Nội dung bài viết
- 1. Khái niệm kinh doanh – hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 2. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 3. Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 4. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 5. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 6. Các phương pháp phân tích:
Mẫu Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho các bạn sinh viên làm khóa luân tốt nghiệp làm đề tài về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, các bạn có thể DOWNLOAD file ở dưới bài viết nhé
Mục Lục
- 1 1. Khái niệm kinh doanh – hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 2 2. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 3 3. Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 4 4. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 5 5. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- 6 6. Các phương pháp phân tích:
1. Khái niệm kinh doanh – hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- * Kinh doanh là một quá trình sản xuất để tạo ra và tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Nhân tố bên trong là tính chủ quan trong quá trình quản lý kinh doanh, tiếp cận thị trường, trình độ khai thác, các nhân tố khách quan. Nhân tố bên ngoài là sự tác động của cơ chế, chính sách, chế độ của Nhà nước, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, vị trí địa lý, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
- – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế, bằng các phương pháp phân tích thích hợp nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- * Quan điểm thứ nhất: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Với cách này hiệu quả sản xuất kinh doanh được tính bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào.
- – Chi phí đầu vào bao gồm lao động, chi phí sản xuất kinh doanh còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng và doanh thu của sản phẩm sản phẩm dịch vụ
- – Cách tính này đơn giản, thuận lợi nhưng không phản ánh hết chất lượng sản xuất kinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra nếu tính theo cách này thì không thể so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp, không thấy được tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội.
- * Quan điểm thứ hai: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả mục tiêu kinh doanh”. Đây là một khái niệm tổng quát và là một khái niệm thể hiện đúng được bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.
– Công thức trên phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lợi của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào. Cách tính này đã khắc phục được những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số. Nó đã tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện. - * Hiệu quả hoạt động kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội).
- – Về thời gian: hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kì không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kì tiếp theo, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài.
- – Về không gian: hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
- – Về định lượng: hiệu quả hoạt động kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu, giảm chi. Có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa các tiềm năng sản xuất kinh doanh (lao động sống và lao động vật hóa) để tạo ra một đồng doanh thu.
- – Về góc độ nền kinh tế quốc dân: hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bưu chính đạt được phải gắn chặt với hiệu quả toàn xã hội.
- * Hoạt động sản xuất kinh doanh Bưu Chính là một hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ vì ở đây ta thấy kết quả của quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ Bưu Chính là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức, tin tức được truyền tải từ người gửi đến người nhận thông qua Bưu Điện mà hoàn toàn không làm thay đổi cơ bản về cấu trúc, hình dáng, trọng lượng cũng như nội dung của đối tượng lao động. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất.
Xem thêm
Kho 99+ Mẫu khóa luận tốt nghiệp mẫu
Báo giá ===> Nhận viết thuê báo cáo thực tập
2. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- – Khi kết hợp khái niệm về hiệu quả kinh doanh và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ta có thể nói phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phân tích kết quả kinh doanh trong mối liên hệ so sánh với các yếu tố đầu vào (chi phí, nhân lực, vốn, trang thiết bị…), đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cuối cùng thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp thấy được những tiềm năng cũng như những hạn chế của doanh nghiệp.Từ đó đề ra các biện pháp để khai thác những tiềm năng và khắc phục, hạn chế những nhược điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có:
- – Là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
- – Là kết quả riêng biệt của từng khâu như: chuẩn bị các yếu tố sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc là tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- – Khi tiến hành phân tích phải liên hệ với các môn khoa học khác như: thống kê, kế toán, tài chính, kế hoạch, định mức kinh tế kỹ thuật … để việc nghiên cứu, phân tích được sâu sắc và toàn diện.
3. Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- – Nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là tìm cách lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:
- – Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như: số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng và cung cấp sản phẩm dịch vụ, chi phí, lợi nhuận.
- – Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất như: lao động, vốn, tài sản, vật liệu.
Khi phân tích, phải xác định các đặc trưng về mặt lượng của quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, mối quan hệ, tỷ lệ) nhằm xác định xu hướng, nhịp độ phát triển, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh để đưa ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn.
4. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- – Là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh và phòng ngừa rủi ro.
- – Cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- – Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
5. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- – Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
- – Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
- – Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
- – Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào mục tiêu đã định.
Xem thêm
Kho 99+ Mẫu cơ sở lý luận làm khóa luận
Kho 56 + Khóa luận phân tích hiệu quả kinh doanh
6. Các phương pháp phân tích:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp chỉ số.
Trên đay là Mẫu Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho các bạn sinh viên làm khóa luân tốt nghiệp làm đề tài về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, các bạn có thể DOWNLOAD file ở phía dưới đây nhé, chúc các bạn làm bài khóa luận thật tốt