LỜI NÓI ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta ngày nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội, nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là tốt; con mình càng mập mạp, càng bụ bẫm thì càng tốt hơn, nên đến khi cha mẹ phát hiện con mình thừa cân quá nhiều thì đã muộn.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia Viện Dinh dưỡng: Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng tình trạng thừa cân béo phì ở cộng đồng chủ yếu là do sự bất hợp lý của chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và các hành vi lối sống. Các can thiệp nhằm thay đổi hành vi với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực và lối sống tích cực cùng với sự quan tâm theo dõi thường xuyên về cân nặng, chiều cao đã được chứng minh sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát thừa cân béo phì ở trẻ em có hiệu quả.
1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là tiền đề cho sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể , mỹ của con người. Do vậy, bậc học mầm non phải có nhiệm vụ phát triển toàn diện về mọi mặt; trong đó chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non là một điều kiện cần thiết. Nếu một đứa trẻ sức khỏe tốt sÏ là cơ sở cho sự phát triển tốt về nhân cách. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non là phải kết hợp hài hòa giữa giáo dục nâng cao sức khỏe với phát triển các mặt vận động, tâm lý của trẻ. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đảm bảo các điều kiện về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày như: ăn, ngủ, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường thoáng mát, an toàn đối với trẻ, để phòng chống các loại vi khuẩn và khám bệnh định kỳ cho trẻ; gắn với giáo dục tâm lý, tình cảm, bồi dưỡng năng lực nhận biết về thế giới xung quanh, về các biện pháp vận động thể lực cho trẻ.
Sức khỏe của trẻ em phụ thụôc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường … trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em; thiếu ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng và ngược lại nếu cho trẻ ăn quá mức cần thiết, ăn quá nhiều thức ăn, tỷ lệ mỡ và thức ăn béo trong khẩu phần ăn quá cao, chế độ ăn ít thay đổi, hoạt động thể lực ít cũng dẫn đến trẻ thừa cân, béo phì … đều gây tác hại cho sức khỏe của trẻ sau này.
Có thể nói : Sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em đang tăng lên với một tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà ở cả những nước đang phát triển. Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp… trẻ em béo phì một yếu tố nguy cơ. Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo, sự phát triển của trẻ.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, thừa cân béo phì cũng đã xuất hiện và có xu hướng tăng lên. Năm 2000, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân chỉ là 2,5% thì đến nay đã tăng lên 8,6%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này còn cao hơn, ước tính khoảng trên 10 – 15%. Với tốc độ tăng như vậy thì đến năm 2015, nếu không có các can thiệp kịp thời, tỷ lệ ước tính chung trên toàn quốc sẽ đạt tới gần 15%, và tại các thành phố lớn, con số này còn có thể tăng hơn nhiều. Theo điều tra mới nhất hiện nay tỷ lệ thừa cân béo phì ở nhóm trẻ 6 – 10 tuổi tại Hà Nội là 12% và TP. Hồ Chí Minh là 17%. V× vËy sự quan tâm của xã hội đối với trẻ thừa cân béo phì hiện nay được ưu tiên hàng đầu.
TẢI TÀI LIỆU