Báo cáo thực tập mầm non là một tài liệu hay và được đánh giá cao do nhóm mình mới thực hiện về chuyên ngành báo cáo thực tập sư phạm. Hôm nay mình xin được chia sẻ bài Báo cáo thực tập mầm non về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ để làm tài liệu phục vụ đông đảo cho các bạn sinh viên và mình cũng hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn nhiều.
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong hơn nửa thế kỷ qua từ sau ngày giành độc lập, cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế – xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển mạnh đạt được những thành tựu như ngày nay là sự cố gắng phấn đấu của toàn ngành giáo dục.Yếu tố cơ bản là việc định hướng đúng đắn về đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước đối với ngành giáo dục.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã được xã hội quan tâm và chăm lo đúng mức. Nghị quyết Trung ương khoá VIII của Ban chấp hành TW Đảng đã khẳng định: “ Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 – thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải là những con người: “trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn nhưng cũng giàu cảm xúc thẩm mỹ”
Giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện các khả năng cho trẻ, hình thành những cơ cở đầu tiên về nhân cách con người.
Nhà giáo dục học Xô viết A.M CARENCO từng nói: “những gì mà trẻ con không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn”
Trẻ em là tương lai của đất nước, sự phồn vinh của đất nước mai sau phụ thuộc vào tất cả những gì chúng ta giành cho trẻ ngày hôm nay.
Giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non thì giáo dục thẩm mỹ chiếm vị trí quan trọng không thể thiếu. Chân – Thiện – Mỹ là chị em sinh ba trên bước đương hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
Nói đến giáo dục thẩm mỹ ta liên tưởng ngay đến bản sắc dân tộc, đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, Giáo dục thẩm mỹ thực chất là hình thành chủ thể thẩm mỹ, để trở thành chủ thể thẩm mỹ đòi hỏi phải có thời gian và một quá trình giáo dục.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài
Chương II. Thực trạng công tác giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Cẩm Sơn – Anh Sơn – Nghệ An.
Chương III. Phương hướng và một số biện pháp khắc phục giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn.
TẢI TÀI LIỆU
Các bạn có thể tham khảo các bài Báo cáo thực tập sư phạm khác TẠI ĐÂY nhé!