Hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học

Hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học là một bài báo cáo thực tập sư phạm tiểu học khá hay mà mình mới sưu tầm được để làm tài liệu học tập cho các bạn. Các bạn tham khảo tài liệu này xem thế nào nhé.

LỜI NÓI ĐẦU

  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là giai đoạn trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Giáo dục tiểu học được ví như nền móng của ngôi nhà, móng có vững thì nhà mới chắc chắn. Trẻ được giáo dục tốt từ nhỏ thì lớn lên mới có thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương trình ở tiểu học có rất nhiều môn học, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin). “Ngôn ngữ  là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác). “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này” (K.A. Usinxki). Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Không một phạm vi hoạt động xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Trình độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếu trình độ nuôi dưỡng tâm hồn của anh ta. Chính vì vậy, tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm của trường tiểu học.

Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. “ Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyện dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).

Trong dạy học tập đọc ở Tiểu học, ngoài việc dạy luyện đọc thành tiếng, chúng ta cần chú ý dạy luyện đọc hiểu cho các em học sinh. Đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 4,5 các em không chỉ năm được vở âm thanh của chữ viết mà các em cần hiểu nghĩa của nó. Tuy nhiên, hiện nay, quá trình dạy học ở trương tiểu học, các giáo viên thường quá coi trọng việc đọc thành tiếng cho học sinh mà xem nhẹ việc luyên đọc hiểu cho các em. Có khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh chưa trả lời được thì giáo viên đã trả lời giúp học sinh luôn. Dạy học như vậy dẫn đến tình trạng học sinh có thể đọc tốt một câu văn hoặc câu thơ nhưng các em lại không hiểu nội dung, ý nghĩa của câu đó. Hơn thế nữa, tâm lí các em học sinh tiểu học thích đọc to, đọc đồng thanh hơn là phải đọc thầm để suy nghĩ tìm hiểu nội dung của câu đó. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Rèn kĩ năng đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh lớp 5”. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần nâng cao quá trình đọc hiểu của các em học sinh tiểu học. Các em sẽ hiểu được nội dung văn bản sâu sắc hơn mà không chỉ là nắm được vỏ âm thanh của các văn bản đó.

TẢI TÀI LIỆU

Ngoài bài báo cáo thực tập ngành sư phạm tiểu học này, các bạn có thể tham khảo nhiều bài báo cáo thực tập ngành sư phạm hay khác tại đây

Rate this post