Báo cáo thực tập mầm non giáo dục giao tiếp văn hóa cho trẻ

Báo cáo thực tập mầm non giáo dục giao tiếp văn hóa cho trẻ là tài liệu mới mà thuctaptotnghiep.net muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng với bài báo cáo thực tập sư phạm này sẽ giup ích nhiều cho các bạn trong quá trình viết báo cáo tốt nghiệp thuê của mình.
  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Đất nước ta bước sang một thiên niên kỷ mới, một thời kỳ đổi mới nền kinh tế xã hội đòi hỏi phải có con người mới xã hội chủ nghĩa – đó là những con người có nhận thức đúng đắn, có quan điểm sống tích cực để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với xã hội.

Giáo dục mầm non là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượng của giáo dục mầm non là trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Đây là một thực thể tự nhiên, bước đầu vào xã hội, dần dần trở thành “người”, trở thành con người có ích cho xã hội, chiến lược giáo dục con người mới trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục về mọi mặt. Chính vì vậy việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo vô cùng quan trọng và cần thiết, nó tạo ra những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Nếu như ta không tiến hành giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non thì sang giai đoạn sau khó có thể hình thành cho trẻ những nét phẩm chất tâm lý đạo đức bền vững để lĩnh hội những tri thức chuẩn mực xã hội.

Trong thực tiễn hiện nay, việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ được chú ý đến, mặc dù ngành học mầm non đã đưa nội dung chương trình giáo dục lễ giáo đã được nhiều năm nay nhưng nội dung giáo dục chưa đầy đủ. Các biện pháp giáo dục của giáo viên còn mang tính áp đặt, tản mạn, không lô gích, gò ép trẻ. Chính vì thế hiệu quả của giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ chưa cao đặc biệt là cho trẻ mẫu giáo nhỡ. Nhiều trẻ ở độ tuổi này chưa có thái độ ứng xử đúng trong khi giao tiếp cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhận thức đúng sai còn hạn chế. Chính vì thế qua thời gian học tại khoa Giáo dục mầm non – Trường đại học sư phạm Hà Nội tôi đã được các thầy cô giáo giảng dạy hướng dẫn cho thấy rõ việc giáo dục thế hệ trẻ ở lứa tuổi mầm non cần được chăm sóc giáo dục để tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa có phẩm chất đạo đức, có khả năng và có thể lực cường tráng để phù hợp với thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục “giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ” tôi chọn đề tài:

Mt s bin pháp để luyn phát âm đúng cho tr mu giáo nh 4 – 5 tui Huyn Yên Thu – Tnh Hoà Bình” nhằm chỉ ra những biện pháp cụ thể, xây dựng những tiêu chí hợp lý góp phần nhân cách hiệu quả  giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ tạo cơ sở ban đầu để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.

  1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Nhằm mục đích làm tốt công tác luyện phát âm của trẻ mẫu giáo nhỡ ở huyện Yên Thuỷ – Hoà Bình

III. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

  1. Khách thể nghiên cứu:

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm non

  1. Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

  1. GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo nhỡ, giáo viên mầm non cần động viên khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các  hoạt động và giao tiếp bằng cách phối hợp các biện pháp giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.

  1. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
  2. Nghiên cứu cơ sở lý luận.
  3. Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
  4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo.
  5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở huyện Yên Thuỷ – Hoà BìnH

TẢI TÀI LIỆU

Rate this post