Ngân hàng thương mại là gì? Chức năng của ngân hàng thương mại như thế nào?

Baocaothuctap.net cùng các bạn đi tìm hiểu Khái niệm ngân hàng thương mại và chức năng ngân hàng thương mại. Chắc hẳn các bạn chỉ biết chung chung thôi đúng không? Thì bài viết này, mình sẽ cũng các bạn hiểu sâu hơn về nó nhé!

Ngân hàng thương mại là gì? 

Tại Việt Nam, khái niệm Ngân hàng thương mại được quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa XII thông qua vào ngày 16 tháng 6 năm 2010, định nghĩa:

“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010). Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

  • Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và tổ chức dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi,… theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
  • Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để cá nhân và tổ chức sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
  • Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng thanh toán như các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, nhờ thu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,… thông qua tài khoản của khách hàng.

Ngân hàng thương mại có những chức năng gì?

Chức năng trung gian tín dụng:

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành quỹ sau đó cho vay để phân bổ vốn cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo nên lợi ích cho tất cả các bên tham gia, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Đối với người gửi tiền, khách hàng được hưởng lợi thông qua các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm và được nhận lãi. Đối khách hàng đi vay, họ được thỏa mãn nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu và thanh toán mà không cần tốn nhiều thời gian và sức lực lại còn có tính hợp pháp. Mặt khác, ngân hàng được hưởng lợi nhuận từ chênh lệnh lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Đây là chức năng được xem là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh sản được phát triển và mở rộng.

Xem thêm:

Chức năng trung gian thanh toán:

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng thanh toán dựa trên cơ sở đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Chức năng thanh toán có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, ngân hàng thương mại cung cấp nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi cho khách hàng. Nhờ đó, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian. Qua đó, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

Chức năng tạo tiền:

Đây là chức năng phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Mỗi nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống ngân hàng đều mang đặc tính riêng, từ đó vô hình thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Nhờ chức năng tạo tiền mà ngân hàng thương mại đã đáp ứng yêu cầu thanh toán và chi trả xã hội, từ đó, góp phần gia tăng khối lượng tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển kinh tế.

Bài viết này của Baocaothuctap.net đã giúp bạn củng cố lại kiến thức về Ngân hàng, các chức năng của ngân hàng thương mại. Hy vọng rằng những kiến thức này giúp ích đến các bạn trong quá trình học tập cũng như viết báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng. Và nếu bạn vẫn còn thắc mắc khác liên hệ ngay Zalo: 0909 232 620 để được tư vấn nhiều hơn

Rate this post

Add Comment