Nội dung bài viết
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).
Gia đình là tế bào của Xã hội, là thiết chế xã hội cơ bản, mét xã hội thu nhá bao gồm các cá nhân có quan hệ huyết thống với nhau dùa trên những quy chuẩn đạo đức nghiêm ngặt.
Khi nghiên cứu gia đình, tức là chúng ta nghiên cứu vai trò của gia đình. Bởi gia đình là cái nôi của nâng đỡ mỗi con người. Mỗi cá nhân trong xã hội từ khi sinh ra lớn lên và trưởng thành thì cũng đều bước ra từ cái nôi tình thương tình đó. Gia đình là nơi mỗi cá nhân được sống và học tập từ những ngày đầu ta còn chập chững.
Trẻ mầm non là lứa tuổi rất non nít cần được gia đình nâng đỡ nuôi dạy và dẫn dắt trẻ bước vào cuộc sống và cần chú ý tới việc nuôi dạy. Như vậy vai trò của gia đình rất quan trọng. Từ gia đình trẻ tiếp nhận và lĩnh hội những quy tắc chuẩn mực xã hội cơ bản để phát triển toàn diện nhân cách của mình. Gia đình là trường học đầu tiên, là nền móng để đặt viên gạch đầu tiên đó là đứa trẻ. Để sau này lớn lên trẻ tự tin vào chính bản thân chính bản thân mình tự đứng vững và hoà nhập vào Xã hội.
Nhưng trong thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức của những người làm cha, làm mẹ đã không nhận thức rõ vai trò của mình làm vai trò của gia đình bị giảm sút. Nhiều gia đình đã bị đồng tiền thu hót giành hết thời gian, tâm lực và trí lực vào công việc để kiếm tiền không có thời gian quan tâm và ở bên con cái, coi việc dạy dỗ và giáo dục con là việc của các trường mầm non và các cô giáo. Còn nhiều gia đình thì vì điều kiện kinh tế không có thì không có điều kiện quan tâm trăm sóc con cái được như ý hoặc nhiều người cha người mẹ không có kiến thức về việc giáo dục trẻ cũng như tâm sinh lý lứa tuổi bởi vậy họ không có phương pháp giáo dục trẻ đúng khiến đứa trẻ phát triển bị lệch lạc. Như vậy, từ thực tiễn Xã hội đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục gia đình nói chung và vai trò của gia đình đối với việc giáo dục con cái ở lứa tuổi mầm non nói riêng nhằm tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách: đức, trí, thể, mỹ. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta phải có cách nhìn nhận đầy đủ đúng đắn để vai trò của gia đình đối với giáo dục trẻ là động lực của sự phát triển.
Nhận thấy vai trò quan trọng của trẻ em đối với sự phát triển của xã hội sau này thì ngay từ khi Đảng ta ra đời, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta phải chăm lo giáo dục trẻ em. Trong báo cáo chính trị tại đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ IV đă viết: “con người mới phải được đào tạo ngay từ bây giê, từ những dòng sữa mẹ tươi mát đầu tiên, từ những sự chăm sóc đầu tiên của gia đình và xã hội, từ những niềm âu yếm, những sự chăm sóc đầu tiên của gia đình và xã hội, từ những niềm âu yếm, những lời khuyên bảo dỗ dành của người mẹ người cha khi còn tấm bé”.
Xuất phát từ vấn đề trên tác giả của khoá luận mạnh dạn chọn đề tài: “ Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục con cái ở lứa tuổi mầm non” Làm báo cáo thực tập tốt nghiệp thuê nhằm mục đích đáp ứng phần nào trong quá trình xây dựng con người mới hiện nay.