Nội dung bài viết
Mục Lục
1.3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác về xâm phạm sở hứu
1.3.1. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản
Trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 bộ luật Hình sự là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, nghĩa là người phạm tội thực hiện việc dịch chuyển trái pháp luật tài sản của người khác, biến tài sản của người khác thành tài sản của mình mà không để cho chủ sở hữu hoặc người trực tiếp đang quản lý tài sản biết.
Cũng là một trong các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được quy định trong bộ luật Hình sự, ở tội trộm cắp tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, mặc dù về mặt nghiên cứu lý luận, các yếu tố cấu thành cơ bản của tội phạm này, đặc biệt là hành vi khách quan đã có sư phân định khá chi tiết nhưng vẫn không ít trường hợp trên thực tế, khi phát sinh tình huống phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhầm lẫn trong quá trình định tội danh với hai tội phạm trên. Do đó, khi định tội danh, cần thiết phải xác định rõ thủ đoạn, phương thức mà người phạm tội sử dụng.
Trong một số trường hợp, người phạm tội trộm cắp tài sản cũng có sử dụng thủ đoạn gian dối. Tuy nhiên, thủ đoạn gian dối của người phạm tội chỉ là cách thức mà người phạm tội dùng để tiếp cận tài sản trước khi thực hiện hành vi “lén lút chiếm đoạt tài sản”. Người phạm tội trong trường hợp này lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó dùng thủ đoạn gian dối để dễ dàng đột nhập nơi có tài sản mà người phạm tội muốn chiếm đoạt, nó xuất hiện trước khi người phạm tội có được tài sản, nhưng thủ đoạn đó hoàn toàn không phải là nhằm tạo sự tin tưởng để người bị hại giao tài, mà nhằm che giấu hành vi lén lút chiếm đoạt sẽ được thực hiện tiếp theo sau đó. Còn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối sau khi có được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp (vay, mượn, thuê tài sản,…) và quyền chiếm hữu tài sản được chuyển giao hợp pháp cho người phạm tội, sau đó họ mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
1.3.2. Phân biệt Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với Tội tham ô tài sản
So với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 278 bộ luật Hình sự có dấu hiệu chung là việc chiếm đoạt tài sản đang nằm trong sự quản lý của người phạm tội. Tuy nhiên, giữa hai tội phạm này cũng có những khác biệt nhất định.
– Về đối tượng tài sản. Tài sản là đối tượng của tội tham ô phải là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp trong đó nguồn vốn của Nhà nước chiếm từ 51% trở lên hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tài sản đó đang do người phạm tội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản tài sản cũng do họ đang trực tiếp quản lý, nhưng tài sản đó không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 278 bộ luật Hình sự. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản có thể thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào.
- Về hành vi. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình thông qua việc người phạm tội thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng. Sau khi có được tài sản, người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt đối với tài sản đó. Đối với tội tham ô tài sản, người phạm tội đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý theo luật định, biến tài sản chung thành tài sản riêng, định đoạt tài sản chung nhằm phục vụ mục đích cá nhân gây mất mát, thất thoát tài sản. Thủ đoạn của hành vi này rất đa dạng, người phạm tội có thể công khai chiếm đoạt, lén lút và nhiều trường hợp có sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc mang tài sản do mình quản lý bỏ trốn.
Về chủ thể của tội phạm. Chủ thể tội tham ô tài sản là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản, là chủ thể đặc biệt; Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ đến tuổi nhất định theo quy định của pháp luật
Trên đây là một số nội dụng mẫu báo cáo tốt nghiệp mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và một số tội phạm khác về xâm phạm sở hữu,các bạn có thể liên hệ Viết thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua sđt/Zalo: 0909232620 nhé!