Đề tài báo cáo thucj tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Việt Nam cho các bạn đang thực tập tại Tòa Án Nhân Dân, khi chọn đề tài viết bài, nhưng chưa biết chọn đề tài gì phù hợp, hãy tham khảo danh sách Đề Tài Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Việt Nam dưới đây để chọn cho mình một đề tài phù hợp nhất.
LƯU Ý: Trong quá trình làm bài Báo cáo thực tập các bạn gặp khó khăn về thời gian hay tìm kiếm công ty thực tập, không thể hoàn thành bài làm hãy liên hệ dịch vụ viết thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua https://zalo.me/0909232620
Mục lục
Lời mở đầu đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Việt Nam
1. ý do chọn đề tài Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Việt Nam
Quan hệ hôn nhân giữa vợ – chồng là một mối quan hệ được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng. Những quy định liên quan đến quan hệ vợ – chồng nói chung được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Trong đó có các quy định về đăng ký kết hôn và các quy định có liên quan được Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp lý có liên quan điều chỉnh một cách chi tiết nhằm áp dụng trong thực tiễn một cách có hiệu quả. Hiện nay, không chỉ riêng ở Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới,việc xác lập quan hệ hôn nhân theo cách truyền thống của mọi người trong xã hội như theo phong tục cưới mà không có đăng ký trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho dù quan hệ đó được mọi người công nhận nhưng pháp luật lại không thừa nhận, việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến những người trong mối quan hệ hôn nhân và có sự ảnh hưởng không nhỏ nếu kết thúc quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng. Vì vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc ĐKKH đóng vai trò quan trọng và bắt buộc đối với các cặp đôi trong quá trình chung sống.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì vấn đề ĐKKH vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ những sự khó khăn bất cập trên phương diện lý luận và thực tiễn thì yêu cầu về tăng cường sự quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn đối với các địa phương là điều cần thiết bởi xuất phát từ sự thiếu chặt chẽ, tạo điều kiện để người dân có những hành vi vi phạm pháp luật về HN&GĐ. Đồng thời, thông qua hoạt động này sẽ cho thấy vai trò quan trọng của UBND trong công tác quản lý Hộ tịch – Hộ khẩu khi tiến hành đăng ký kết hôn cho đương sự rất quan trọng trong quá trình thực hiện các quy định về Đăng Ký Kết Hôn của Luật HN&GĐ hiện nay.
Hiện nay, vấn đề ĐKKH đã và đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng rất được các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương thực hiện một cách cụ thể trong quá trình cải cách hành chính trong thực tế. Các văn bản pháp luật về vấn đề này đã được hoàn thiện tương đối đầy đủ thông qua việc ban hành và đưa vào thực hiện các văn bản về HN&ĐG, hộ tịch, cư trú về vấn đề ĐKKH. Với tính ưu việt và tầm quan trọng của vấn đề đăng ký kết hôn đã trở thành các quy định quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ này đã khẳng định vai trò quan trọng trong các quy định về vấn đề HN&GĐ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, với những quy định của quy định này đã góp phần hoàn thiện quy định về quá trình tăng cường sự quản lý của Nhà nước về dân cư là điều vô cùng cần thiết. Tuy vậy, quá trình áp dụng các quy định pháp luật về Đăng Ký Kết Hôn ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế ở nước ta, bên cạnh những thành quả đã đạt được trong vấn đề quy định về đăng ký kết hôn còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện. Vì vậy, chọn đề tài : “Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn triển khai tại UBND phường 7, quận 6 thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa luận nhằm góp phần quan trọng để phát hiện những hạn chế của pháp luật ở nước ta hiện nay. Qua đó nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân được Luật hôn nhân và gia đình quy định. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã, phường ở nước ta hiện tại và trong tương lai.
DOWNLOAD 5==> NHẬT KÝ THỰC TẬP NGÀNH LUẬT
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Khoá luận tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
– Làm rõ những vấn đề lý luận về ĐHKH và thủ tục Đăng Ký Kết Hôn
– Làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục Đăng Ký Kết Hôn
– Làm sáng tỏ thực tiễn triển khai thủ tục Đăng Ký Kết Hôn tại UBND phường 7, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh;
– Đề xuất được những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục ĐKKD và nâng cao hiệu quả công tác ĐKKH tại UBND phường 7, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, khoá luận sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
– ĐKKH là gì? Thủ tục ĐKKH được tiến hành như thế nào?
– Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về thủ tục ĐKKH như thế nào? Có quy định nào bất cập hay không?
– Thực trạng đăng ký kết hôn tại phường 7, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh được ghi nhận như thế nào?
– Những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện?
– Hoàn thiện pháp luật về thủ tục Đăng Ký Kết Hôn như thế nào và có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác Đăng Ký Kết Hôn tại địa bàn phường 7, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh?
3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
* Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ hôn nhân và gia đình để phân tích, lý giải các vấn đề. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng:
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về vấn đề đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho khóa luận.
– Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của khóa luận, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
* Phạm vi nghiên cứu
– Khoá luận tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn như Luật hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành v.v.
– Về thời gian: các số liệu được sử dụng từ năm 2016 – 2019.
– Về không gian: giới hạn trên địa bàn phường 7, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm 03 chương:
Chương 1: Khái quát về thủ tục đăng ký kết hôn và pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn
Chương 3: Thực tiễn triển khai pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND phường 7, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
1.1 Đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
* Khái niệm và đặc điểm đăng ký kết hôn
Theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: Đăng ký là đứng ra khai báo với cơ quan quản lý để chính thức công nhận hay cho hưởng quyền và nghĩa vụ nào đó[1].
Cấp giấy đăng ký kết hôn về cơ bản là hoạt động của cơ quan HCNN, là một thủ tục quan trọng nhằm công nhận một mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo quy định pháp luật về HN&GĐ nói chung thì chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định về đăng ký kết hôn trong thực tế. Tuy nhiên, đa phần chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: ĐKKH là ghi vào Sổ đăng kí kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là thủ tục pháp lí cần thiết làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ. Để được đăng kí kết hôn, nam nữ phải làm tờ khai đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn. Trên cơ sở đó, cơ quan đăng kí kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng kí kết hôn cho nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng kí kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ. Kể từ ngày đăng kí kết hôn, các bên nam nữ phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật[2]. Như vậy, có thể hiểu rằng muốn phát sinh quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc đăng ký kế hôn phải tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về HN&GĐ đã được quy định[3].

Trên cơ sở khái niệm nêu trên có thể đưa ra một số đặc điểm về đăng ký kết hôn như sau:
Một là, ĐKKH là thủ tục pháp lí cần thiết để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam và nữ. Việc ghi nhận vào sổ ĐKKH được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kết hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn[4]. Trước khi xác lập một quan hệ hôn nhân, các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải được cơ quan nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ thông qua các thủ tục về đăng ký kết hôn. Việc ban hành quy định về ĐKKH khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch và dân cư ở nước ta hiện nay.
Hai là, mục tiêu của hoạt động ĐKKH nói chung là tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về dân cư. Đảm bao quyền và lợi ích của quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Bởi tính chất quan trọng của việc ĐKKH nên công tác này luôn được coi là một trong những hoạt động quan trọng của NN, cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Vì vậy, trong công tác ĐKKH đã có sự phối hợp lẫn nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu và thực hiện tốt các quy định về ĐKKH trong thời kỳ mới của đất nước.
Ba là, song song với hoạt động ĐKKH thì tăng cường hoạt động về quản lý về đăng ký kết hôn, đảm bảo hoạt động kết hôn được thực hiện theo trình tự, thủ tục đúng quy định và từ đó làm nền tảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về HN&GĐ ở nước ta hiện nay. Thông qua hành vi ghi vào sổ ĐKKH sẽ tạo nên mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữ các bên trong quá trình đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành. Với trình tự thủ tục chặt chẽ với sự xác minh từ cơ quan ĐKKH tại địa phương là nền tảng cơ bản để hình thành mối quan hệ hôn nhân giữa các chủ thể.
Với quy định như trên Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến thủ tục ĐKKH ở nước ta hiện nay. Các quy định về ĐKKH đã tạo nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình ở nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.
* Thủ tục đăng ký kết hôn (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
Để thực hiện việc đăng ký kết hôn, các bên chủ thể cấn tiến hành theo một thủ tục do pháp luật quy định. Thủ tục ĐKKH được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa cá nhân với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quan hệ hôn nhân theo pháp luật.
DOWNLOAD 999+ ==> BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬT
1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký kết hôn
Thứ nhất, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKH sẽ góp phần duy trì sự ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội.
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì cần thiết có sự quản lý về HN&GĐ nói chung. Phải khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc ban hành các quy định pháp luật nói chung nhằm quản lý vấn đề này là điều vô cùng cần thiết.
Thực tế đã chứng minh rằng hoạt động quản lý HN&GĐ là nền tảng cơ bản trong chính sách về quản lý dân cư và có tác động quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Thông qua việc xây dựng và phát triển cũng như công tác quản lý NN đối với vấn đề này cần thiết phát huy vai trò của các cơ quan NN có thẩm quyền một cách hợp lý và đạt hiệu quả trong quá trình hội nhập. Nhà nước thông qua các công cụ pháp luật để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển xã hội đã đề ra và vấn đề quản lý dân cư giữ vai trò quan trọng. Thông qua hoạt động quản lý của NN thông qua các vấn đề về HN&GĐ là nền tảng giữ gìn và phát triển các quan hệ xã hội trong và ngoài nước. Bởi lẽ, việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội về ĐKKH không chỉ điều chỉnh ở phạm vi trong nước mà còn điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đảm bảo quyền và lợi ích của công dân. Từ đó, với việc kiện toàn hệ thống quy định về ĐKKH là nền tảng để nhà nước dễ dàng quản lý, nhằm hạn chế những hậu quả không tốt đối với hai bên nam nữ kết hôn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn có yếu tố nước ngoài được được tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Trong quá trình hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung thì các mối quan hệ có liên quan đến hoạt động của ĐKKH có mối quan hệ với nhau. Từ các quy định trên việc ĐKKH nhằm bảo vệ các giá trị đích thực của cuộc hôn nhân, tạo điều kiện cho mỗi người có cuộc sống hạnh phúc, đảm bảo sự đình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, tạo nên sự công bằng trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời ngăn chặn những hành vi lợi dụng quan hệ hôn nhân để thực hiện những việc trái đạo đức xã hội mà bị pháp luật ngăn cấm.
Thứ hai, các quan hệ HN&GĐ giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của kinh tế – xã hội hiện nay, mà đăng ký kết hôn chính là một trong các cơ sở để thiết lập nên các quan hệ về hôn nhân – gia đình. Đây là các mối quan hệ nền tảng của xã hội, cần được pháp luật bảo vệ. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
Thứ ba, thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKH sẽ đáp ứng các yêu cầu quan trọng của công tác quản lý hộ tịch nói chung và tuyên truyền pháp luật về HN&GĐ.
Những quy định về HN&GĐ có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển trong môi trường lành mạnh, an toàn và trong sạch, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội một cách bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, thông qua việc ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cũng như quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ một cách chặt chẽ và có hiệu quả đã góp phần trong việc bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước về dân cư ở nước ta hiện nay.
1.2 Tổng quan pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn
Một là, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Trong thời kỳ phong kiến ở nước ta thì các quy định về thủ tục ĐKKH được quy định rất hạn chế. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nước ta là một nước phong kiến, ảnh hưởng của ách đô hộ hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Do đó, bản thẩn các quy định về phong kiến mang tính chất nho giáo, được thực hiện theo nguyên tắc “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”, thực hiện chế độ “đa thê, nhiều vợ chung một chồng, coi trọng người đàn ông, vợ chồng không bình đẳng”.[5]
Tuy nhiên, trong bộ luật Hồng Đức – Quốc Triều Hình Luật và Bộ luật Gia Long đã có các thủ tục kết hôn và thể hiện rõ nhất về kết hôn. Cụ thể như sau:
Đối với bộ Luật Hồng đức có các quy định về kết hôn, cụ thể: Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339. Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: “Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn”, có lẽ là do đã tồn tại một văn bản khác cùng thời quy định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng…Còn người con gái phải gả cho người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.[6]
Việc kết hôn theo bộ luật Hồng Đức được ghi nhận phải qua bốn lễ đó là Nghị hôn (nhờ mối lái bàn định), Định thân (đem lễ vật vấn danh đến nhà gái), Nạp trưng (đem đủ sính lễ dẫn cưới đến nhà gái), Thân nghinh (đón dâu). Lễ vật đem đến nhà gái được quy định khác nhau đối với quan viên và thường dân. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
Điều 314 Bộ luật Hồng Đức quy định ai muốn cưới vợ thì phải đưa sính lễ đến nhà cha mẹ đàng gái, trong trường hợp cha mẹ nhà gái chết hết thì đem đến nhà người trưởng tộc hay trưởng làng để xin cưới. Việc đính hôn thông qua nạp trưng sính lễ có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong việc hứa hôn. Ngoài ra ở Điều 314 còn quy định nếu thành hôn cẩu thả thì bị biếm một tư và phải nộp tiền tạ còn gọi là tiền xin lỗi cho bên đàng gái theo luật sang hèn. Còn nếu thành hôn mà cha mẹ chết hết thì phải nộp tiền tạ lỗi ấy cho người trưởng tộc hay trưởng làng, ngoài ra, người con gái còn bị đánh 50 roi. Bộ luật Hồng Đức chú trọng về mặt hình thức đó là việc bên muốn cưới vợ phải đưa sính lễ và đây là thủ tục bắt buộc.
Ngoài ra Điều 315 còn quy định nếu đã gả con gái mà nhận đồ sính lễ rồi, ví dụ như: các món vàng vòng, tiền bạc, lụa, heo, rượu mà lại thôi không chịu gả nữa thì bị đánh 80 trượng. Điều 94 Bộ luật Gia Long cũng quy định tương tự.[7]
Ngoài ra, Con gái hứa gả nhưng chưa làm lễ cưới, nếu người con trai có ác tật hay phạm tội nào đó, hoặc chơi bời lêu lổng, phá gia sản thì người con gái được phép báo lên quan ti để trả đồ lễ cưới. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì khỏi phải trả đồ lễ. Nếu làm trái luật này thì đánh 80 trượng được quy định tại Điều 322 Bộ luật Hồng Đức. Trường hợp đôi nam nữ tự ý chung sống với nhau như vợ chồng mà không qua lễ nghi theo luật định thì họ được coi như “cẩu hợp” khi đó người con trai phải nộp tiền tạ lỗi cho cha mẹ người con gái, đồng thời người con gái phải bị phạt 50 roi, như thế cuộc hôn nhân của họ mới xem là hợp pháp và được xã hội chấp nhận. Nếu người con trai và người con gái thông dâm trước với nhau “tiền dâm hậu thú” thì người con trai sẽ bị luận tội đồ và bị đánh 80 trượng, người con gái sẽ bị đánh 50 roi và không được xem là hôn nhân hợp pháp.[8]
Bên cạnh đó Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long cũng có quy định về các trường hợp mà người chồng được quyền bỏ vợ, phụ vợ, trả về gia đình vợ, đó là: không có con, dâm đảng, không phụng sự bố mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, bị ác tội. Luật cũng quy định các trường hợp mà chồng không được bỏ vợ đó là: khi vợ đã để tang bố mẹ chồng ba năm; khi lấy nhau, vợ chồng nghèo, sau đó giàu có; khi lấy nhau, vợ còn bà con, họ hàng, nay vợ không còn bà con họ hàng nào để trở về. Vì thế, dù vợ có phạm vào một trong các điều thất xuất mà người vợ nằm trong ba trường hợp người chồng không thể bỏ, nếu người chồng cố tình bỏ vợ thì bị phạt 60 trượng.[9]
Hai là, trong thời kỳ Pháp thuộc. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, Trung kỳ và Bắc kỳ nằm dưới sự bảo hộ của Pháp. Trong thời kỳ này, các văn bản luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chủ yếu là nhà nước thực dân phong kiến ban hành nhằm tăng cường bộ máy cai trị của chúng trên đất nước chúng ta.
Pháp luật hôn nhân và gia đình thời Pháp thuộc bao gồm ba Bộ luật dân sự lần lượt ra đời ở ba kỳ. Ở Nam kỳ và ba thành phố được gọi là nhượng địa bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì có Bộ Dân luật giản yếu (Precis de la legislation civile annamite). Bộ luật này phỏng theo Bộ luật dân sự của Pháp năm 1804, tuy nhiên, Bộ luật này có nhiều thiếu sót trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nên chủ yếu là áp dụng đến tục lệ, Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long. Bộ Dân luật Bắc hay còn gọi là Bộ dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc kỳ ban hành năm 1931. Chế định hôn nhân và gia đình nằm trong quyển thứ nhất được biên soạn năm 1917. Bộ luật Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật thường được gọi tắt là Bộ luật Trung kỳ ban hành năm 1936 đến năm 1939, ở bộ luật này các chế định về hôn nhân và gia đình có một số thay đổi nhưng cơ bản nó cũng gần giống như Bộ Dân luật Bắc[10].
Quan hệ hôn nhân thời Pháp thuộc là quan hệ hôn nhân được xác lập theo nguyên tắc không có sự tự nguyên hoàn toàn, quan hệ hôn nhân một chồng nhưng người chồng có thể có nhiều vợ, vợ chồng không bình đẳng. Cả ba bộ luật thời Pháp thuộc đều công nhận một chồng nhưng nhiều vợ. Một người đàn ông có thể có một vợ cả và sau đó có thể cưới thêm nhiều vợ lẽ, nhưng khi cưới vợ lẽ thì phải có vợ cả và phải được sự đồng ý của người vợ cả. Đây là chế độ hôn nhân gia đình theo thời quân chủ phong kiến của nước ta trước đây pha lẫn một phần pháp luật của phương Tây, cụ thể là nước Pháp.
Nghi thức kết hôn trong thời kỳ này được tiến hành hai bước.[11]
+ Thứ nhất, phải làm lễ hỏi (ước hôn). Lễ hỏi được tiến hành là thời điểm trao nhận sính lễ.
+ Thứ hai, phải làm lễ cưới hay còn gọi là hôn lễ. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
Điểm nổi bật trong nghi thức kết hôn khi chịu ảnh hưởng của pháp luật phương Tây là hai bên muốn kết hôn thì phải đến chính quyền địa phương làm thủ tục đăng ký kết hôn hay còn gọi là làm giấy hôn thú. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên mà việc kết hôn phải thông qua thủ tục đăng ký tại chính quyền.[12]
Từ thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành đô hộ nước ta, sau đó cho ra đời ba bộ luật ở ba miền Bắc – Trung – Nam. Tuy ở mỗi miền đều có bộ luật riêng để áp dụng, nhưng ta có thể thấy điểm giống nhau trong ba bộ luật này ở nghi thức kết hôn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KÉT HÔN
2.1 Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn
2.1.1 Chủ thể trong hoạt động đăng ký kết hôn
Trong thủ tục đăng ký kết hôn thì có 02 chủ thể: (i) chủ thể là người kết hôn; (ii) cơ quan có thẩm quyền thực hiện ĐKKH.
2.1.1.1 Người kết hôn
Người kết hôn đi đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đáp ứng về độ tuổi kết hôn đối với nam giới phải đủ từ 20 tuổi trở lên, với nữ giới phải từ đủ 18 tuổi trở lên là độ tuổi đủ trưởng thành về mặt nhận thức để lập gia đình.
– Về ý chí của hai bên, khi kết hôn để được pháp luật ghi nhận là kết hôn hợp pháp thì giữa nam và nữ phải có ý chí tự nguyện để kết hôn với nhau, đến với nhau bằng mong muốn chung sống với nhau hợp pháp, xây dựng hạnh phúc gia đình, không có yếu tố lừa dối, giả tạo để kết hôn hay có yếu tố cưỡng ép người khác để kết hôn.
– Người thực hiện việc kết hôn phải là người không thuộc vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, đủ tỉnh táo và minh mẫn để kết hôn với người khác.
– Việc kết hôn với người khác hợp pháp còn phải đáp ứng điều kiện là không thuộc vào các trường hơp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật [13], ví dụ như: Người nào đã kết hôn thì không được kết hôn với người khác, hoặc biết người khác đã có vợ, hoặc có chồng rồi nhưng vẫn cố tình kết hôn với người khác. Hoặc pháp luật cũng cấm kết hôn đối với những trường hợp đối tượng kết hôn là những người có quan hệ thân thích trong gia đình, trong dòng máu trực hệ hoặc phạm vi 3 đời. Cấm kết hôn giữa các đối tượng đã là cha, mẹ,con nuôi với nhau hợp pháp, hoặc họ đã từng là cha, mẹ con nuôi. Cấm hôn kết hôn giữa cha mẹ vợ, cha mẹ chồng với con rể, con dâu; giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế.[14] (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
2.1.1.2 Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn gọi chung là cơ quan đăng ký kết hôn. Pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta quy định việc đăng ký kết hôn do nhiều cơ quan khác nhau tiến hành. Việc xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn phụ thuộc vào việc kết hôn đó là giữa công dân Việt Nam với nhau ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo khoản 1, điều 17, Luật Hộ tịch năm 2012:
“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”. Như vậy, khi công dân Việt Nam kết hôn với nhau mà việc đăng ký kết hôn đó được tiến hành tại Việt Nam, thì thẩm quyền đăng ký kết hôn đó thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của hai bên nam hoặc nữ.
Thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở Việt Nam cũng được quy định tại Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.” Điểm này là có sự khác biệt so với luật HN&GĐ năm 2000 tại điều 12 quy đinh: “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn”. Việc quy định của luật HN&GĐ 2014 được thực hiện cho đảm bảo tính thống nhất với Luật hộ tịch năm 2012. Đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện thống nhất pháp luật về HN&GĐ trong thực tế.
Đối với quy định về nơi cư trú được xác định theo Luật cư trú. Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”. Theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên sẽ thực hiện việc đăng ký kết hôn cho họ. Nơi thường trú và nơi tạm trú của cá nhân được xác định theo Luật Cư trú năm 2006. Theo Luật Cư trú quy định: “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú” còn “Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú”. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. Việc xác định nơi cư trú của cá nhân cũng được quy định theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: “Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Việc xác định nơi thường xuyên sinh sống được áp dụng theo quy định của Luật cư trú.
+ Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
+ Cá nhân có quyền lựa chọn nơi cư trú khác với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 để xác lập, thực hiện một hành vi pháp lý, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
Đối với trường hợp kết hôn với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện ĐKKH là:[15]
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn đối với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Theo đó theo quy định của pháp luật hộ tịch thẩm quyền để đăng ký kết hôn không có yếu nước ngoài là thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Trong đó nơi cư trú của công dân theo quy định của pháp luật cư trú là chỗ ở mà người công dân đó đang thường trú hoặc tạm trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc hiện tại đang sinh sống, theo đó xác định có thể là nơi một trong hai bên đang tạm trú hoặc đang thường trú. Như vậy, đối với trường hợp kết hôn không có yếu tố nước ngoài thì hai bên có thể lựa chọn ủy ban nhân dân xã nơi một trong hai bên đang tạm trú hoặc thường trú đều có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật thẩm quyền đăng ký kết hôn là thuộc về Uỷ ban nhân cấp huyện. Trong đó UBND cấp huyện đang là nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn đối với các đối tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, ví dụ: giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, công dân Việt Nam với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài..vvv…Đối với vấn đề kết hôn giữa hai bên nam nữ ngoài việc đáp ứng điều kiện để kết hôn thì phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Nếu các bên thực hiện viêc kết hôn nhưng không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật đây là vợ chồng hợp pháp. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
2.1.2 Hồ sơ đăng ký kết hôn
2.1.2.1 Tờ khai đăng ký kết hôn
Theo quy định hiện nay thì tờ khai đăng ký kết hôn là một trong những giấy tờ không thể thiếu cho thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bước đầu trong thủ tục đăng ký kết hôn là điền tờ khai để đăng ký kết hôn. Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn là mẫu tờ khai được ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP được sử dụng để nam nữ đăng ký kết hôn. Tờ khai kết hôn thể hiện thông tin do hai bên nam nữ tự khai, được kiểm tra lại và được lưu trữ trong hồ sơ đăng ký kết hôn. Theo quy định, hai bên nam nữ bắt buộc điền thông tin vào tờ khai kết hôn. Nam nữ có thể sử dụng 1 tờ khai chung, để cơ quan có thẩm quyền xác định thông tin nhân thân, nơi cư trú, đã kết hôn mấy lần rồi… Qua đó, làm căn cứ để tiến hành làm giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ.
Khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, công dân có thể lấy tờ khai làm giấy kết hôn theo các cách như sau:
Cách 1: Tải mẫu khai đăng ký kết hôn ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch và NĐ 123/2015/NĐ-CP.
Cách 2: Công dân đăng ký kết hôn ở đâu thì đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn để xin mẫu giấy khai đăng ký kết hôn.
Theo quy định Luật Hộ tịch năm 2014, công dân có thể xin mẫu khai kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam;
– Cơ quan đại diện đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;
Khi tiến hành lập tờ khai hai bên nam, nữ phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình vào Tờ khai đăng ký kết hôn. Trong trường hợp hai bên nam, nữ cùng cư trú tại một xã, phường, thị trấn hoặc cùng công tác trong cùng một đơn vị vũ trang nhân dân, thì hai bên đăng ký kết hôn chỉ cần khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn[16]. Tờ khai đăng ký kết hôn phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác hoặc Ủy ban nhân dân của xã, phường, thị trấn nơi cư trú của mỗi bên về tình trạng hôn nhân nếu họ không cùng nơi cư trú. Từ đó, làm nền tảng cho hoạt động ĐKKH của công dân tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
2.1.2.2 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ xác định tình trạng của một cá nhân đã kết hôn hay chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, vợ hoặc chồng đã chết, là một trong những giấy tờ quan trọng trong nhiều thủ tục pháp lý không thể không có (như là đăng kí kết hôn, mua bán đất đai, đi lao động nước ngoài…), là văn bản do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người yêu cầu thường trú cấp. Mặc dù biết được vai trò quan trọng của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng không phải ai cũng biết điều kiện và thủ tục cấp như thế nào?. [17]
XEM THÊM: KHO BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT DÂN SỰ
2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn và nguyên nhân
Trình tự thủ tục về ĐKKH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đảm bảo quyền và lợi ích của công dân. Thông qua các quy định cụ thể của Luật HN&GĐ, Luật hộ tịch và Luật cư trú cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã đảm bảo cho quá trình ĐKKH trong và ngoài nước. Tuy nhiên, pháp luật về thủ tục ĐKKH vẫn còn bộc lộ một số bất cập như:
Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn của công dân hiện nay được thực hiện theo Luật HN&GĐ về ĐKKH. Theo đó, UBND cấp xã là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn cho công dân trong nước. Tuy nhiên, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch cho thấy, vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình giải quyết đăng ký kết hôn cho người dân, dẫn đến nhiều hệ lụy pháp lý phát sinh sau này.
Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, khi đến đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã- nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thì hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và xuất trình chứng minh nhân dân. Trong trường hợp, một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Quy định như vậy, nhưng qua kiểm tra, có nhiều hồ sơ một trong các bên nam, nữ không tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định, hoặc có xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng đã quá hạn 6 tháng mà UBND cấp xã vẫn giải quyết cho đăng ký kết hôn. Lẽ ra, trong trường hợp này phải yêu cầu xác nhận lại tình trạng hôn nhân, nhưng cán bộ hộ tịch cơ sở vẫn giải quyết cho đương sự đăng ký kết hôn là không đúng luật. Ngược lại, chỉ yêu cầu các bên nam, nữ xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu với tờ khai đăng ký kết hôn theo thủ tục, nhưng nhiều cán bộ hộ tịch vẫn yêu cầu người dân phải photo nộp cả chứng minh nhân dân, gây phiền phức cho người dân.
Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhiều UBND cấp xã giải quyết chưa đúng quy định. Theo luật định, để UBND cấp xã giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn cho người dân là 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, thủ tục hợp lệ; nếu xác minh các vấn đề nào khác thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nhưng thực tế vẫn có nhiều hồ sơ gần 1 tháng vẫn chưa giải quyết, gây nhiều phiền hà cho người dân. (Đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn)
Sai sót nhiều nhất trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn cho công dân là việc ký tên trong chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và tờ khai đăng ký kết hôn. Một trong những quy định bắt buộc trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn là các bên nam, nữ đều phải ký tên vào sổ đăng ký kết hôn để chứng tỏ quan hệ hôn nhân do các bên xác lập là quan hệ hôn nhân hoàn toàn tự nguyện và chịu trách nhiệm về quan hệ hôn nhân do mình xác lập. Nghị định 123 quy định: khi đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện đăng ký kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Sau đó, hai bên nam, nữ ký vào Sổ và Giấy chứng nhận kết hôn; chủ tịch UBND cấp xã sẽ ký, cấp cho mỗi bên nam, nữ một bản chính giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây còn gọi là nghi thức đăng ký kết hôn (hay lễ đăng ký kết hôn), tuy nhiên hầu hết các UBND cấp xã không hề thực hiện nghi thức này. Nhiều trường hợp cho thấy, chỉ có một bên nam hay nữ đơn phương đến UBND cấp xã nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; chỉ cần có chữ ký của một trong các bên, bên còn lại không ký vào chứng nhận kết hôn cũng được UBND cấp xã cho nhận Giấy chứng nhận kết hôn. UBND xã cho rằng, không có thời gian để tiến hành lễ đăng ký kết hôn cho người dân, chỉ cần cán bộ Tư pháp- hộ tịch tiếp nhận hồ sơ, tham mưu UBND xã ký chứng nhận kết hôn là đủ. Giải quyết kiểu “đốt cháy giai đoạn” như vậy sẽ phát sinh nhiều hệ quả pháp lý sau này, nếu một trong các bên đăng ký kết hôn không thừa nhận quan hệ hôn nhân của mình trước Tòa án- khi ly hôn, do giấy tờ đăng ký kết hôn không hợp lệ và phát sinh tranh chấp tài sản thì UBND cấp xã sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết đăng ký kết hôn không đúng luật.
Khâu lưu trữ hồ sơ đăng ký kết hôn cũng chưa đúng quy định, nhiều cán bộ Tư pháp- hộ tịch cơ sở chưa thực hiện việc lưu trữ các thủ tục đăng ký kết hôn của người dân. Theo quy định, các giấy tờ đương sự đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong thời hạn 5 năm, nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch . Nhưng qua kiểm tra, phát hiện các hồ sơ đăng ký kết hôn ở nhiều xã chỉ trong một hai năm gần đây cũng không còn lưu trữ, không thể đối chiếu, xác minh khi có khiếu nại, tố cáo xảy ra. Hồ sơ đăng ký kết hôn không được lưu trữ, dẫn đến mất mát còn gây khó khăn cho công tác quản lý hộ tịch ở địa phương.
Đăng ký kết hôn cho công dân là nhiệm vụ của UBND cấp xã. Để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền kết hôn theo quy định, UBND xã phải áp dụng đúng luật để giải quyết các thủ tục cần thiết. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của công dân, tránh những hệ lụy pháp lý phát sinh sau này.
DOWNLOAD 5+ BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
KẾT LUẬN đề tài tốt nghiệp Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Việt Nam
ĐKKH là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Đông thời có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, đáp ứng với chương trình cải cách tư pháp trong tình hình mới. Pháp luật – công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy tốt ý nghĩa của mình trong việc quản lý hộ tịch và Đăng Ký Kết Hôn và xử lý các hành vi vi phạm trong vấn đề này. Nhìn chung Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp lý có liên quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định quản lý hộ tịch và Đăng Ký Kết Hôn chưa thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về vấn đề này đã có những tác động không nhỏ đến cộng đồng, đồng thời những ảnh hưởng của các hành vi đó mang tính chất lâu dài, nghiêm trọng và khó khắc phục về tình trạng ban đầu. Do đó, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về vấn đề này một cách chính xác các quyền lợi mà pháp luật đã trao. Từ đó, khẳng định tính tất yếu về việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực này được thực hiện một cách chặt chẽ và đầy đủ, giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt, hợp lý bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể được pháp luật quy định.
LƯU Ý: Trong quá trình làm bài Báo cáo thực tập các bạn gặp khó khăn về thời gian hay tìm kiếm công ty thực tập, không thể hoàn thành bài làm hãy liên hệ dịch vụ viết thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua https://zalo.me/0909232620