Thất thu thuế là gì? Khái niệm, phân loại, Nguyên nhân thất thu thuế

Thất thu thuế là gì? Khái niệm, phân loại, Nguyên nhân thất thu thuế hôm nay đề tài này sẽ được mình chia sẻ trên trang web của mình để các bạn tham khảo. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang phải đóng nhiều loại thuế khác nhau. Một chuyên viên kế toán các bạn phải nắm rõ những loại thuế, và nguyên nhân thất thu thuế nhé mới có thể hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp kế toán của mình

Lưu Ý : bên mình có viết thuê báo cáo tốt nghiệp, xin hỗ trợ dấu mộc công ty trọn gói cho các bạn sinh viên bận học, đi làm không có thời gian đi thực tập và hoàn thành bài báo cáo tực tập của mình. Liên hệ với mình gặp adminh siêu dễ thương và nhiệt tình, tư vấn và hỗ trợ các bạn nhé


Khái niệm, phân loại thất thu thuế.

Theo từ điển Hán Việt, Thất thu thuế: là việc nhập tiền vào quỹ không đủ, hay thu không đạt định mức, dưới mức trung bình trong nộp thuế, sản xuất, kinh doanh.

Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học (NXB Đà Nẵng 1998), thất thu nói chung trong đó có thất thu thuế là “Thu không đạt mức, ở dưới mức coi là bình thường”.

Ngoài ra còn một cách hiểu khác như: Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ Nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.(Thất thu thuế là gì )

Phân loại thất thu thuế

– Căn cứ vào tính chất của thất thu: Thất thu thuế gồm hai loại: Thất thu thuế thực và thất thu thuế tiềm năng.

+ Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào NSNN đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộp vào NSNN.

Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNN nhưng không được quy định trong các luật thuế.(khái niệm, phân loại, nguyên nhân thất thu thuế)

Xem Thêm ==> Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VAS, IAS, IFRS trong kế toán

– Căn cứ vào đối tượng gây ra thất thu thuế: Theo tiêu chí này, thất thu thuế bao gồm: thất thu thuế trong doanh nghiệp lớn, thất thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, thất thu thuế trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thất thu thuế ở các doanh nghiệp nước ngoài.

– Căn cứ vào nội dung thất thu thuế: Thất thu thuế giá trị gia tăng, thất thu thuế tiêu thu đặc biệt, thất thu thuế xuất nhập khẩu, thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thất thu thuế thu nhập cá nhân, thất thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp …(khái niệm, phân loại, nguyên nhân thất thu thuế)

– Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thất thu: Thất thu thuế gồm các loại chủ yếu sau:

Thất thu thuế do chính sách: Một là, chính sách thuế chưa bao quát hết được nguồn thu: một số khoản thu hoặc một số đối tượng chưa được chính sách thuế điều tiết điều này đã gây ra thất thu thuế tiềm năng. Hai là, một số điểm quy định trong chính sách thuế chưa rõ ràng, gây nhiều tranh cãi làm cơ sở cho việc trốn, tránh thuế.

+ Thất thu do quản lý: Loại thất thu này do trình độ quản lý của cơ quan thuế chưa đồng bộ và chuyên nghiệp; cán bộ thuế không giữ vững được phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp; sự phối hợp với các cơ quan liên quan chưa ăn khớp; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành liên tục; hướng dẫn thủ tục hành chính, giải đáp thắc mắc không rõ ràng.(Thất thu thuế là gì )

+ Thất thu do các nguyên nhân khách quan: Đây là loại thất thu do các nguyên nhân không thuộc ý muốn chủ quan của cơ quan thuế và cơ quan liên quan như: trình độ hiểu biết của người nộp thuế, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội…

+ Thất thu do trốn thuế: Đây là hình thức thất thu do hành vi trốn thuế của người nộp thuế gây ra. Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộp theo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà các doanh nghiệp đang kinh doanh.

+ Thất thu do khai thiếu thuế: Đây là trường hợp thất thu do người nộp thuế kê khai thiếu so với tài liệu đã hạch toán trong sổ kế toán. Trường hợp này, người nộp thuế không cố tình che giấu để trốn thuế.

+ Thất thu do tránh thuế: Đây là trường hợp thất thu do quy định pháp luật không chặt chẽ nên người nộp thuế lợi dụng để làm giảm số thuế phải nộp nhưng không vi phạm pháp luật.


Nguyên nhân thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ nhất, thất thu thuế do chính sách quản lý còn nhiều hạn chế

Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Do đó các chính sách khó tránh khỏi những kẽ hở và thiếu sót; Nhìn nhận về chính sách thuế có thể thấy được còn nhiều hạn chế như chính sách thuế chưa rõ ràng gây ra nhiều tranh cãi khi áp dụng hay việc áp dụng thiếu sự đồng bộ ở các cấp từ Trung ương tới địa phương; nhiều chính sách đưa ra khi chưa sử dụng đã có văn bản thay thế gây nhiều khó khăn về việc tiếp cận thông tin chính sách cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế.

Thứ hai, thất thu thuế do hoạt động quản lý chưa hiệu quả(Thất thu thuế là gì )

Quản lý thuế là hoạt động quan trọng, có tác động nhất định tới hiệu quả thu nộp tiền thuế vào NSNN. Tuy nhiên, tại Việt Nam trình độ quản lý thuế chưa đồng bộ giữa các vùng miền và thiếu đi sự chuyên nghiệp. Nhiều cán bộ, công chức thuế trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, việc xử lý các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa triệt để.

Xem Thêm ==> Kế toán tiền mặt (Khái niệm, nội dung, nguyên tắc, sổ sách)

Thứ ba, thất thu thuế do người nộp thuế thiếu hiểu biết, trốn thuế, gian lận thuế

Hiện nay, trên thực tế tình trạng NNT còn chưa nắm bắt được những thông tin chính sách thuế có liên quan là khá phổ biến. Do chính sách thuế có những quy định rõ ràng về từng sắc thuế và đối tượng nộp thuế bên cạnh đó có những sửa đổi bổ sung, do vậy việc thiếu hiểu biết của NNT sẽ dẫn tới tình trạng NNT không nắm rõ được những loại thuế phải nộp, hay thời gian nộp thuế.

Bên cạnh việc thất thu do người nộp thuế thiếu hiểu biết, thất thu còn xảy ra do NNT lợi dụng những kẽ hở để lách luật hay dùng các hành vi gian lận nhằm trốn, giảm số thuế phải nộp cụ thể như:(khái niệm, phân loại, nguyên nhân thất thu thuế)

Hành vi không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT . Mua bán hàng hóa có giá trị lớn không thực hiện thanh toán qua ngân hàng; mua hóa đơn để hợp pháp hóa hàng hóa mua không có hóa đơn, chứng từ; bán hàng hóa cung cấp dịch vụ không lập hóa đơn, nhất là bán lẻ dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Hành vi lập doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ và hạch toán chi phí đầu vào tuy có giảm nhưng diễn biến tinh vi hơn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chây ỳ, cố tình nợ thuế kéo dài do tiền phạt chậm nộp thuế thấp hơn lãi thực tế doanh nghiệp phải trả khi đi vay. Doanh nghiệp lập công ty con để chuyển lợi nhuận làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; lợi dụng các giao dịch liên kết để trốn thuế, hạch toán các khoản chi phí trả cho công ty mẹ nhưng thực tế không phát sinh tại Việt Nam.(Thất thu thuế là gì )


Hậu quả của việc thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội của mỗi một quốc gia do đó việc thất thu thuế sẽ gây ra những hậu quả :

Thứ nhất, thất thu thuế gây thâm hụt NSNN

Đối với mỗi một quốc gia, tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác..vv.. Tuy nhiên trên thực tế thuế vẫn được coi là nguồn thu chủ yếu cho NSNN do tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng, trong khi các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế do bị ràng buộc bởi những điều kiện nhất định khác.

Từ NSNN, Chính Phủ đưa ra các kế hoạch nhằm phát triển kinh tế xã hội trong nước như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực như y tế, giáo dục, quốc phòng, khoa học công nghệ…, đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế;….(Thất thu thuế là gì )

Do đó khi NSNN bị thâm hụt do một lượng tiền thuế bị thất thu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chi tiêu của Nhà Nước, khi không đảm bảo các khoản chi cần thiết cho phát triển kinh tế- xã hội buộc Nhà Nước phải thực hiện các biện pháp khác như phát hành trái phiếu Chính Phủ, vay mượn các quốc gia khác hay in thêm tiền. Tuy nhiên các giải pháp này thường mang tính tạm thời và nếu không sử dụng hiệu quả về lâu dài sẽ gây ra gánh nặng nợ quốc gia hoặc phụ thuộc các nước khác về kinh tế, chính trị.

Xem Thêm ==> Top 8 đề cương báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty

Thứ hai, thất thu thuế gây bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.

Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội. Do vậy, Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. Thông qua thuế thu nhập, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Một khía cạnh khác của chính sách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi cho người nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt.

Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội.

Mặt khác,chính sách thuế thực hiện đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần trong nền kinh tế, đảm bảo sản xuất trong cùng lĩnh vực ngành nghề, mặt hàng thuộc các thành phần kinh tế đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế như nhau.(Thất thu thuế là gì )

Do đó, khi hoạt động thất thu thuế diễn ra, sẽ không đảm bảo được tính công bằng đối với các đối tượng nộp thuế bởi cùng phải nộp thuế nhưng khi lợi dụng những kẽ hở hay hành vi gian lận số thuế phải nộp vào NSNN sẽ khác nhau. Từ đó gây ra tình trạng bất công với những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.

Thứ ba, thất thu thuế gây ra tình trạng coi thường pháp luật, dẫn tới vi phạm gia tăng.

Có thể thấy sự tồn tại của một quốc gia đều gắn liền với hệ thống pháp luật, điều đó giúp bảo đảm đối với hoạt động quản lý của nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội, duy trì củng cố quyền lực của Nhà nước bên cạnh đó là việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.

Pháp luật có quy định nghĩa vụ nộp thuế là bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân phải thực hiện với Nhà nước. Với bản chất là các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, khi hoạt động thất thu thuế xảy ra chứng minh cho việc pháp luật thuế đã không được thực hiện theo quy định ban hành, điều này dẫn tới tình trạng coi thường pháp luật, về lâu dài sẽ làm giảm ý thức chấp hành pháp luật của NNT(khái niệm, phân loại, nguyên nhân thất thu thuế)


Thất thu thuế là gì? Khái niệm, phân loại, Nguyên nhân thất thu thuế . Tất cả những thắc mắc của các bạn về thất thu thuê đều được mình chia sẻ trên đây hết rồi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ít cho các bạn trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo thực tập kế toán cũng như là quá trình làm việc tại công ty của các bạn

Rate this post

Add Comment