Ý Tưởng Nghiên Cứu Basel II Về Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng TMCP

Thân chào các bạn sinh viên ngành Tài Chính Ngân Hàng! 

Lĩnh vực tài chính ngân hàng khá rộng lớn, gần như liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Ngành này chia ra rất nhiều lình vực như: tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính thuế, bảo hiểm,.. cụ thể dễ hiểu hơn thì ngành này có thể hiểu như là hình thức kinh doanh những vấn đề tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng nhằm mục đích là thanh toán và chi trả trong và ngoài nước. Các bạn sinh viên khi theo học ngành này sẽ được cung cấp tất cả các kiến thức về mọi lĩnh vực tài chính, phát hành cổ phiếu,.. sau khi kết thúc khóa học các bạn sẽ đi thực tập đồng thời làm bài báo cáo để nộp về giáo viên làm bài tốt nghiệp.
Khi làm bài báo cáo thực tập, nhà trường sẽ gợi ý cho các bạn đề tài hoặc tự các bạn tham khảo trên mạng để lựa chọn, chọn được đề tài thì các bạn sẽ nêu lên ý tưởng từ đâu mà các bạn nghiên cứu đề tài ấy?
Tại bài viết này, Baocaothuctap.net muốn chia sẻ đến các bạn một ý tưởng nghiên cứu đề tài:”Chuẩn Mực Basel II Về Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng“

Khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ đã tàn phá nặng nề hệ thống tài chính ở Mỹ, Sức tàn phá của cuộc khủng hoảng này đã làm sụp đổ hàng loạt tổ chức tài chính hàng đầu ở Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã phải chịu mất 92  ngân  hàng  hoàn  toàn  bị  phá  sản,  34  ngân  hàng  bị mua lại  (tính  đến 24/7/2009). Dưới tác động dây chuyền của hệ thống tài chính, cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã nhanh chóng được xuất khẩu ra khỏi biên giới nước Mỹ và liên tiếp lan truyền ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh từ Châu Âu đến Châu Á như Đức, Anh, Pháp, Nhật, Singapore v.v… Khủng hoảng xuất phát từ hệ thống tài chính và cũng tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính trên toàn thế giới, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, tình trạng khát tín dụng, sụp đổ nhanh giá chứng khoán và mất giá tiền tệ xảy ra tràn lan trên thị trường các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Một lần nữa đã cho thấy hệ thống tài chính toàn cầu còn quá nhiều điểm yếu cơ bản trong công tác quản lý rủi ro và ngăn ngừa rủi ro hệ thống trên phạm vi rộng, đa quốc gia. Nhằm giải quyết những điểm yếu cơ bản của hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu đã bộc lộ trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, Ủy ban Basel đã nhóm họp vào cuối năm 2008 công bố Chiến lược toàn diện nhằm đối phó với khủng hoảng, trong đó nhấn mạnh việc giám sát và quản lý rủi ro của các ngân hàng, nội dung chính của Chiến lược này là tăng cường năng lực quản trị rủi ro theo các nguyên tắc của Basel II (đặc biệt là những rủi ro gắn với tài sản ngoại bảng và các danh mục đầu tư) đối với hệ thống các ngân hàng, các định chế trung gian tài chính, nhất là đối với các ngân hàng hoạt động kinh doanh rộng rãi trên toàn cầu.

Trong những năm qua, trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính ngân hàng. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng là hết sức cấp thiết, đặc biệt là qua bài học kinh nghiệm từ đợt khủng hoảng tài chính thế giới năm 2019 vừa qua, nền kinh tế thế giới và Việt Nam chịu tác động nặng nề của Covid -19 và hệ thống ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài tác động này, việc nợ xấu nhiều ngân hàng thương mại tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, việc vận dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là rất cần thiết phải thực hiện, nhằm nâng cao năng lực hoạt động cũng như khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời khủng hoảng tài chính nếu có xảy ra trong tương lai.

Tại Việt Nam đã áp dụng Basel II từ năm 2010 tại nhiều ngân hàng thương mại. Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng phong phú, mới, phức tạp và đa dạng hơn, thì việc áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM muốn hoạt động an toàn và bền vững. Mặc dù việc tiếp cận chuẩn mực của Ủy ban Basel đặt ra đòi hỏi rất cao về kỹ thuật và điều kiện áp dụng, tuy nhiên thực hiện được các chuẩn mực và thông lệ quốc tế đó sẽ giúp cho năng lực quản lý của ngân hàng được nâng lên, giảm thiểu rủi ro và đặc biệt là tạo lập được thương hiệu mạnh đối với ngân hàng đó. Chuẩn mực mà Ủy ban Basel đưa ra cũng không bắt buột và đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng có thể tự xác định thực trạng rủi ro hoạt động của mình theo từng lĩnh vực kinh doanh, từ đó xác định nhu cầu và điều kiện trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể để định hướng áp dụng phù hợp với hoạt động của ngân hàng đó, từ thấp đến cao, từng bước áp dụng đầy đủ các chuẩn mực Basel II.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây), tên viết tắt là ngân hàng VPBank được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 20 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4.000 cán bộ nhân viên. Đặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng. Những yếu tố then chốt này đã, đang, và sẽ trở thành vũ khí chiến lược của VPBank trong hành trình hướng tới mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. VPBank vừa công bố đã hoàn thành triển khai xong việc tuân thủ trụ cột cuối cùng của Basel II – Quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ (ICAAP- Internal Capital Adequacy Assessment Process) trong số ba trụ cột cần hoàn thành của Basel II. Cùng với việc hoàn thành triển khai hai trụ cột số 1 và 3 trước đó, trụ cột 2 này cũng được VPBank hoàn thành sớm 1 năm so với yêu cầu của Ngân hàng nhà nước (NHNN), và được hoàn thành chỉ sau hơn nửa năm kể từ khi VPBank chính thức được Ngân hàng nhà nước phê chuẩn việc áp dụng sớm Thông tư số 41 (Basel II). Với kết quả này, VPBank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc hoàn thành triển khai Basel II trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên việc tiếp cận toàn diện chuẩn mực Basel II của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vẫn còn nhiều hạn chế, do đó em đã chọn đề tài Tiếp cận toàn diện các chuẩn mực Basel II trong Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng làm bài nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, nếu bạn sinh viên nào gặp phải khó khăn hoặc có nhu cầu sử dụng Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập thì hãy liên hệ đến mình qua SĐT ZALO: 0909 232 620 nhé!

Rate this post