Mục Lục
Đặc điểm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất của một thể chế pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu, quyền sở hữu là vấn đề trọng tâm của pháp luật. Các quan hệ tài sản luôn xuất phát từ quan hệ sở hữu, chính vì thế quan hệ sở hữu là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ khác. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản đóng vai trò quan trọng trong các văn bản pháp lý của Nhà nước, ở đó tài sản vừa là đối tượng vừa là khách thể của quan hệ sở hữu. Yêu cầu cơ bản nhất đặt ra đối với bảo vệ quyền sở hữu tài sản là tài sản đó phải giao dịch được và được phép đưa vào giao dịch, nó là đối tượng phổ biến được điều chỉnh bởi các quy định của cả hệ thống pháp luật.
Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:[1]
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Từ quy định của Điều 175 bộ luật Hình sự năm 2015, kết hợp với khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 bộ luật Hình sự, cũng như các phân tích cụ thể về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, có thể hiểu: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại phát sinh ngày càng phong phú và đa dạng. Do đó, việc nhận diện đúng ranh giới giữa các quan hệ này với hành vi phạm tội, từ đó mới có thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, khách quan, đầy đủ và chính xác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng được gọi là “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội, cũng như sự nhầm lẫn giữa một số tội phạm có cấu thành giống nhau.
[1] Điều 174 bộ luật Hình sự năm 2015Trên đây là một số nội dụng mẫu báo cáo tốt nghiệp mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài Đặc điểm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ,các bạn có thể liên hệ Viết thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua sđt/Zalo: 0909232620 nhé!