Đề tài đánh giá chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn, 9 điểm, miễn phí

Tải miễn phí khóa luận Đề tài đánh giá chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn được Baocaothuctap.net chia sẻ với các bạn sinh viên, đề tài nhân sự luôn là đề tài hot được các bạn sinh viên tham khảo cho chuyên đề của mình. 

Bài mẫu được tác giả hoàn thành chỉnh chu, chỉnh sửa nhiều lần dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, được tác giả đầu tư thời gian, tâm huyết và công sức vào bài khóa luận của mình. Nên bài khóa luận với đề tài đánh giá chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn được giáo viên hướng dẫn đánh giá cao và chấm 9 điểm

Hiện nay, bên mình có dịch vụ viết hỗ trợ khóa luận trọn gói cho các bạn sinh viên muốn triển khai bài mới, chuyên đề khác, hoặc những bạn sinh viên không có thời gian làm bài khóa luận. Hyax nhanh tay liên hệ với mình để được hỗ trợ nhanh nhất nha


ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI KHÁCH SẠN

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1. Mục tiêu chung 
2.2. Mục tiêu cụ thể 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
4. Phương pháp nghiên cứu 
4.1. Phương pháp thu thập số liệu 
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp 
4.1.3. Phương pháp chọn mẫu 
5. Phương pháp phân tích dữ liệu 
6. Ý nghĩa thực tiễn 
7. Quy trình nghiên cứu 
8. Kết cấu của đề tài 
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 

Xem Thêm ==> Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự
1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự 
1.2. Vai trò của công tác đãi ngộ nhân sự 
1.3. Tổ chức công tác đãi ngộ nhân sự 
1.3.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự 
1.3.2. Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự 
1.4. Nội dung của công tác đãi ngộ nhân sự 
1.4.1. Đãi ngộ tài chính 
1.4.1.1. Khái niệm đãi ngộ tài chính 
1.4.1.2. Các hình thức của đãi ngộ tài chính 
1.4.2. Đãi ngộ phi tài chính 
1.4.2.1. Khái niệm đãi ngộ phi tài chính 
1.4.2.2. Các hình thức của đãi ngộ phi tài chính 
Chương II. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ KHÁCH SẠN SAIGON – MORIN HUẾ 
2.1. Tổng quan về Khách sạn Saigon Morin Huế. 
2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn Saigon Morin Huế 
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Saigon Morin Huế 
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Saigon Morin Huế 
2.1.3.1. Chức năng 
2.1.3.2. Nhiệm vụ 
2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Saigon Morin Huế 
2.1.4.1. Cơ sở vật chất phục vụ lưu trú 
2.1.4.2. Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống 
2.1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý khách sạn Saigon Morin Huế 
2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 
2.1.5.2. Tình hình nhân sự của khách sạn morin năm 2018 
2.1.5.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 
2.2. Kết quả hoạt động của khách sạn Saigon Mogin Huế trong 3 năm 2016-2018 
2.2.1. Tình hình khách đến với khách sạn giai đoạn 2016 – 2018 
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Saigon – Morin Huế giai đoạn 2016-2018 
2.3. Phỏng vân chuyển sâu 
2.3.1. Về tiền lương, tiền thưởng 
2.3.2. Về phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội 
2.3.3. Về điều kiện, môi trường làm việc 
2.3.4. Về đào tạo 
2.3.5. Về cơ hội thăng tiến 
2.4. Phân tích và đánh giá tình hình đãi ngộ nhân sự ở công ty 
2.4.1. Thực trạng về đãi ngộ tài chính 
2.4.1.1. Thực trạng đãi ngộ tiền lương 
2.4.1.2. Thực trạng đãi ngộ tiền thưởng: 
2.4.1.3. Thực trạng chế độ phụ cấp 
2.4.1.4. Thực trạng chế độ trợ cấp 
2.4.1.5. Thực trạng đãi ngộ phúc lợi xã hội 
2.4.2. Thực trạng đãi ngộ phi tài chính 
2.4.2.1. Thực trạng về điều kiện, môi trường làm việc 
2.4.2.2. Thực trạng chế độ đào tạo 
2.4.2.3. Thực trạng về cơ hội thăng tiến 
2.5. Phân tích ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH Saigon – Morin Huế 
2.5.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu 
2.5.1.1. Về giới tính 
2.5.1.2. Theo độ tuổi 
2.5.1.3. Theo bộ phận làm việc 
2.5.1.4. Theo thời gian làm việc 
2.5.1.5. Theo mức lương 
2.5.1.6. Theo trình độ học vấn 
2.5.1.7. Theo tiền lương 
2.5.1.8. Theo tiên thưởng 
2.5.1.9. Theo phụ cấp, trợ cáp và phúc lợi xã hội 
2.5.1.10. Theo điều kiện, môi trường làm việc 
2.5.1.11. Theo đào tạo 
2.5.1.12. Theo cơ hội thăng tiến 
2.5.1.13. Đánh giá chung 
2.5.2. Kết quả thống kê về mức độ đánh giá theo từng nhóm yếu tố của nhân viên tại Khách sạn Saigon Morin Huế 
2.5.2.1. Mức độ đánh giá theo tiền lương 
2.5.2.2. Mức độ đánh giá theo tiền thưởng 
2.5.2.3. Mức độ đánh giá theo Phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội 
2.5.2.4. Mức độ đánh giá theo Điều kiện, môi trường làm việc 
2.5.2.5. Mức độ đánh giá theo đào tạo 
2.5.2.6. Mức độ đánh giá theo Cơ hội thăng tiến 
2.5.2.7. Mức độ đánh giá theo Đánh giá chung 
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VÀ HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ ĐẾN SỰ CỐNG HIẾN CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN SAIGOM – MORIN HUẾ 
3.1. Định hướng hoạt động của khách sạn Saigon – Morin Huế trong thời gian tới 
3.2. Giải pháp về chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn Saigon – Morin Huế 
3.2.1. Về tiền lương 
3.2.2. Về tiền thưởng 
3.2.3. Về phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội 
3.2.4. Về điều kiện, môi trường làm việc 
3.2.5. Về đào tạo 
3.2.6. Về cơ hội thăng tiến 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
2. Kiến nghị 
2.1. Đối với chính quyền địa phương 
2.2. Đối với khách sạn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI KHÁCH SẠN

Lí do chọn đề tài

Hiện nay ngành kinh doanh khách sạn, resort ở Việt Nam đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là tác động tích cực của hội nhập thế giới và khu vực đã giúp nước ta trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan mỗi năm. Từ những cơ hội đó, đã có nhiều thương hiệu toàn cầu mở cửa đón du khách trong và ngoài nước, những doanh nghiệp, tập đoàn, khách sạn, khu resort bắt đầu thành lập và phát triển.

Nhưng các công ty, doanh nghiệp đó muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường hiện nay thì phải hoàn thiện được công tác quản trị, khai thác có hiểu quả các tiềm lực của công ty để vươn lên dành thế cạnh tranh. Để một công ty, doanh nghiệp làm được điều này và duy trì, phát triển bền vững thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Con người là trung tâm quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu công tác quản trị, đặc biệt là quản trị con người. Chính vì vậy mọi chính sách mà doanh nghiệp đề ra điều hướng tới con người đầu tiên. Từ đó, muốn giữ chân được nhân viên, giúp họ có động lực làm việc và sẵn sàng cống hiến thì chính sách đãi ngộ là yếu tố thực sự cần thiết trong doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân sự thực sự là một công cụ đắc lực giúp nhà quản trị thu hút nhân tài trong và ngoài nước, duy trì đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ cao và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp, điều này giúp nhà quản trị đạt được những mục tiêu của mình. Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp lại có một chính sách đãi ngộ nhân sự riêng biệt khác nhau, công tác quản lí và duy trì nguồn nhân lực lại phức tạp, mỗi chính sách, chiến lược của công ty đưa ra cũng phải phù hợp với lợi ích và nhu cầu của người lao động. Hiểu và nắm rõ được vấn đề này và có các chính sách điều chỉnh thích hợp thì các công ty, doanh nghiệp sẽ tồn tại, duy trì phát triển được lâu dài và có chỗ đứng trên thị trường.

Khách sạn Saigon – Morin Huế với nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển, là một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của Huế và khu vực miền Trung, nhưng dù muốn hay không thì cũng phải đối mặt với những khó khăn của sự cạnh tranh nguồn nhân lực của rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn nói riêng. Muốn mở rộng quy mô sản xuất, đưa khách sạn ngày càng phát triển, thì việc thực hiện các chính sách động viên nhân viên là vấn đề cần được quan tâm. Hiểu được sự cấp thiết của vấn đề đó, khách sạn đã và đang thực hiện các chính sách như: chính sách về môi trường làm việc, chính sách lương bổng và phúc lợi, chính sách tạo sự hứng thú trong công việc và quan tâm đến triển vọng phát triển cá nhân của nhân viên… Đây cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên và luôn được ban lãnh đạo quan tâm và ngày càng hoàn thiện.

Nhưng trên thực tế, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến động lực làm việc của nhân viên tại khách sạn như thế nào, thì chưa có một nghiên cứu nào nêu cụ thể. Xuất phát từ lí do đó, trong thời gian thực tập tại khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá chính sách Đãi ngộ nhân sự cho người lao động tại khách sạn Saigon Morin Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động đãi ngộ nhân sự tại Khách sạn Saigon – Morin Huế, đưa ra một số giải pháp nâng cao chính sách đãi ngộ nhân sự của khách sạn trong thời gian tới.

2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến chính sách đãi ngộ nhân sự.

Tìm hiểu và đánh giá chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH Saigon Morin Huế.

Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự tại Khách sạn Saigon – Morin Huế.

Xem Thêm ==> Tải 3 bài Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Nhân Sự Của Công Ty

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đãi ngộ nhân sự tại Khách sạn Saigon – Morin Huế

Đối tượng điều tra: Nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Saigon – Morin Huế

2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại khách sạn Saigon – Morin Huế.

Phạm vi thời gian: đề tài thực tập trong thời gian từ 18/01/2019 – 10/05/2019.

Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp thu thập số liệu

1.1. Dữ liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập tài liệu về các vấn đề lý luận liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân sự trong các tổ chức, công ty.

Cơ sở lý luận của các mô hình nghiên cứu về các chính sách đãi ngộ nhân sự của khách sạn Saigon – Morin Huế.

Tìm kiếm thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu tại thư viện trường/Khoa Du Lịch, các bài luận văn, giáo trình, sách báo trên Internet…

Báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả đã được công bố trên các tạp chí, sách báo…

1.2. Dữ liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành thu thập dữ liệu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân sử dụng phiếu điều tra.

Tiến hành điều tra mẫu trên những nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Saigon – Morin Huế.

Dữ liệu khi thu thập được sẽ được mã hóa và xử lý thông qua phần mềm SPSS.

1.3. Phương pháp chọn mẫu

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và dung công thức Cochran đề xác định kích thước chon mẫu:

n=

Trong đó: n: là cỡ mẫu

z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn

p: ước tính tỷ lệ phần trăm của tổng thể

q = 1- p thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể, nên p.q=0,25

e: là sai số cho phép

Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% thì z=1,96. Sai số cho phép e=10%=0,1.

Lúc đó kích cỡ mẫu ta chọn là:

n= = 96

Để tránh trường hợp sai sót trong quá trình điều tra hoặc phiếu điều tra thu về bị trùng lặp hoặc không hợp lệ, tôi quyết định tăng thêm thành 120 mẫu cần khảo sát.

Bảng 1: Số lượng nhân viên của khách sạn Saigon – Morin

STTPhòng ban, bộ phậnSố nhân viên (người)Chiếm tỉ lệ (%)Số điều tra (người)
1Tổ chức – Hành chính2212,515
2Kế toán – Tài chính105,6810
3Kinh doanh – Tiếp thị105,689
4Lễ tân2413,6318
5Buồng phòng3620,4525
6Nhà hàng3218,1815
7Bếp2614,7718
8Kỹ thuật169,1110
Tổng176100120

            (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổ chức của Khách san Saigon Morin năm 2018)

Theo cách lấy mẫu phân tầng dựa trên bảng 1 sẽ lấy số lượng nhân viên tương ứng của mỗi phòng ban, bộ phận tương ứng để điều tra.

Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 – Rất không đồng ý đến 5 – Rất đồng ý.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp thu thập được tổng hợp, thống kê, lập bảng, so sánh, qua đó thấy được những biết động của đối tượng qua từng giai đoạn.

Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

Sử dụng SPSS 20 với những công việc sau:

Với tập dữ liệu thu về sẽ thực hiện việc gạn lọc, kiểm tra mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu.

Phân tích thống kê mô tả:

Sử dụng bảng tần số để mô tả các thuộc tính của tổng thể như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận, kinh nghiệm làm việc, vị trí làm việc tại bộ phận.

Đưa ra đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự trong quá trình làm việc tại khách sạn.

Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này sẽ cho ra kết quả bao gồm:

N: mẫu nghiên cứu

Minimum: là giá trị nhỏ nhất được lựa chọn trong 5 mức độ (tăng dần từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”) của thang đo Likert trong bảng hỏi nghiên cứu.

Maximum: là giá trị lớn nhất được lựa chọn trong 5 mức độ (tăng dần từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”) của thang đo Likert trong bảng hỏi nghiên cứu.

Mean: là giá trị trung bình, được quy ước như sau:

Giá trị trung bình 1,00 – 1,80: Đánh giá rất không tốt

Giá trị trung bình 1,81 – 2,60: Đánh giá không tốt

Giá trị trung bình 2,61 – 3,40: Đánh giá trung bình

Giá trị trung bình 3,41 – 4,20: Đánh giá tốt

Giá trị trung bình 4,21 – 5,00: Đánh giá rất tốt

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, trong đó: 1 thể hiện mức độ rất không đồng ý cho đến 5 là rất đồng ý

Dựa vào giá trị này có thể biết được mức độ đánh giá của nhân viên theo từng tiêu chí của các chính sách đãi ngộ tại khách sạn Saigon Morin là cao hay thấp, chính sách nào có giá trị trung bình nằm trong khoảng “Đánh giá tốt”, và tiêu chí nào được đánh giá là “Không tốt” để từ đó làm tiền đề đưa ra các giải pháp khắc phục.

Std.Deviation: là độ lệch chuẩn, thể hiện mức độ hội tụ hay phân tán của dữ liệu.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đánh giá chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn Saigon – Morin Huế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn cho các chính sách đãi ngộ nhân sự nhằm khích lệ, động viên nhân viên trong quá trình làm việc tại khách sạn Saigon – Morin Huế.

Kết cấu của đề tài

Đề tài: “Đánh giá chính sách đãi ngộ nhân sự cho người lao động tại khách sạn Saigon – Morin

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I. Cơ sở lý luận về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp

Chương II. Thực trạng về chính sách đãi ngộ tại Khách sạn Saigon – Morin Huế

Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện các chính sách đãi ngộ nhân sự tại Khách sạn Saigon – Morin Huế.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI KHÁCH SẠN

Kết luận

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, yếu tố con người ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Nó tạo ra giá trị và ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc giữ chân nhân viên giỏi hay thu hút người tài là một thách thức lớn và yếu tố quan trọng nhất đó là các chính sách đãi ngộ nhân sự có thực sự hấp dẫn hay không. Và khách sạn Saigon – Morin Huế là một trong những doanh nghiệp thực hiện tốt điều này.

Kết quả mà khách sạn đạt được là doanh thu tăng dần đều qua các năm, cùng với đó là văn hóa doanh nghiệp được thành lập ngày một tốt hơn, sự gắn bó của nhân viên bền chặt hơn. Ban giám đốc tâm lý, gần gũi; đội ngũ nhân viên nhiệt tình, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong công việc; là khách sạn lâu đời gắn liền với giá trị lịch sử; mức tiền thưởng thuộc hạng nhất nhì là những điều mà nhân viên rất tự hào khi nhắc đến khách sạn Saigon – Morin.

Từ việc đánh giá, phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ tại Khách sạn Saigon Morin, tác giả mong muốn chính sách đãi ngộ nhân sự sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, đạt được những thành tựu nhất định, đưa khách sạn trở thành nơi làm việc lý tưởng của nhân viên cũng như nơi lý tưởng dừng chân của khách hàng.

Kiến nghị

1. Đối với chính quyền địa phương

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chính sách quan tâm đến hoạt động của khách sạn trên địa bàn như: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn về các thủ tục pháp lý khi giao dịch, thực hiện hoạt động kinh doanh.

Cần có sự quan tâm và hỗ trợ đến các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch, điển hình như Khoa Du lịch – Đại học Huế, trường Cao đẳng nghề Du lịch, trường Trung cấp nghề, tạo điều kiện cho sự liên kết và hợp tác thuận lợi giữa một bên cần nhân lực và một bên cung cấp nguồn nhân lực.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chính sách thu hút thêm nhiều khách du lịch đến với Huế hơn, sự phát triển về du lịch của tỉnh nhà sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn Saigon – Morin Huế tăng doanh thu, phát triển khách sạn.

Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị nhằm thu nhập ý kiến của người lao động trong công ty, giải đáp mọi thắc mắc của nhân viên.

Thường xuyên cập nhật, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến đãi ngộ nhân sự sao cho phù hợp với thị trường, tình hình kinh tế trong nước và thế giới.

2. Đối với khách sạn

Nhìn chung, doanh số và sự trung thành của nhân viên đã phần nào nói lên được chính sách đãi ngộ mà công ty dành cho nhân viên, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, điển hình là về chính sách đào tạo và những cơ hội thăng tiến. Những tiêu chí khác đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn có một số chính sách đãi ngộ riêng, nhưng nhìn chung vẫn chưa hấp dẫn được người lao động. Do đó, dưới đây là một số kiến nghị của tác giả với khách sạn:

Saigon Morin nên đãi ngộ thông qua mong muốn và nhu cầu của mỗi cá nhân bằng cách luôn luôn lắng nghe ý kiến từ họ, hiểu và thông cảm cho nhân viên của mình cũng chính là ban lãnh đạo đang rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới.

Phát triển tinh thần hợp tác với với các trường Đại học để nắm bắt được nguồn nhân lực giỏi. Đây là đội ngũ lao động dễ đào tạo, thừa sức khỏe, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo.

Tăng cường đào tạo và nâng cao kiến thức, trình độ của cán bộ công nhân viên.

Tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn tại các trường Đại học, là một dịp để doanh nghiệp hiểu thêm nguồn nhân lực hiện tại cần gì và mong muốn những gì từ doanh nghiệp. Từ đó làm tiền đề cho các chính sách thu hút, tuyển dụng lao động.

Nâng cao và khuyến khích cho công tác đào tạo, học tập, bồi dưỡng. Tuyệt đối không quá đề cao những kinh nghiệm, bởi thời thế luôn biến đổi không ngừng. Cần phải cập nhật và hội nhập cho phù hợp với xu hướng của thời đại.

Thường xuyên theo dõi và nâng cấp kịp thời cơ sở vật chất, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra vì thời gian tồn tại của khách sạn là quá lâu năm (118 năm)

Cần có những động thái chuẩn bị cho sự thay đổi nguồn nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra.

DOWNLOAD BÀI

Trên đây là bài khóa luận với Đề tài đánh giá chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn mà baocaothuctap.net chia sẻ với các bạn sinh viên. Ngoài ra, để có 1 bài khóa luận hoàn chỉnh, các bạn phải đầu tư thời gian đi thực tập, tâm huyết, thời gian và công sức mới có được bài khóa luận hoàn chỉnh. 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *