Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn

Mẫu Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn và còn nhiều mẫu cơ sở lý luận khác dành cho các bạn sinh viên đang làm bài báo cáo tốt nghiệp hay khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị nhà hàng khách sạn tham khảo.

LƯU Ý Trong quá trình làm bài Báo cáo thực tập các bạn gặp khó khăn về thời gian hay tìm kiếm công ty thực tập, không thể hoàn thành bài làm hãy liên hệ với mình

Mục Lục

1.1.Khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.1.1.Khái niệm khách sạn

Theo quy đinh của tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn do Tổng Cục Du Lịch ban hành năm 2009 – TCVN 4391: 2009, khách sạn là “ Cơ sở lưu trú dịch lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách “.

Theo Khoa Du Lịch Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong cuốn sách “Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn’ đã bổ sung một định nghĩa về khách sạn có tính khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và nhận biết về khách sạn ở Việt Nam: “Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại cái điểm du lịch”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu khách sạn là một công trình kiến trúc với nhiều phòng ngủ được trang bị đầy đủ các tiện nghi phục vụ cho nhu cầu lưu trú và ẩm thực cùng các dịch vụ bổ sung khách của khách du lịch. Tùy vào hạng của khách sạn và hạng phòng mà các tiện nghi này có thể ở mức tối thiểu hay cao hơn nữa. Cụ thể như tại các khách sạn nhỏ, mỗi phòng chỉ có một phòng ngủ và 1 phòng vệ sinh cùng quầy bar nhỏ, sự đa dạng hóa của các món ăn và thức uống rất thấp, các dịch vụ bổ sung như xe đưa đón, quầy lưu niệm, phòng tập thể thao, hồ bơi…hầu như không có. Trong khi các khách sạn lớn, phòng nghỉ hạng đặc biệt ( Suite ) còn có thêm phòng khách, bếp nhỏ và quầy bar riên (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.1.2.Khái niệm kinh doanh khách sạn

Theo giáo trình “Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn” của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. NXB Lao Động –  Xã Hội, đồng chủ biên của TS. Nguyễn Văn Mạnh và Th.s. Hoàn Thị Lan Hương, thì: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận”

Về cơ bản, các dịch vụ trong khách sạn có thể chia làm 2 loại chính:

  • Dịch vụ cơ bản: Đây là các dịch vụ được cung cấp nhằm thỏa mãn chu cầu thiết yếu của con người. Dịch vụ lưu trú thỏa mãn nhu cầu ở và dịch vụ ăn uống cho du khách.
  • Dịch vụ bổ sung: Đây là các dịch vụ đi kèm của khách sạn vì du khách không chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu ăn ở, mà họ còn muốn được vui chơi giải trí,mua sắm…để thoát ra khỏi những bề bộn lo toan, bận rộn của ngày thường. Do đó, các dịch vụ bổ sung ra đời nhằm tối đa hóa sự hài lòng của du khách như: Mang vác hành lí, giặt ủi, báo thức, xe đưa đón, quầy lưu niệm, đổi tiền, gửi và nhận hộ thư, bưu phẩm, phòng tập thể thao, hồ bơi, casino, internet, spa, phòng xông hơi…

Giữa dịch vụ bổ sung và dịch vụ cơ bản có một mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau. Dịch vụ cơ bản hầu hết ở các khách sạn là giống nhau, dễ bắt chước. Vì vậy, để có thể thu hút được nhiều khách, tăng khả năng cạnh tranh thì các khách sạn cần tạo ra các dịch vụ bổ sung mang tính khác biệt mang lại tiện nghi cao cho du khách. Chính chất lượng phục vụ cùng các dịch vụ bổ sung là yếu tố gây ấn tượng cho du khách và tạo ra lượng khách thường xuyên cho khách sạn

XEM DANH SÁCH ==> BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

1.1.3.Phân loại khách sạn (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

 1.1.3.1.Theo mức độ dịch vụ.

Khách sạn sang trọng ( Luxury hotel ), khách sạn đủ dịch vụ (Full service hotel), khách sạn dịch vụ hạn chế ( Limited service hotel ), khách sạn bình dân ( Economy hotel ),…

1.1.3.2. Theo mức giá

Khác sạn sang trọng ( Luxury hotel ), khách sạn giá trung ( Upscale mid-priced hotel), khác sạn giá bình dân ( Economy hotel ), khách sạn giá rẻ ( Bubget hotel )…

1.1.3.3. Phân loại theo hình thức sở hữu và quản lí

Khách sạn do nhà nước quản lí, khách sạn công hữu, khách sạn tư hữu, khách sạn liên doanh…

1.1.3.4. Phân loại theo quy mô

Khách sạn lớn, khách sạn vừa, khách sạn nhỏ.

1.1.3.5. Phân loại theo xếp hạng sao

  • Một sao: Khách sạn một sao đơn giả là một nơi nghỉ ngơi, cung cấp một phòng nghỉ khiêm tốn với không gì hơn một cái giường và một phòng tắm, không có nhà hàng riêng, nhưng thường thì sẽ có nhiều nhà hàng ở chung quanh. Thường nó thuộc sở hữu bởi một chủ sở hữu. Những khách sạn này không cung cấp thêm những tiện nghi, hay dịch vụ đặc biệt khác, tuy nhiên những khách sạn này thường nằm trong khu vực thuận tiện giao thông, ẩm thực giải trí.
  • Hai sao: Mặc dù tương tự khách sạn một sao, một khách sạn hai sao là một phần của một chuỗi khách sạn lớn hơn. Trang bị phòng tương đối giống khách sạn một sao là cơ bản và đơn giản. Tuy nhiên, khách sạn hai sao có thêm  tivi và điện thoại, thêm vào đó khách sạn loại này thường nằm trong khu vực thuận tiện giao thông, ẩm thực và giải trí.
  • Ba sao: Những khách sạn này thường là những khách sạn lớn hơn, cao cấp hơn những khách sạn một và hai sao. Khách sạn ba sao có nhiều dịch vụ đính kèm như: phòng tập thể dục, một hồ bơi, một nhà hàng, một phòng hội nghị, dịch vụ phòng và dọn phòng. Phòng ngủ rộng hơn với chất lượng cao hơn, nội thất bên trong hiện đại, bổ sung thêm các tiện nghi như tivi màn hình phẳng với truyền hình cáp cao.
  • Bốn sao: Những khách sạn này thuộc dạng cao cấp và sang trọng có cơ sở hoàn chỉnh với các dịch vụ tuyệt vời. Các phòng ngủ rộng rãi thiết kế sang trọng và tinh tế từ phòng ngủ tới nhà tắm. Ngoài ra khách sạn bốn sao còn cung cấp thêm các dịch vụ như các nhà hàng cao cấp, hồi bơi, spa, đổi ngoại tệ, bãi đỗ xe và xe đưa đón khách hàng
  • Năm sao: Khách sạn năm sao là những khách sạn sang trọng nhất, kiêu sa nhất với đại sảnh rộng lớn cùng các dịch vụ tuyệt vời và thoải mái. Những khách sạn này là một công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo và sang trọng và nó cung cấp cho bạn các dịch vụ không thể hoàn hảo hơn như: Phòng ngủ sang trọng, thanh lịch, trải giường cao cấp, bồn tắm jacuzzi cá nhân, tivi màn hình rộng với độ nét cao, tủ lạnh, tủ quần áo. Ngoài ra, ít nhất khách sạn có từ 2-3 nhà hàng cao cấp, bar, sân tennis, hồ bơi, bãi đỗ xe, phòng thể dục. Và khách hàng sẽ được chào đón một cách đặc biệt khi lưu trú tại những khách sạn này. (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.1.3.6. Phân loại theo vị trí kinh doanh

  • Khu trung tâm thành phố: Thường là các khách sạn thương mại, nằm ở khu vực trung tâm, gần chợ hay các khu tham quan, do vậy, chi phí cho những nới này đắt hơn những khách sạn nằm ở các khu vực khác. Đây thường là nơi lưu trú của thương nhân hoặc người có thu nhập cao.
  • Khu ngoại ô: Hầu hết là các khách sạn vừa và nhỏ, nằm ngoài trung tâm thành phố với giá rẻ hơn, các khách sạn này thường được những khách du lịch bụi hoặc khách muốn tiết kiệm chi phí và những khách cần sự yên tĩnh tránh xa sự ồn ào náo nhiệt.
  • Khu quanh sân bay: Những khách sạn này với quy mô và dịch vụ khác nhau thường phổ biến đối với khách du lịch do sự thuận tiện của nó dành cho hầu hết các đối tượng khách du lịch. Đối tượng khách chủ yếu là doanh nhân, hành khách quá cảnh hay bị dời giờ bay. Những khách sạn này còn cung cấp phương tiện đưa đón từ khách sạn đến sân bay.
  • Khu nghỉ dưỡng ( Resort ): Một khu nghỉ dưỡng thường nằm tại những khu du lịch như biển, đảo, núi, rừng, và một số vùng ngoại ô. Hầu hết các khu resort đều có quang cảnh yên bình, độc đáo, với các dịch vụ cao cấp, các hình thức giải trí, vận động phù hợp với vị trí địa lý tại nơi đó.

1.1.4.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp. Bởi vì, quá trình phục vụ khách kéo dài từ khi nhận yêu cầu cho tới khi khách rời khỏi khách sạn. Bao gồm các hoạt động bảo đảm nhu cầu cần thiết như : lưu trú, ăn uống, sinh hoạt nhằm đảm bảo mục đích chuyến đi như: nghỉ dưỡng, chữa bệnh….

Hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra liên tục: Bởi vì, phần lớn các khách sạn luôn luôn hoạt động 365 ngày trong một năm vì nhu cầu du lịch của mọi người hiện nay thường xuyên phát sinh với nhiều mục đích như nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khám phá, công vụ, tôn giáo, thăm thân, quá cảnh…Hơn nữa, thời điểm mọi người nghỉ ngơi cũng là thời điểm hoạt động kinh doanh khách sạn vào mùa cao điểm vì khi đời sống được nâng cao, mọi người không còn muốn ở nhà vào các kì nghỉ của họ nữa mà họ muốn thay đổi không gian sống để mở mang hiểu biêt, thư giãn, tránh xa những nỗi lo âu bộn bề của cuộc sống thường ngày.

Hoạt động kinh doanh khách sạn cần rất nhiều lao động sống :  Một ngày làm việc phải chia làm nhiều ca với đầy đủ các bộ phận và nhân viên cho từng ca. Mỗi dịch vụ được cung cấp đều đòi hỏi kĩ năng khác nhau nên các nhân viên không thể thay thế hoàn toàn cho nhau mà không cần thời gian đào tạo và huấn luyên. Ví dụ như nhân viên bàn, buồng không thể thay thế cho nhân viên spa, masage.

Hoạt động kinh doanh khách sạn cần có nguồn vốn lớn và thời gian để duy trì: Bởi vì khách sạn        phải đầu tư một lượng tiền rất lớn cho tài sản cố định như thuê hoặc mua đất có vị trí thuận lợi, nơi có quang cảnh đẹp. Ngoài ra khách sạn còn phải đầu tư vào trang thiết bị, kiến trúc bởi vì du khách thường xuyên có xu hướng chi tiêu cao hơn mức bình thường khi họ rời khỏi nơi cư trú thường xuyên nên họ cũng đề cao về tiện nghi vật chất. Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ nên lợi nhuận chỉ đạt khi vào vài tháng nhất định. Ngoài các khoản lớn trên khách sạn còn phải lập các quỹ dự phòng, quỹ lương thưởng, chi phí khấu hao…các khoản này cũng rất tốn kém nên khách sạn cần một nguồn vốn lớn đề duy trì hoạt động và thời gian để thu hồi vốn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch: Những nơi nào có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, đặc biệt ở những trung tâm kinh tế chính trị – văn hóa, thu hút khách nhiều hơn và hoạt động khách sạn cũng phát triển mạnh mẽ hơn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính cố định: Cố định ở khả năng cung ứng và cố định ở khả năng kinh doanh. Mỗi khách sạn có số phòng nhất định, sức chứa của nhà hàng, hội trường và các cơ sở dịch vụ bổ sung có giới hạn. Khách sạn không thể tăng sức chứa của nhà hàng, phòng hội nghị, phòng lưu trú lên nhằm đáp ứng vào giờ cao điểm nên cố định ở khả năng cung ứng. Mặt khác, khách sạn là một khối kiến trúc, nghĩa là    khách sạn cố định về địa điểm hoạt động, khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì phải tìm tới khách sạn để được đáp ứng nhu cầu nên có định ở địa điểm cung ứng.

Hoạt động kinh doanh khách sạn có lợi nhuận cao và tương đối ổn định, nhưng thường  phải đối đầu với nhiều rủi ro không lường trước được.

Hoạt động kinh doanh khách sạn phức tạp vì dịch vụ đa dạng và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Trong thực tiễn, người ta thấy rằng thông thường 80% toàn bộ khối lượng công việc mà các nhân viên phải thực hiện phải do 20% khách hàng khó tình đòi hỏi.

Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính chu kỳ: Đặc trưng này thể hiện rõ ở sự lặp lại của mùa cao điểm ( tháng 4 tới tháng 9 ) vào thấp điểm ( tháng 10 tới tháng 3 năm sau ) về lượng khách lưu trú, tiêu dùng dịch vụ trong một khách sạn. Các mùa này tuân theo một chu kỳ thời gian tương đối ổn định tùy thuộc vào loại khách sạn và điều kiện của địa phương nơi khách sạn hoạt động. Hơn nữa,  vì hoạt động kinh doanh khách sạn là một phần của hoạt động du lịch nên cũng có tính chu kỳ như hoạt động du lịch. (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.1.5.Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh khách sạn

1.1.5.1 Chức năng

Khách sạn có chức năng sản xuất và tổ chức phục vụ những dịch vụ đáp ứng nhu cầu về ngủ nghỉ, ăn uốn, vui chơi giải trí và các nhu cầu khách của du khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn.

1.1.5.2. Nhiệm vụ

+ Tổ chức sản xuất và cung ứng cho khách về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…cho khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn.

+ Quản lý tốt các mặt sản xuất, tài chính, nhân sự, marketing để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh khách san.

+ Đảm bảo thu nhập và các chế độ đãi ngộ đã quy định cho cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Nghiêm chỉnh thực hiện các khoản nộp ngân sách, các yêu cầu về an ninh xã hội và môi trường cảnh quan cung như mọi luật lệ quy định của nhà nước về kinh doanh khách sạn.

+ Tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương tại nơi đặt khách sạn

+ Tạo nguồn thu cho nhà nước

+ Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng

DANH SÁCH ==> ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

1.1.6.Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.1.6.1  Về kinh tê

Hoạt động kinh doanh khác sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của ngành.

Thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa của khách sạn tại điểm du lịch. Bên cạnh đó, các khách sạn là các bạn hàng lớn của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế. Vì vậy, kinh doanh khách sạn giúp tăng GDP của vùng và cả của quốc gia.

Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động vốn nhàn rỗi trong dân

1.1.6.2  Về VH – XH

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi một lượng lớn về lao động trực tiếp. Do đó, phát triển kinh doanh khách sạn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và người lao động.

Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian đi du lịch của con người, kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động.

Hoạt động kinh doanh khách sạn còn làm tăng nhu cầu tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ sau này.

Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ giao lưu giữa mọi người từ mọi nơi, mọi quốc gia khác nhau, các châu lục trên thế giới. Điều này làm tăng ý nghĩa về mục đích hòa bình, hữu nghị và tính đại đoàn kết giữa các dân tộc của kinh doanh khách sạn nói chung và kinh doanh khác sạn nói riêng.

Kinh doanh khách sạn là nơi chứng kiến những sự ký kết các văn bản chính trị, kinh tế quan trọng trong nước và thế giới. Vì vậy kinh doanh khách sạn góp phần tích cực cho sự phát triển giao lưu giữu các quốc gia và dân tộc trên thế giới trên nhiều phương diện khác nhau.

1.2.Nhà hàng trong khách sạn (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.2.1.Khái niệm về nhà hàng

Nhà hàng là nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thu lợi nhuận

Theo thông tư liên tịch số 27/LB-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục du lịch và bộ thương mại Việt Nam thì :”Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn đồ uống có mức chất lượng cao và là cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh nghiệp.

Nhà hàng trong khách sạn là bộ phận cấu thành của khách sạn nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn ( trích trang 10 “Giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng” tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc ).

1.2.2.Phân loại nhà hàng

Hiện nay người ta thường chia nhà hàng theo:

+ Nhà hàng độc lập.

Là nhà hàng có tư cách pháp nhân riêng, là một doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc vào các khách sạn hay các cơ sở kinh doanh khác. Loại nhà hàng này có sự chủ động trong kinh doanh, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc thu hút khách.

+ Nhà hàng phụ thuộc

Là nhà hàng không có tư cách của một doanh nghiệp độc lập mà chỉ là một đơn vị, một phần trong các cơ sở kinh doanh nào đó. Ví dụ : Nhà hàng trong khách sạn, nhà hàng phụ thuộc một số cơ sở vui chơi giải trí. Hoạt động của nhà hàng phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà hàng là một thành viên.

  • Theo quy mô.

Quy mô nhà hàng thương được đánh giá theo quy mô về cơ sở vật chất và khả năng phụ vụ. Thường thì người ta dựa vào sức chứa của nhà hàng có thể phục vụ được dựa vào đó người ta chia thành 3 loại:

+ Nhà hàng nhỏ : Dưới 50 chỗ ngồi

+ Nhà hàng trung bình : Từ 50 tới 150 chỗ

+ Nhà hàng lớn : Trên 150 chỗ

  • Theo chất lượng phục vụ

Chất lượng phục vụ là chỉ tiêu định tính, mặt khác chất lượng phục vụ còn phụ thuộc vào nhiều sự đánh giá chủ quan của khách hàng Do đó chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tương đối.

Có 3 loại

+ Nhà hàng bình dân : Là nhà hàng có chất lượng khiêm tốn, giá cả trung bình, ít dịch vụ

+ Nhà hàng tiêu chuẩn : Là nhà hàng có chất lượng đạt một số tiêu chuẩn nhất định, nhiều dịch vụ, sản phẩm ăn uống tương đối đa dạng, có giá cao hơn nhà hàng bình dân.

+ Nhà hàng cao cấp : Là nhà hàng có chất lượng cao, dịch vụ đa dạng, phong phú, giá cao, các nhà hàng này thường nằm ở các khách sạn cao cấp.

  • Theo hình thức phục vụ

Đây là hình thức phổ biến nhất để trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, theo cách này thì có một số loại nhà hàng sau :

+ Nhà hàng chọn món : ( Alacarte) là nhà hàng với thực đơn rất đa dạng, phong phú về chủng loại món ăn, đồ uống thích hợp cho sự lựa chọn của khách, nhân viên phục vụ có tay nghề cao.

+ Nhà hàng ăn định suất : (Set menu) là nhà hàng phục vụ các bữa ăn đặt trước, định trước về giá cả và thực đơn, đối tượng phục vụ thường là khách theo đoàn, nhóm.

+ Nhà hàng tự phục vụ : (Buffet) là nhà hàng mà ở đó khách có thể tự chọn các món ăn nóng, nguội, các loại đồ uống và giá cố định cho tất cả các khách hàng.

+ Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống : ( Coffee shop) là nhà hàng phục vụ cà phê, bữa ăn nhẹ, phục vụ nhanh, thường là đồ ăn sẵn.

+  Phân theo kiểu đồ ăn (theo menu).

– Nhà hàng Pháp – phục vụ các món ăn Pháp, phục vụ theo kiểu đồ ăn Âu.

– Nhà hàng Ý – phục vụ món ăn Ý

– Nhà hàng Trung Hoa – phục vụ các món ăn Trung Hoa

– Nhà hàng Á – phục vụ các món ăn của các nước Châu Á

– Nhà hàng Âu – phục vụ đồ ăn Âu

 + Phân loại theo loại đồ ăn chuyên.

– Nhà hàng hải sản/đặc sản

– Nhà hàng chuyên gà/bò/dê

– Nhà hàng bia hơi

– Nhà hàng Lẩu

Mỗi loại cơ sở kinh doanh này có loại món ăn, phong cách phục vụ rất khác

nhau và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách. (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

TẢI BÀI MẪU HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT NHÀ HÀNG

1.2.3.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng

– Là một cửa hàng ăn hiện đại với đầy đủ tiện nghi và thiết bị chuyên dùng, đồng bộ được bố trí hợp lý theo một quy trình công nghệ thích hợp.

– Nhà hàng có danh mục sản phẩm đa dạng phong phú, việc tiêu thụ sản phẩm không cố định về số lượng và giới hạn về chủng loại.

– Tính không đồng nhất của sản phẩm, dịch vụ cung ứng : cùng một sản phẩm, dịch vụ nhưng đối tượng tiêu dùng khác nhau đòi hỏi nhân viên phục vụ phải làm việc theo các phương pháp khác nhau cho phù hợp với tâm lý và khẩu vị của khách.

– Yếu tố hàng hóa chính là các nguyên liệu, thực phẩm, nhiên liệu, khấu hao cơ sở vật chất kỹ thuật để từ đó tạo ra các món ăn, đồ uống. Yếu tố dịch vụ chính là quá trình phục vụ, không khí trong nhà hàng….Hai yếu tố này là điều không thể thiếu  để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo của nhà hang.

1.2.4.Chức năng của  hoạt động kinh doanh nhà hàng

– Bộ phận ẩm thực là một trong những bộ phận trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của khách sạn là một bộ phận cung cấp dịch vụ cơ bản, thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách lưu trú. Như vậy, nhà hàng trong khách sạn là một bộ phận không thể thiếu. Không có khách sạn nào hoạt động mà không có ít nhất một nhà hàng phục vụ khách.

– Doanh thu từ nhà hàng chiếm phần lớn trong doanh thu của khách sạn. Chi phí đầu vào của nhà hàng này cũng thấp hơn nhiều so với chi phí đầu vào của bộ phận lưu trú. Việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng dễ dàng hơn do phần lớn các trang thiết bị trong nhà hàng có thể dễ dàng thay thế mà không gây ảnh hưởng lớn tới kết cấu cũng như không mất nhiều chi phí. Do vậy, nguôn thu từ nhà hàng mang lại lợi nhuận cao cho khác sạn.

– Ngoài phục vụ nhu cầu ăn uống của khách lưu trú trong khách sạn, nhà hàng trong  còn phục vụ khách ở ngoài khách sạn muốn thưởng thức những món ngon, thức uống ngon trong không gian khác biệt so với những nhà hàng bên ngoài hoặc những khách đến tham gia hội thảo, hội nghị được tổ chức tại khách sạn

– Chức năng sản xuất : nhà hàng tổ chức sản xuất ra các thức ăn, đồ uống để phục vụ cho khách.

– Chức năng trao đổi ( bán sản phẩm) : nhà hàng tiến hành bán cho khách các món ăn thức uống đã được sản xuất ra và chuyển bán các món ăn, đồ uống của các doanh nghiệp khác sản xuất.

– Chức năng phục vụ : nhà hàng tổ chức cho khách tiêu dùng tại chỗ các món ăn đồ uống. Ba chức năng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đảm bảo thực hiện ba chức năng trên, nhà hàng trong khách sạn hay nhà hàng hoạt động độc lập đều có chung một hình mẫu tổ chức chung bao gồm ba bộ phận hoạt động riêng lẻ nhƣng lại phải phối hợp nhịp nhàng với nhau bởi cùng một thời gian nhu cầu về ăn uống của khách tác động đến cả ba bộ phận. Đó là : nhà bếp, nhà bar và nhà bàn. (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.2.5.Ý nghĩa và vai trò của hoạt động kinh doanh nhà hàng đối với hoạt động kinh doanh du lịch

1.2.5.1 Vai trò

– Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn là một khối thống nhất bao gồm các dịch vụ : lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sung kèm theo. Như vậy, kinh doanh nhà hàng là một hoạt động đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn, nó đảm bảo thoả mãn một trong những nhu cầu cần thiết của khách, góp phần tăng doanh thu nâng cao chất lượng phuc vụ, kéo dài thời gian lưu trú, đồng thời gián tiếp tăng thêm nguồn thu cho dịch vụ lưu trú của khách sạn. Ngoài ra, còn là điều kiện để tận dụng CSVC-KT trong khách sạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

– Đối với ngành du lịch và xã hội: Kinh doanh nhà hàng tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đời sống kinh tế-xã hội nói chung của một quốc gia. Sự phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng này sang vùng khác, từ đất nước này sang đất nước khác góp phần tăng GDP cho vùng và cho các quốc gia.

1.2.5.2 Ý nghĩa

– Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nƣớc, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân.

– Phát triển kinh doanh nhà hàng đồng thời khuyến khích các ngành khác phát triển theo. – Giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.

– Gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động.

– Tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng ta, góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

– Điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu của mọi người từ khắp mọi nơi, từ các quốc gia, các châu lục có ý nghĩa vì mục đích hòa bình, hữu nghị và tình đoàn kết

– Cơ hội để phục hồi một số nghệ thuật ẩm thực bị mai mọt, ngoài ra một số nghệ thuật dân gian cũng được sống lại.

1.3.Cơ sở vật chất trong nhà hàng  (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.3.1.Khái niệm cơ sở vật chất trong nhà hàng

Theo giáo trình quản trị kinh doanh nhà hàng của Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Khoa Thương Mại Du Lịch thì :

CSVC-KT trong nhà hàng là toàn bộ những tư liệu lao động của nhà hàng tham gia vào các quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách.

CSVC-KT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của khách sạn nói chung và hoạt động kinh doanh của nhà hàng nói riêng. Là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của nhà hàng, cấu thành nên các sản phẩm. Góp phần quan trọng quyết định loại sản phẩm, hình thức kinh doanh, chất lượng, giá cả,… của hàng hóa, dịch vụ. (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.3.2.Vai trò và yêu cầu của cơ sở vật chất kĩ thuật trong nhà hàng

1.3.2.1 Vai trò

CSVC-KT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.Chính vì vậy nên sự phát triễn của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVC-KT. Để có thể tiến hành khai thác phải vừa đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó.

Hệ thống CSVC-KT du lịch tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Như vậy CSVCKT là yếu tố nằm trong hệ thống yếu tố cấu thành sự thỏa mãn của du khách và nó không thể thiếu được trong hệ thống.  Mỗi hệ thống đều đảm bảo phù hợp với đặc trưng làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch cũng như đặc trưng của kinh  doanh. Bằng sức lao động của mình – con người vận dụng vào CSVC-KT để khai thác giá trị tài nguyên du lịch.

1.3.2.2 Yêu cầu (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

Chất lượng:

Người lập kế hoạch phải quan tâm đến việc tiêu chuẩn hóa – là hoạt động tạo ra sự thống nhất, khoa học và hợp lý các chỉ tiêu kỹ thuật của CSVC-KT: kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu và các đặc tính kỹ thuật khác như:

– Tính linh hoạt: Có thể dịch chuyển sang chỗ khác dễ dàng không?

– Nhu cầu năng lượng: Có thể sử dụng nguồn năng lượng sẵn có không?

– Đặc tính an toàn: Trong quá trình vận hành sử dụng có nảy sinh nguy cơ mất an toàn nào không? Mức độ an toàn có đạt tiêu chuẩn của nhà hàng không.

– Chất lương hoạt động: Có đáp ứng yêu cầu phục vụ nhà hàng không?

Số lượng:

Xác định đúng số lượng CSVC-KT là vấn đề quan trọng của nhà hàng. Nhà quản trị phải đảm bảo mỗi bộ phận được trang bị đúng chủng loại, đủ số lượng cần thiết nhằm tăng năng suất lao động của nhân viên. Đồng thời, là cơ sở để xác định số lượng cần thiết như nhu cầu công việc, công suất hoạt động, kỹ năng của nhân viên.

Mức độ tiện nghi:

Là mức độ trang bị các TTB tiện nghi có khả năng mang lại sự tiện lợi và cảm giác thoải mái của du khách có được từ việc sử dụng các TTB, tiện nghi đó. Cần được xem xét và tính đến sự khác biệt ở mỗi loại hình du lịch và đối tượng khách khác nhau.

Mức độ tiện nghi cũng phụ thuộc vào loại hạng của từng CSVC-KT và tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng.

Mức độ thẩm mỹ:

– Về hình thức bên ngoài: phải đẹp, lịch sự phù hợp với nội dung bên trong.

– Về bố trí sắp đặt: phải đảm bảo thuận tiện cho cả người phục vụ trong quá trình phục vụ và người tiêu dùng trong quá trình tiêu dùng.

– Về màu sắc: phải hài hòa giữa các gam màu, phải xác định được các gam màu chủ đạo. Một mặt nó là cơ sở để bố trí các màu sắc khác.Mặt khác, nhằm gây ấn tượng đối vối khách. Gam màu chủ đạo phải dựa vào điều kiện cụ thể như khí hậu, thời tiết, môi trường chung quanh và thị hiếu của đối tượng khách mục tiêu và phụ thuộc vào kích cỡ cụ thể của từng loại CSVC-KT.

Mức độ vệ sinh: Trong kinh doanh du lịch mức độ vệ sinh của hệ thống CSVCKT luôn là một yêu cầu bắt buộc. Nó luôn được xác định ở mức độ cao nhất để tạo cho khách ấn tượng ban đầu và mình là người sử dụng đầu tiên. Mức độ vệ sinh không phân biệt giữa các loại hình du lịch hay loại hạng của chúng. Đồng thời vấn đề vệ sinh không chỉ được đặt ra với các TTB thuộc CSVC-KT như phòng ngủ, nhà hàng… nó còn được đảm bảo cả đối với môi trường xung quanh.

Mức độ an toàn: Trong chuyến hành trình khách luôn mong muốn sự đảm bảo an toàn cả về tính mạng thân thể cũng như về tài sản tinh thần. An toàn là mong muốn của chính bản thân người phục vụ. Do đó, CSVC-KT phải thiết kế đảm bảo an toàn trong sử dụng để tạo niềm tin và uy tín.

1.3.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

CSVC-KT là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là một yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện.Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ thống CSVC-KT tương ứng. Điều này cũng nhấn mạnh sự phù hợp giữa CSVC-KT với đặc trưng của từng ngành nghề, từng lĩnh vực. Và những nhân tố ảnh hưởng đến CSVC-KT: (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

1.3.3.1 Môi trường tự nhiên khí hậu

Những tác động do biến đổi khí hậu đã và đang hiện hữu ở Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch. Vì đặc điểm phân bố tài nguyên du lịch và hệ thống hạ tầng, CSVC-KT du lịch tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, trên các đảo – nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu cũng tác động trực tiếp đến hạ tầng, CSVC-KT của du lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí…như chịu nhiều ảnh hưởng của biển động, sóng thần hay nồng độ nước muối trong nước cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các CSVC-KT.

1.3.3.2 Kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định giá cả, tiền tệ, lạm phát,…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị kinh doanh. Như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch, khi giá cả hay lạm phát biến đổi sẽ ảnh hưởng đến việc mua các TTB kỹ thuật tiện nghi trong mỗi đơn vị kinh doanh, bởi giá trị được thể hiện thông qua giá cả.

Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức, để đảm bảo thành công hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế thì các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.

XEM KHO ==> BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI KHÁCH SẠN

1.3.3.3 Kỹ thuật –  công nghệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh trực tiếp đến CSVC-KT. Các yếu tố công nghệ như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất mới,…Khi công nghệ phát triển, có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mạng lại cho doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu không đổi mới kịp thời.

1.3.3.4 Tính thời vụ

Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, CSVC-KT và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn.

1.3.3.5 Con người

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển đã dần thay thế con người và trở thành lực lượng lao động chủ yếu. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất của các đơn vị kinh doanh. Nhưng máy móc có hiện đại đến đâu cũng đều do con người tạo ra (đặc biệt trong ngành kinh doanh du lịch). Nếu không có sự sáng tạo của con người thì sản phẩm dịch vụ không mang lại sự thỏa mãn cho khách làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Hay nói cách khác, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,…) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

1.3.4.Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng thuộc khách sạn

Bảng 1: Hệ thống CSVCKT trong nhà hàng

STTTên Trang thiết bị 
I/ Máy móc thiết bị 
1Tủ lạnh  
2Máy điều hòa  
3Quạt  
4Xe đẩy  
5Điện thoại cố định  
6Lò nướng bánh mì  
7Máy pha cà phê  
8Bếp gas  
9Lò làm nguội thức ăn  
10Lò làm nóng thức ăn  
11Giá treo ly  
12Máy vắt trái cây  
13Tivi  
  
II/ Dụng cụ  
14Ly cốc  
15Chén,đĩa,dĩa  
16Khăn ăn  
17Rèm  
18Khay  
12Rổ đựng dụng cụ  
20Dụng cụ đựng đá  
21Khăn lau dụng cụ  
22Dao nĩa  
23Bình lắc  
24Dụng cụ khui nút chai  
25Lót cốc đặt ở bàn  
26Xoong nồi  
27Dao thớt  
III/ Đồ gỗ  
28Bàn ăn  
29Bàn đựng thức ăn và dụng cụ buffet sáng  
30Kệ trưng bày rượu  
     
31Ghế 
32Tủ đựng TTB-DC 
IV/ Đồ vải  
33Đồng phục nhân viên 
34Các loại khăn trang trí rèm 
35Giầy dép 

 1.4. Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng

 1.4.1. Khái niệm (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

Là việc lựa chọn, đưa ra và tổ chức thực hiện các quyết định có liên quan đến CSVC-KT nhằm phục vụ cho mục tiêu hoạt động của nhà hàng. Quản trị tốt CSVC-KT sẽ đảm bảo yếu tố vật chất về mặt chất lượng, số lượng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Ngăn ngừa thất lạc, mất mác dụng cụ, loại trừ sự bất hợp lý trong việc sử dụng CSVC-KT đồng thời tăng tuổi thọ cho nó tiết kiệm chi phí đầu tư, mua sắm và sửa chữa CSVC-KT của nhà hàng khai thác tối đa các nguồn CSVC-KT nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 1.4.2. Nội dung công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng

 1.4.2.1. Tổ chức mua

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ đối với từng khách hàng, tăng quy mô phục vụ trong nhà hàng, khách sạn. Ban quản trị cần phải lên kế hoạch mua sắm CSVC-KT mới cho phù hợp đồng thời thay thế các CSVC-KT cũ, kém hiệu quả góp phần tăng năng suất lao động cho nhân viên, đem lại doanh thu đáng kể cho nhà hàng. Nhưng khi mua sắm cần phải tính toán thật kỹ lưỡng, rõ ràng các CSVC-KT trong nhà hàng để định giá cho phù hợp với tình hình tài chính của khách sạn. Do đó, trong quá trình mua sắm, nhà quản trị cần phải lên một kế hoạch thật cụ thể để cung cấp đủ số lượng, chất lượng cũng như chủng loại và giá cả,…đáp ứng yêu cầu cần thiết cho nhà hàng. Để kế hoạch được thực thi tốt cần phải lựa chọn các CSVC-KT phù hợp với những công việc thực tế trong nhà hàng cung cấp đủ, đúng CSVC-KT nhà hàng cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc và giúp nhà quản trị dễ kiểm soát hơn tránh trường hợp mua về mà không sử dụng được làm hao tổn một lượng chi phí của khách sạn.

Vì vậy, phải xem xét mức độ tiện nghi của khách sạn, nhà hàng như: kích thước có tương ứng với không gian của nhà hàng không ? Chất lượng có đáp ứng được yêu cầu của nhà hàng không ? Và những đặc tính khác: độ an toàn, tính thẩm mỹ,…Và quan trọng hơn cả là giá cả phải phù hợp với tình hình tài chính của khách sạn.Cần phải xem xét kỹ giữa giá cả và giá trị sử dụng của từng loại.CSVC-KT đắt tiền thì giá trị sử dụng cao hơn loại rẻ tiền.Vì nó ít hư hỏng mà hiệu quả công việc lại cao.

1.4.2.2. Quản lý

Nhà quản trị đưa ra các quyết định và thực hiện các quyết định có liên quan đến việc quản lý số lượng, chất lượng, sử dụng các CSVC-KT trong nhà hàng, hoạt động này bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Quản lý số lượng, chất lượng: Lập sổ theo dõi cũng như các kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra thường xuyên.

– Phân cấp trách nhiệm quản lý và sử dụng.

– Trang bị kiến thức, giáo dục ý thức, trách nhiệm: Quy định việc hướng dẫn sử dụng, bảo hành. Giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, duy trì hiệu quả sử dụng.

– Quản lý việc cất giữ tài sản: đề ra những quy định ( phân loại, sắp xếp,…), nguyên tắc xuất nhập kho, nguyên tắc mở sổ theo dõi, đối chiếu.

– Ngoài ra công tác kiểm tra CSVC – KT tại nhà hàng còn được nhà quản lý kiểm tra vào cuối tháng. Nhà quản lý sẽ nhận sổ kiểm tra từ thủ kho và rà soát lại xem các TTB, đồ dùng, dụng cụ có đúng với trong sổ sách không.

1.4.2.3. Kiểm soát

Đây là công việc không thể thiếu trong một nhà hàng – khách sạn. Nhà quản trị phải luôn kiểm soát các CSVC-KT sẵn có của khách sạn mình nếu muốn việc kinh doanh đạt hiệu quả cao . Dường như công việc này diễn ra hàng ngày , hàng tuần đối với nhà quản trị khách sạn. Làm được điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho khách sạn vì không phải trích một khoản chi phí ra để mua các CSVC-KT mới cần thiết. Vậy nhà quản trị phải thực hiện các công việc như:

– Kiểm soát việc cấp phát và sử dụng: để cho việc kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo CSVC-KT. Ban giám đốc cần lập ra ban kiểm soát để kiểm tra CSVC-KT hiện có. Đồng thời phát hiện hư hỏng để kịp thời sửa chữa, thay mới và có thể đề ra các biện pháp, phương hướng thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, muốn thưc hiện công việc này một cách tốt nhất thì đòi hỏi nhà quản trị cần có một kiến thức vững chắc , hiểu sâu về CSVC -KT, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng CSVC -KT và ghi vào sổ với những nội dung cần thiết như: tên thiết bị , số lượng, giá cả …Bên cạnh những viêc̣ làm trên , nhà quản trị phải cung cấp cho BGĐ những thông tin liên quan đến số lượng và chất lượng các loại CSVC-KT sẵn có của nhà hàng để BGĐ có thể biết rõ hơn về tình hình của nhà hàng mình nhằm đưa ra cách xử lý tối ưu giúp cho việc kinh doanh ngày càng phát triển hơn, có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường đem lại nguồn thu nhập cao.

– Kiểm kê: Để đánh giá đúng CSVC-KT phục vụ cho việc hạch toán chính xác vốn, xác nhận CSVC-KT thất thoát và còn lại bao nhiêu nhằm giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn.

+ Thông thường công tác kiểm kê sẽ do bộ phận kế toán đảm nhiệm vào mỗi ngày cuối của tuần thứ 2 trong tháng sau đó sẽ ghi lại và báo cáo vào cuối kỳ.

– Phòng chống thất thoát, trộm cắp: Đối với bộ phận nhà hàng thì chủ yếu là TTB rất nhỏ nhưng số lượng nhiều vì đây hầu hết là những dụng cụ ăn uống nên rất khó kiểm soát và dễ bị thất lạc. Hoặc do các TTB nhỏ nên các bộ phận khác mượn và làm thất thoát nên cần khắc phục tình trạng này (Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn)

 1.4.2.4. Bảo quản, bảo dưỡng

Bảo quản: là áp dụng những kỹ thuật có khoa học nhằm giữ gìn số lượng và chất lượng các CSVC-KT từ khi nó được sản xuất cho đến khi nó được đem ra sử dụng. Việc bảo quản này giúp nhà quản trị kiểm tra, giám sát được CSVC-KT của bộ phận mình quản lý phòng chống thất thoát. Do vậy, cần để đúng nơi quy định, phải khô ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh…

Bảo dưỡng: là những hoạt động mang tính kỹ thuật , là việc kiểm tra mức độ an toàn cũng như mức độ hoạt động của các thiết bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự cố hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của chúng. Bảo dưỡng là hoạt động cần thiết cho mọi khách sạn trong quá trình hoạt động kinh doanh. CSVC-KT hoạt động tốt nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí tối đa, ngăn ngừa tai nạn lao động,… Có thể chia công tác bảo dưỡng thành các loại sau:

– Bảo dưỡng sửa chữa (khẩn cấp): là bảo dưỡng phải tiến hành ngay tại thời điểm CSVC-KT xuất hiện sự cố, vì vậy nó nằm ngoài kế hoạch dự kiến ban đầu.

– Bảo dưỡng thường xuyên (phòng ngừa): là những công việc nhỏ, lẻ phải thực hiện thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần) giúp vận hành thiết bị liên tục và an toàn. Việc kiểm tra CSVC-KT sẽ phòng ngừa các hư hỏng lớn trong tương lai.

+ Các TTB được bảo dưỡng thường xuyên hằng ngày : bóng đèn, bàn ghế, ổ cắm điện và các thiết bị dễ hỏng như máy nướng bánh mì, quạt điện…

+ Các TTB được bảo dưỡng hằng tuần như : Máy điều hòa, hệ thống âm thanh trong nhà hàng, lò vi sóng, hệ thống điện..

– Bảo dưỡng định kỳ (theo kế hoạch ): được tiến hành theo một kế hoạch lớn đã được xây dựng chi tiết từ trước trên cơ sở những khảo sát đánh giá sơ bộ về tình trạng của CSVC-KT trong nhà hàng . Vì vậy, viêc̣ bảo dưỡng phải tuân thủ theo những quy định mà Ban Giám đốc đưa ra. Việc bảo quản CSVC-KT đúng cách là điều rất cần thiết nếu không được bảo dưỡng đúng sẽ gây mất an toàn lao động hay hư hỏng. Nên nhân viên cần phải biết quy trình bảo dưỡng, cất giữ thiết bị, phải dùng đúng chức năng, tác dụng của CSVC-KT.

Phải định kì kiểm tra bảo dưỡng máy. Các thiết bị nên ghi đầy đủ các thông số cần thiết như: Ngày mua, loại thiết bị, giá cả, ngày bắt đầu sử dụng, các phụ tùng kèm theo, chu kì bảo dưỡng,…

1.4.3. Ý nghĩa công tác quản trị  cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng

Trong các yếu tố vật chất của ngành du lịch, CSVC-KT của nhà hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tuỳ các công trình và thiết bị phục vụ nhu cầu và ăn uống không thỏa mãn mục đích của chuyến đi nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục đích chuyến đi của du khách, và khâu trung tâm của CSVC-KT là phương tiện phục vụ cho việc ăn , ngủ, đi lại của khách , tức là nguồn vốn cố định của du lịch . Vì vậy , CSVC-KT, TTB có những ý nghiã nhất điṇh, cụ thể như sau:

– CSVC-KT, TTB là bằng chứng vật chất giúp khách hàng tin tưởng mua và sử dụng dịch vụ của nhà hàng, giúp thỏa mãn nhu cầu của khách tại các điểm du lịch.

– CSVC-KT, TTB góp phần làm tăng giá trị, sức hấp dẫn và khả năng khai thác triệt để, toàn diện tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.

– CSVC-KT, TTB trong nhà hàng sẽ quyết định loại khách hàng, phong cách phục vụ tại khách sạn ra sao, chất lượng sản phẩm và quy trình phục vụ khách tại khách sạn.

– CSVC-KT, TTB trong nhà hàng quyết điṇh tới sản phẩm dịch vụ mà khách sạn cung cấp, có thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ được thỏa mãn hay không, và có thể tăng công suất sử dụng tối đa được hay không? Do vậy việc đánh giá CSVC-KT cũng như TTB phải dựa vào các tiêu chí để đảm bảo những điều kiện tốt cho khách lưu trú.

Tiểu kết chương 1 : Tóm lại, toàn bộ chương 1 là cơ sở lý thuyết và là tiền đề cho các chương tiếp theo.  Nó bao gồm các khái niệm, các đặc điểm, các yếu tố liên quan đến các trang thiết bị, các mối quan hệ giữa cơ sở vật chất kỹ thuật với quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn.

Trên đây là danh sách nội dụng Cơ sơ lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu làm đề tài báo cáo tốt nghiệpcác bạn có thể liên hệ Nhận viết thuê báo cáo tốt nghiệp với mình

DOWNLOAD FILE

Rate this post

Add Comment