nội dụng mẫu báo cáo tốt nghiệp mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài Quy trình của hoạt động bán hàng, các bạn có thể liên hệ Thuê viết báo cáo tốt nghiệp với mình qua sđt/Zalo: 0909232620 nhé!