kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho các bạn sinh viên đang làm Báo cáo thực tập và Khóa luận kế toán Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các bạn DOWNLOAD phía dưới về tham khảo nhé
Mục Lục
- 1 1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương
- 2 1.2 Phân loại kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- 3 1.3 Kế toán tiền lương
- 4 1.4 Kế toán các khoản trích theo lương
- 5 Kết luận Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty Xây dựng
1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương
1.1.1 Khái niệm tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương (hay tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Nhiệm vụ, vai trò của tiền lương
Vai trò
Tiền lương duy trì thúc đẩy và tái sản xuất sức lao động. Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại, duy trì, hay phát triển thì tiền lương cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay nếu doanh nghiệp nào có chế độ lương hợp lý thì sẽ thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt
Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể. Chi phí về tiền lương là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống (lượng), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương không phải là vấn đề chi phí trong nội bộ từng doanh nghiệp thu nhập đối với người lao động mà còn là một vấn đề kinh tế – chính trị – xã hội mà Chính phủ của mỗi quốc gia cần phải quan tâm.
Ý nghĩa
Tiền lương là khoản thu nhập đối với mỗi người lao động và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, ngoài đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền lương còn giúp người lao động yêu nghề, tận tâm với công việc, hăng hái tham gia sản xuất. Tất cả mọi chi tiêu trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều xuất phát từ tiền lương từ chính sức lao động của họ bỏ ra . Vì vậy tiền lương là khoản thu nhập không thể thiếu đối với người lao động.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương
Tất cả mọi lao động đều muốn mình có mức thu nhập từ tiền lương ổn định và khá nhưng thực tế có rất nhiều nhân tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của họ như một số nhân tố sau:
- – Do còn hạn chế về trình độ cũng như năng lực
- – Tuổi tác và giới tính không phù hợp với công việc
- – Làm việc trong điều kiện thiếu trang thiết bị.
- – Vật tư, vật liệu bị thiếu, hoặc kém phẩm chất
- – Sức khỏe của người lao động không được bảo đảm
- – Làm việc trong điều kiện địa hình và thời tiết không thuận lợi
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng từng ngày nếu không tự trao dồi kiến thức và học hỏi những kiến thức mới để theo kịp những công nghệ mới thì chất lượng cũng như số lượng sản phẩm không được đảm bảo từ đó sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Vấn đề tuổi tác và giới tính cũng được các doanh nghiệp rất quan tâm nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động làm việc chủ yếu bằng chân tay như trong các hầm mỏ, công trường xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng,…
Ngoài vấn đề trên sức khoẻ của người lao động đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động sản xuất, nếu nó không được đảm bảo thì thu nhập của người lao động không được đảm bảo. Ngoài các nhân tố trên thì vật tư, trang thiết bị, điều kiện địa hình và thời tiết cũng ảnh hưởng lớn tới thu nhập của người lao động, VD : Người lao động được giao khoán khối lượng đổ bê tông nhưng do thiếu đá hoặc cát, trong khi thi công máy trộn bê tông hỏng và phải đưa bê tông lên cao trong điều kiện thời tiết xấu. Tập hợp các yếu tố đó sẽ làm cho thời gian làm khoán kéo dài vì vậy ngày công không đạt.
Xem thêm
Kho 59 bài mẫu +==> Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
Báo giá ===> Viết thuê báo cáo thưc tập kế toán
1.2 Phân loại kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1 Phân loại lao động trong doanh nghiệp
- Lao động hợp đồng dài hạn: Là những lao động làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn từ một năm trở lên.
- Lao động hợp đồng ngắn hạn: Là những lao động việc theo chế độ hợp đồng thời vụ dưới 1 năm
1.2.1.1 Phân loại theo tính chất hợp đồng lao động
- Lao động trực tiếp: Là lao động tham gia vào trực tiếp sản xuất thành phẩm.
- Lao động gián tiếp: Là lao động phục vụ cho lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh.
1.2.1.2 Phân loại theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng
- Lao động thực hiện chức năng quản lý
1.2.2 Các hình thức tiền lương
1.2.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian
Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động tính theo thời gian việc thực tế, và mức lương theo trình độ lành nghề, chuyên môn, tính chất công việc… của mọi người lao động. Để vận dụng hình thức trả lương theo thời gian các doanh nghiệp thường áp dụng các văn bản hướng dẫn của nhà nước về tiền lương theo từng ngành nghề, công việc, mức độ uyên thâm nghề nghiệp của người lao động để tính mức lương thời gian áp dụng cho doanh nghiệp mình.
Việc tính trả lương theo thời gian có thể thưc hiện 2 cách lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng.
Lương thời gian đơn giản: Là tiền lương là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Lương thời gian giản đơn được chia thành
Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định theo hợp đồng lao động trong một tháng, hoặc có thể là tiền lương được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong chế độ tiền lương trong chế độ tiền lương của nhà nước. Tiền lương tháng thường áp dụng để trả lương cho nhân viên hành chính nhân viên quản lý hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn.
Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và có số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Tiền lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian. Tiền lương ngày còn là cơ sở để tính trợ cấp BHXH trả cho người lao động trong các trường hợp được phép hưởng theo chế độ quy định
Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho người lao động tùy thuộc vào mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế. Mức lương giờ còn phân biệt thời gian làm việc trong các ngày nghỉ, ngày lễ, làm đêm, làm ngoài giờ. Tiền lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho lao động bán thời gian, lao động làm việc không hưởng theo sản phẩm, hoặc làm việc trong ngày nghỉ, ngày lễ, làm ngoài giờ.
Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương giản đơn kết hợp với chế độ thưởng trong sản xuất. Đồng thời phản ánh được ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo trong lao động, trình độ tay nghề. Vì vậy nó có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả của mình.
Mức lương = Lương thời gian đơn giản + Tiền thưởng
1.2.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động hay nhóm người lao động tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của khối lượng công việc, sản phẩm hay dịch vụ hòan thành. Hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức sau:
Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động có phân biệt đơn giá lương với các mức khối lượng sản phẩm hoàn thành. Nguyên tắc của hình thức này là đơn giá lương sẽ gia tăng cấp bậc khi khối lượng sản phẩm hòan thành vượt một định mức nào đó.
Hình thức này thường được áp dụng cho những công đoạn quan trọng, sản xuất khẩn trương đảm bảo tính đồng bộ của sản xuất, hoặc đáp ứng tiến bộ giao hàng theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này còn chú ý đến trường hợp người lao động vì quan tâm đến số lượng sản phẩm hoàn thành mà xem nhẹ chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Theo hình thức này lương sản phẩm chia làm 2 phần
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tùy thuộc vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương sản phẩm. Tiền lương. Tiền lương phải trả được xác định như sau:
Hình thức này thường được áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm tại doanh nghiệp.
Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở bộ phận sản xuất, như công nhân vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo máy móc thiết bị. Tiền lương của bộ phận lao động này thường theo một tỷ lệ tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lý do là chất lượng và năng suất của bộ phận lao động trực tiếp sản xuất còn tùy thuộc vào chất lượng phục vụ của bộ phận lao động gián tiếp.
Tiền lương sản phẩm có thưởng: Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn nhận khoản tiền thưởng do tiết kiệm nguyên nhiên liệu, tăng năng suất lao động, thưởng sáng kiến …. Hình thưc này cũng chú ý đến trường hợp người lao động làm ra sản phẩm kém phẩm chất, lãng phí vật tư,… để phải chịu tiền phạt.
Tiền lương khoán khối lượng công việc: Hình thức này tiền lương đựơc trả cho khối lượng công việc hoàn thành. Hình thức này thường áp dụng cho những công việc có tính đơn giản như bốc dỡ vật tư, sữa chữa… hoặc những công việc không thể tách ra từng công việc cụ thể được.
Nhìn chung, hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm so với hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức này thể hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, góp phần khuyến khích tăng năng suất lao động. Để vận dụng hình thức này doanh nghiệp phải xây dựng định mức lao động phù hợp với từng công việc, từng cấp bậc và trình độ của người lao động có chú ý đến thực trạng cơ sở vật chất của mình. Định mức lao động phải là định mức động để góp phần tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp.
1.2.2.3 Hình thức tiền lương hỗn hợp
Có một số công việc khó áp dụng các hình trả lương như không tính trước được thời gian, không định lượng được khối lượng công việc cũng như sản phẩm hoàn thành.Vì vậy kết hợp các hình thức trả lương trên để xây dựng hình thức lương hỗn hợp.
1.2.2.4 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương
Ngoài các khoản lương mà người lao động được nhận họ còn nhận được nhận một số đãi ngộ như:
- + Tiền thưởng cho những ngày lễ lớn của đất nước, tiền thưởng quý, tiền thưởng cuối năm.
- + Tổ chức đi tham quan, nghỉ mát cho người lao động
- + Kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ …
Xem thêm
Cách viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Đạt Điểm Cao
1.3 Kế toán tiền lương
1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Bên Nợ:
- – Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động,
- – Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên Có:
- – Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:
- – Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- – Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động
1.3.2 Chứng từ sử dụng
- • Bảng chấm công
- • Bảng chấm công làm thêm giờ
- • Bảng thanh toán tiền lương
- • Bảng thanh toán tiền thưởng
- • Giấy đi đường
- • Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- • Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- • Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- • Hợp đồng giao khoán
- • Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
- • Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- • Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
1.3.3 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác.
- Tài khoản 334 – Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:
- – Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- – Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động
Xem thêm
KHO 989+ Báo cáo tốt nghiệp ngành Kế Toán
1.3.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:
- Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
- Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
- Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411)
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
- Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
- – Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
- Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
- Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).
- – Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341)
- Có các TK 111, 112,. . .
Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho công nhân viên, ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
- Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).
Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên:
- Nợ các TK 623, 627, 641, 642
- Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (DN có trích trước tiền lương nghỉ phép)
- Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).
Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý. . . ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có TK 141 – Tạm ứngCó TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Có TK 138 – Phải thu khác.
Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doang nghiệp, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có các TK 111, 112,. . .
Thanh toán các khoản phải trả co công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,. . .
Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá:
- – Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
- – Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán).
- Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp:
- – Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
- Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
- Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
- – Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có các TK 111, 112,. .
1.3.5 Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.1 Kế toán tiền lương
1.4 Kế toán các khoản trích theo lương
1.4.1 Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Quỹ tiền lương
- Quỹ tiền lương là tổng số tiền lương phải trả cho tất cả lao động mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tại các bộ phận của doanh nghiệp. Để quản lý tốt quỹ tiền lương cần hiểu nội dung quỹ tiền lương doanh nghiệp. Quỹ tiền lương về nguyên tắc bao gồm các bộ phận.
- Quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc.
- Quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không tham gia vào sản xuất theo chế độ của công nhân viên như: Nghỉ phép năm, nghỉ lễ, đi học.
- Quỹ tiền lương bổ sung bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động trong điều kiện đặc biệt hoặc do đặc tính nghề nghiệp.
- Ngoài ra, quỹ tiền lương còn phân thành tiền lương chính và lương phụ.
- Tiền lương chính: là tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ.
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, hội họp, học tập, tiền lương trong thời gian nghỉ việc ngừng sản xuất.
- Việc phân chia tiền lương thành tiền lương chính và lương phụ có ý nghĩa nhất định trong công tác hạch toán, phân bổ chi phí tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình hình tiền lương tại doanh nghịêp.
Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí, mất khả năng làm việc và tử tuất. Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH hình thành từ hai nguồn:
- + Người sử dụng lao động (doanh nghiệp) hàng tháng có trách nhiệm đóng 17% với tổng quỹ lương của người tham gia BHXH trong đơn vị. phần đóng góp này tính vào chi phí của doanh nghiệp.
- + Người lao động đóng bằng 7% từ thu nhập của mình để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.
Tổng quỹ lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm tiền lương thao ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. Trường hợp nộp chậm BHXH thì phải nộp phạt theo lãi suất tiền gửi ngắn hạn vào thời điểm truy nộp.
Doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi BHXH để nhận kinh phí do cơ quan BHXH cấp hàng tháng. Cuối tháng, doanh nghiệp và cơ quan BHXH tiến hành thanh toán số tiền chi trả trợ cấp thực tế trong tháng.
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
- Quỹ BHYT là quỹ dùng để khám chữa bệnh cho người lao động có tham gia đóng góp nộp quỹ. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHYT là 4.5% trên tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 3% do doanh nghiệp nộp và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1.5% còn lại do người lao động hưởng và trừ vào lương hàng tháng. Theo chế độ toàn bộ quỹ được nộp lên cơ quan chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới ý tế.
Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ)
- Quỹ KPCĐ dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn ở đơn vị cấp trên và tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả Công nhân viên (CNV) trong tháng và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ KPCĐ trích 1 phần phải nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, 1 phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp
Xem thêm
Cách viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Đạt Điểm Cao
Kết luận Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty Xây dựng
1.4.2 Kết cấu tài khoản 3382, 3383, 3384, 3389
Bên Nợ
- – Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên
- – Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
- – Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
– Số tiền bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị
Bên Có:
- – Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh
- – Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khấu trừ vào lương của công nhân viên
- – Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù
- – Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán,
Số dư bên Có:
- – Số tiền còn phải trả, còn phải nộp
- – Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết
1.4.3 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị
- Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị.
- Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tài khoản 3389 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn
1.4.4 Phương pháp hạch toán
o Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
- Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
- Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
o Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ vào lương của công nhân viên, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3384).
o Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Có các TK 111, 112,. . .
o Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản. . ., ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
- Có TK 334 – Phải trả người lao động.
o Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)
- Có các TK 111, 112,. . .
o Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.