Báo Cáo Thực Tập Giới Thiệu Về Sàn Tmdt Về Shopee

Báo Cáo Thực Tập Giới Thiệu Về Sàn Tmdt Về Shopee là một trong những bài báo cáo chắc hẳn đang thịnh nhất hiện nay và chắc hẳn đang được các bạn sinh viên quan tâm và tìm kiếm rất nhiều trên các trang mạng xã hội, chính vì thế mình đã tiến hành liệt kê nội dung như là khái quát về shoppe,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2020/2021,những thuận lợi và khó khăn… Mình cũng mong đây là một trong những thông tin sáng tạo và đa dạng hữu ích để các bạn có thể dựa theo bài viết này để triển khai một bài báo cáo mới tốt hơn, chỉnh chu hơn. 

Trước đây chúng tôi đã có viết một bài về đề tài báo cáo thực tập thương mại điện tử bài mẫu các bạn có thể xem và tham khảo thêm nguồn tài liệu hữu ích này ngay tại website của mình. Chưa dừng lại ở việc chia sẻ bài báo cáo này thì ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại bên mình đã nhận viết thuê báo cáo thực tập cho hàng loạt sinh viên đã đạt được thành tích cao chẳng những thế còn nhận được những lời khen từ giáo viên. Hình như bạn đang gặp trục trặc trong vấn đề làm bài báo cáo nhưng bạn vẫn chưa thể giải quyết được những rắc rối đang cản trở bạn, không sao cả đừng quá lo lắng mà thay vào đó là hãy tìm đến ngay dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập qua để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ nhiệt tình cho các bạn từ  A đến Z nhé.

1. Khái quát về Shopee

1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Shopee là công ty có nền tảng TMĐT lớn nhất ở Đông Nam Á và Đài Loan, trực thuộc tập đoàn SEA và ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2015 sau đó được nhân rộng ra Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philippines. SEA là tập toàn công nghệ, giải trí, TMĐT và dịch vụ tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á mở rộng. Bằng sự phát triển của công nghệ, SEA mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của người dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. SEA hiện đang được niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch NYSE với tên mã SE. Shopee được phát triển phù hợp với khu vực Á Đông trên nền tảng đi động C2C (từ khách hàng đến khách hàng), Shopee hỗ trợ người dùng mạnh mẽ trong cả thanh toán và vận chuyển, giúp việc mua bán trực tuyến trở nên dễ dàng, an toàn và thuận tiện. Mục tiêu của Shopee là tiếp tục phát triển và nâng cấp nền tảng TMĐT của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất trên toàn khu vực.

XEM THÊM : Tham Khảo Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập

Năm 2015, Shopee “chào sân” tại 7 thị trường: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Philippines và Vietnam.

Tháng 12/2015, sự kiện Shopee University lần đầu tiên được tổ chức ở Đài Loan. Hiện tại, khoảng 70.000 nhà bán hàng trong khu vực đang hưởng lợi ích từ những sự kiện này.

Tháng 6/2017, Shopee Mall chính thức ra mắt lần đầu tại Đài Loan. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đang có hơn 11.000 nhà bán hàng trên Shopee Mall tại 7 thị trường.

Năm 2018, tổng doanh thu (GMV) của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với hơn 600 triệu giao dịch tại sàn.

Tháng 5 năm 2018, Super Brand Day đầu tiên đã khởi động tại Indonesia với P&G là đối tác của chúng tôi. Kể từ đó, chúng tôi đã tổ chức 70 Super Brand Day trong khu vực.

Một số điểm nổi bật của sản phẩm:

– Xuất hiện tại 7 thị trường, bao gồm: Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

– Thành lập từ đầu năm 2015, đến nay Shopee đã có hơn 8000 nhân viên.

– Hơn 200 triệu lượt tải về trên thiết bị di động

– Hơn 7 triệu nhà bán hàng đang kinh doanh trên Shopee

– Hơn 30 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội

Báo Cáo Thực Tập Giới Thiệu Về Sàn Tmdt Về Shopee tại Việt Nam, Shopee gia nhập thị trường từ tháng 8/2016 với mô hình phát triển ban đầu là C2C Marketplace (Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau). Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán/hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

Shopee đã chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tính tới tháng 7/2016, ứng dụng đã ghi nhận hơn 1,8 triệu lượt tải và hơn 3 triệu sản phẩm đăng bán tại thị trường này. “Việt Nam đang thể hiện tiềm năng trở thành thị trường TMĐT trọng điểm với Shopee. Nhờ có Shopee, người bán có thể dễ dàng tiếp cận thêm nhiều người mua với chi phí cực thấp, và người mua có thêm vô vàn sự lựa chọn đa dạng ngay trong tầm tay mình.” ông Pine Kyaw, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam khẳng định.

Vào năm 2017, Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.

XEM THÊM : Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Thương Mại Điện Tử

1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu

– Mực tiêu: thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng TMĐT.

– Tầm nhìn: trở thành sàn TMĐT đứng số 1 tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trở thành kênh bán hàng và quảng cáo hiệu quả

– Sứ mệnh:

+ Kết nối nhà bán hàng và người mua hàng

+ hỗ trợ nhà bán hàng tiếp cận khách hàng và xây dung thương hiệu

+ Phát triển sàn TMĐT thành kênh định hướng hành vi tiêu dùng

1.3. Lĩnh vực hoạt động

Ứng dụng Shopee là ứng dụng mua sắm trên nền tảng di động C2C (từ khách hàng đến khách hàng) đầu tiên, nơi người dùng có thể lướt, mua sắm và bán hàng. Dành riêng cho người dùng khu vực Đông Nam Á, Shopee mang lại những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và tiện lợi.

Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau.[5] Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

1.4. Sản phẩm

Bản thân Shopee là sàn thương mại điện tử, là kênh kết nối người mua và người bán. Nguồn hàng từ Shopee là trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng, chính hãng (có trong Shopee Mall) hoặc từ kênh người bán những sản phẩm được bày bán trên Shopee toàn là những sản phẩm được các nhà cung cấp đăng ký có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời cũng được kiểm duyệt bởi những nhân viên công ty Shopee kiểm duyệt.

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2020 – 2021

Báo cáo tài chính trong những năm đầu hoạt động tại Việt Nam cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán nhằm thu hút lượng đáng kể khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau.

Báo Cáo Thực Tập Giới Thiệu Về Sàn Tmdt Về Shopee mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng lồ, kết nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho. Trái lại, Shopee còn tạo được hiệu ứng “truyền miệng” khi sở hữu “chợ” sản phẩm đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua sắm online tăng lên chóng mặt.

Điều đó thể hiện rõ rãng ở doanh số bán hàng và doanh thu trên nền tảng sàn giao dịch TMĐT Shopee, cụ thể như:

XEM THÊM : Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

Trên đây là Báo Cáo Thực Tập Giới Thiệu Về Sàn Tmdt Về Shopee đã là một trong những nội hoàn toàn xuất sắc mà mình đã triển khai đến cho các bạn cùng xem và theo dõi, tiếp theo sẽ là danh số bán hàng trên shoppe,doanh số bán hàng của shoppe… Cho nên các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi nguồn tài liệu để có thể tiến hành phát triển tốt bài báo cáo thực tập của mình nhé.

Bảng 2.1. Doanh số bán hàng trên Shopee theo các gian hàng                                                                                               

                                                                                          Đvt: triệu mặt hàng

                     NămGia hàngNăm 2018Năm 2019Năm 2020
Gian hàng Mall265376455
Gian hàng yêu thích119219162
Gian hàng thường337255358
Tổng doanh số720850975

Nguồn: theo số liệu trang Shopees.cafef.vn

Biểu đồ 2.1. Doanh số bán hàng trên Shopee theo các gian hàng

Đvt: Triệu mặt hàng

Qua bảng trên có thể thấy doanh số bán hàng trên Shopee qua các năm đều tăng

+ Gian hàng Mall: năm 2018 doanh số đạt 265 triệu mặt hàng, chiếm 36,8% tổng doanh số của năm; năm 2019 doanh số đạt 376 triệu mặt hàng, tăng 41,9% so với năm 2018 và chiếm 44,24% tổng doanh số của năm; năm 2020 doanh số đạt 455 triệu mặt hàng, tăng 21,01% và chiếm 46,67% tổng doah thu của năm.

+ Gian hàng yêu thích: năm 2018 gian hàng yêu thích có doanh số đạt 119 triệu mặt hàng, và chiếm 16,53% tống doanh số của năm; năm 2019 đạt 219 triệu mặt hàng, tăng 84,03% so với năm 2018 và chiếm 25,76% tổng doanh số của năm; năm 2020 doanh số đạt 162 triệu mặt hàng, giảm 26,03% so với năm 2019 và chiếm 16,62% tổng doanh số của năm.

+ Gian hàng thường: năm 2018 doanh số của gian hàng thường đạt 337 triệu mặt hàng và chiếm 46,81% doanh số của năm; năm 2019 doanh số đạt 255 triệu mặt hàng, giảm 24,33% so với năm 2018 và chiếm 30% tổng doanh số của năm; năm 2020 doanh số đạt 358 triệu mặt hàng, tăng 40,39% so với năm 2019 và chiếm 36,72% doanh số của năm.

Tổng doanh số năm 2018 đạt 720 triệu mặt hàng, đến năm 2019 doanh số tăng 18,06% so với năm 2018 và đạt 850 triệu mặt hàng, năm 2020 có doanh số đạt tới 975 triệu mặt hàng và tăng 14,71% so với năm 2019.

Gian hàng Mall có doanh số ngày càng tăng do mặt hàng của gian hàng ngày càng đa dạng, phong phú và vận dụng thành công mô hình B2C.

Bảng 2.2. Doanh thu bán hàng trên sàn giao dịch thương mại Shopee

                                                                                           Đvt: tỷ USD

           NămGian hàngNăm 2018Năm 2019Năm 2020
Gian hàng Mall1,051,722,49
Gian hàng yêu thích0,440,760,41
Gian hàng thường1,431,021,21
Tổng doanh thu2,923,54,1

Nguồn: theo số liệu trang Shopees.cafef.vn

Biểu đồ 2.2. Doanh thu bán hàng trên Shopee

Doanh thu năm 2018 đạt 2,92 tỷ USD; năm 2019 đạt 3,5 tỷ USD và tăng 19,86% so vưới năm 2018; năm 2020 đạt 4,1 tỷ USD và tăng 17,17% so với 2019.

Báo Cáo Thực Tập Giới Thiệu Về Sàn Tmdt Về Shopee năm 2018 gian hàng chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh thu là Gian hàng thường khi chiếm 48,97% tổng doanh thu của năm, tiếp đến là gian hàng Mall chiếm 35,96% và gian hàng yêu thích chiếm 15,07%. Đến những năm 2019 – 2020 cơ cấu tỷ trọng các gian hàng có sự thay đổi, năm 2019 Gian hàng chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh thu là gia hàng Mall khi chiếm  49,14%, tiếp đến là gian hàng thường chiếm 29,14% và gian hàng yêu thích chiếm 21,72; đến năm 2020 gian hàng đứng đầu về doanh thu vẫn là gian hàng Mall khi chiếm 60,73% tổng doanh thu, Gian hàng thường chiêmd 29,51% và tỷ trọng gian hàng yêu thích vẫn bị giảm trong năm 2020 khi chiếm có 9,76%.

Qua số liệu về doanh số và doanh thu bán hàng 3 năm gần đây có thể thấy được sự bùng nổ của sàn thương mại Shopee, đặc biệt là sự phát triển của gian hàng Mall. Tuy mắt muộn nhưng Shopee đã đạt được những kết quả đáng mong đợi và vượt qua nhiều sàn giao dịch đã ra mắt trước.

3. Những thuận lợi và khó khăn

3.1. Thuận lợi

Ra đời sau nhiều sàn TMĐT khác nhưng Shopee lại nhanh chóng giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng do xác định phân khúc khách hàng tốt, tập trung vào các chủ shop online và các đối tượng khách hàng trẻ. Bên cạnh đó, giao diện web dễ sử dụng và chức năng xử lý đơn hàng nhanh, bộ lọc sản phẩm thông minh cũng là một ưu điểm của Shopee.

Ưu điểm chính của Shopee là tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn; cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng, nhanh chóng; quy trình bán hàng trên Shopee đơn giản; bán hàng trên Shopee hoàn toàn không mất phí hay % hoa hồng; Shopee hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng cực ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh 1 – 4 ngày làm việc cho đơn hàng nội thành; có các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho nhà bán hàng; chính sách đổi trả dễ dàng và bảo vệ người bán; tương tác giữa khách hàng với người bán nhờ tính năng chat trực tiếp hay bình luận.

3.2. Khó khăn

Bên cạnh đó một số hạn chế mà sàn TMĐT này đã dần cải thiện trong thời gian qua như hàng giả, hàng nhái nhiều, tình trạng bán phá giá phổ biến khiến các nhà bán hàng gặp khó khăn. Phí ship cao với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship.

Ngoài ra, mức độ cạnh tranh với các sàn giao dịch TMĐT khác như Lazada, Tiki, Sendo khá cao.

Mồi ngon ắt sẽ hút không ít thợ săn. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn khi một vài cái tên quen thuộc cũng đang “lấn sân” sang TMĐT như Grab hay Momo. Điều này đòi hỏi Shopee hay bất kỳ một sàn TMĐT nào khác cũng sẽ phải luôn sáng tạo, tự làm mới mình để hấp dẫn khách hàng.

Bài viết trên đây là Báo Cáo Thực Tập Giới Thiệu Về Sàn Tmdt Về Shopee là toàn bộ những nội dung ữu ích mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Chúc các bạn sinh viên xem được bài viết này của mình sẽ nhanh chóng hoàn thành được bài báo cáo thực tập của mình, nếu như trong suốt quá trình mình triển khai nguồn tài liệu trên đây không đủ để làm bạn hài lòng thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ nhận làm báo cáo thực tập qua zalo/telegram : 0909.232.620 để được tư vấn báo giá làm bài trọn và hỗ troi lựa chọn một đề tài phù với mà bạn yêu thích nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *