Báo cáo thực tập mầm non về giáo dục trẻ qua giờ học vẽ

Báo cáo thực tập mầm non về giáo dục trẻ qua giờ học vẽ là bái báo cáo thực tập mà nhóm mình tiếp tục chia sẻ tới các bạn sinh viên. Bài báo cáo này tập chung vào việc thông qua các giờ học vẽ theo ý thích của trẻ nhằm kích thích khả năng sáng tạo của mình. Hy vọng bài báo cáo thực tập sư phạm mầm non này sẽ giúp ích cho các bạn nhiều.

LỜI NÓI ĐẦU

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ lâu nay môn học tạo hình vẫn được xem  là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Các nhà giáo dục cho rằng: trẻ nhỏ nên tham gia vào sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức, chiêm ngưỡng sản phẩm của bạn bè. Bởi vì hoạt động tạo hình là nơi trẻ thể hiện mình và cũng là điều kiện để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là môn vẽ, nó chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Nó có sức cuốn hút hầu hết các lứa tuổi mầm non.

Khi trẻ được vẽ sẽ góp phần hình thành cảm xúc thẩm mĩ ở trẻ đó là sự rung cảm trước cái đẹp của nghệ thuật, của sự sáng tạo, là sự thoả mãn, thích thú khi làm nên một cái gì đó bởi đôi tay nhỏ bé của chính mình. Thông qua hoạt động vẽ bước đầu giúp trẻ làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình: giấy vẽ, sáp màu, đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục,… Từ đó phát triển khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sự sáng tạo,… ở trẻ. Trẻ còn học được cách lập kế hoạch hoạt động như: sẽ vẽ gì; Dùng màu gì; Sắp xếp các chi tiết trong bao lâu; Vẽ trong thời gian bao lâu. Đây chính là đặc điểm khác xa giữa con người và con vật, đồng thời đem lại hiệu quả lao động cao.

Ngoài ra khi hoạt động tập thể trẻ còn biết đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ và của các bạn mình. Được các bạn góp ý trẻ sẽ quen dần với những lời khen- chê của người khác, đồng thời kĩ năng xã hội được hình thành như: chờ đến lượt, chia nhau đồ dùng, cùng nhau bàn bạc,… Càng tham gia tích cực hoạt động tạo hình bao nhiêu thì trẻ càng tự tin trong việc sử dụng bút, giá vẽ, màu sắc và rất có lợi cho việc học tập.

Tất nhiên dậy trẻ vẽ ở bậc mầm non không nhằm đào tạo cho trẻ thành các hoạ sỹ mà chủ yếu thông qua đó nhằm khơi dậy và phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Là một giáo viên mầm non dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).Tôi nhận thấy trẻ rất thích học tạo hình đặc biệt trẻ rất thích thể hiện những tưởng tượng của mình về thế giới xung quanh qua những bức tranh.

Chính sự say mê đó đã thôi thúc Tôi tìm tới những biện pháp dạy sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là lý do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài “Biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo lớn. Trường mầm non 1.6 -Thành phố Hạ Long

TẢI TÀI LIỆU

Nếu các bạn đang làm báo cáo tốt nghiệp thuê mà gặp phải bất cứ khó khăn gì hãy liên hệ với nhóm của chúng tôi, bên mình sẽ tư vấn và hỗ trợ giúp bạn để bạn có được một bài báo cáo thực tập đạt kết quả cao nhất.

Rate this post