Nội dung bài viết
Có rất nhiều bạn chưa biết văn bản hành chính là gì, có tác dụng gì không và có những loại văn bản hành chính nào. Thì bài viết ngày hôm nay mình sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn nhé. Theo dõi và đọc hết bài viết này nhen, là các bạn sẽ hiểu ngay thôi. Khi hiểu rõ rồi thì việc bắt tay vào làm báo cáo tốt nghiệp ngành luật là điều đơn giản các bạn nhỉ
Dưới đây là Văn bản hành chính là gì? Các loại văn bản hành chính mình chia sẻ với các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm báo cáo thực tập. Chúc các bạn sinh viên hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình.
Lưu Ý : có rất nhiều bạn sinh viên hiện nay bận học, đi làm hầu như không có thời gian làm bài báo cáo thực tập. Các bạn sinh viên có nhu cầu viết thuê báo cáo thực tập thì hãy nhanh tay nhấc máy lên liên hệ sđt / zalo : 0909232620 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé
Khái niệm văn bản hành chính
Hiện nay chưa có sự thống nhất quan niệm về văn bản hành chính. Trong một số tài liệu, văn bản hành chính được hiểu theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với khái niệm văn bản quản lý nói chung; trong trường hợp khác lại được sử dụng đồng nghĩa với khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng chính thức trong Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư. Theo Nghị định này, văn bản hình thành trong cơ quan, tổ chức gồm:
– Văn bản quy phạm pháp luật;
– Văn bản hành chính;
– Văn bản chuyên ngành;
– Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.(Văn bản hành chính là gì )
Như vậy, văn bản hành chính là một trong bốn loại văn bản hình thành trong các cơ quan, tổ chức (trong hệ thống cơ quan nhà nước cũng như trong các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức xã hội và xã hội – nghề nghiệp). Đây là loại văn bản ghi lại và truyền đạt các quyết định cá biệt và thông tin quản lý để phục vụ hoạt động điều hành các công việc hành chính cụ thể của các cơ quan tổ chức. Văn bản hành chính bao gồm nhóm văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông thường.
Các loại văn bản hành chính
Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ – CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định các hình thức văn bản hành chính gồm 23 loại văn bản. Tuy nhiên, ngày 08 tháng 02 năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2010/NĐ – CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ – CP đã bổ sung thêm một số loại văn bản hành chính, tổng cộng gồm 32 loại văn bản, cụ thể như sau: nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công. Đến nay, chưa có quy định nào của Nhà nước giải thích về tính chất nội dung của các hình thức văn bản hành chính nêu trên, dẫn đến trong một số trường hợp khó xác định rõ sự khác nhau giữa một số loại văn bản như quy chế và quy định; chương trình, kế hoạch, đề án và dự án; công văn và thư công; hướng dẫn và công văn hướng dẫn, biên bản, bản thỏa thuận, bản cam kết và bản ghi nhớ… Trên cơ sở đúc kết mang tính khoa học và qua thực tiễn sử dụng, có thể giải nghĩa các hình thức văn bản này như sau:
Nghị quyết (cá biệt) là văn bản của cơ quan thẩm quyền chung để ghi lại các quyết định được thông qua theo chế độ tập thể về chủ trương, kế hoạch liên quan đến một vấn đề cụ thể, cá biệt hay trong phạm vi nội bộ một cơ quan, tổ chức.(Văn bản hành chính là gì )
Quyết định (cá biệt) là văn bản thể hiện ý chí của chủ thể có thẩm quyền, mang tính áp dụng pháp luật nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các mối quan hệ pháp lý cụ thể đối với đối tượng cụ thể hay đưa ra quy tắc hành vi nội bộ cơ quan, tổ chức.
Chỉ thị là văn bản của cấp trên truyền đạt mệnh lệnh xuống cấp dưới để đưa ra các biện pháp cụ thể chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Quy chế là văn bản được ban hành kèm theo quyết định để quy định đầy đủ và toàn diện về tổ chức và hoạt động, về lề lối làm việc, thủ tục, trình tự và các mối quan hệ công tác của cơ quan, tổ chức nói chung hay của một hoạt động nào đó.(Văn bản hành chính là gì )
Quy định là văn bản được ban hành kèm theo quyết định để đưa ra tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật, quy tắc và cách thức giải quyết một công việc trong hoạt động của cơ quan, tổ chức .
Thông cáo là văn bản của cơ quan, tổ chức cấp cao để thông tin về một sự kiện, sự việc quan trọng, được cả xã hội quan tâm.
Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.(Các loại văn bản hành chính)
Hướng dẫn là văn bản chỉ dẫn cụ thể về việc tổ chức thực hiện văn bản của cơ quan cấp trên.
Chương trình là bản trình bày về mục tiêu, nội dung, giải pháp có tính chất định hướng tổng thể cho những công việc, hoạt động trong một thời gian nhất định của cơ quan, tổ chức. Theo nghĩa hẹp hơn, chương trình là lịch trình thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó trong cơ quan, tổ chức.(Văn bản hành chính là gì )
Kế hoạch là bản dự kiến các hoạt động với mục tiêu, trình tự, thời hạn tiến hành, phân công trách nhiệm để triển khai thực hiện chương trình hay thực hiện các công việc mang tính sự vụ thông thường trong hành chính. Kế hoạch có tính chất là sắp đặt trước những việc sẽ làm có tính chất sự vụ hành chính trong cơ quan, thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện một chủ trương, chính sách cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới nhằm tạo ra việc thống nhất hành động, việc làm để đạt mục tiêu nhất định.
Xem Thêm ==> Pháp luật về chính sách liên quan đến người cao tuổi
Đề án là bản dự kiến mang tính chuyên sâu về một hoạt động với định hướng mục tiêu, trình tự, cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm thực hiện. Đề án không đưa ra những định hướng chung, mang tính tổng quát như chương trình và cũng không trình bày về dự kiến công việc có tính chất sự vụ cụ thể như kế hoạch mà đề xuất những vấn đề cụ thể có tính chuyên môn sâu và định ra những phương hướng cụ thể cho vấn đề chuyên môn đó. Đề án thuộc loại văn bản đề xuất các ứng dụng về tổ chức các sự kiện mang tính hành chính và thủ tục.(Văn bản hành chính là gì )
Dự án là văn bản trình bày dự kiến các hoạt động đựợc liên kết và tổ chức chặt chẽ, có thời điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, nhằm đạt đựợc những mục đích cụ thể trong điều kiện ràng buộc về thời gian, chi phí và kết quả hoạt động. Dự án là văn bản đề xuất các ứng dụng, giải pháp thực hiện, tính hiệu quả kinh tế, thuộc nhóm công trình nghiên cứu ứng dụng hoạt động liên quan về tài chính – kinh tế – khoa học kỹ thuật.
Phương án là văn bản hành chính đề xuất cách thức, phương pháp có tính chất kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện công việc trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Báo cáo là văn bản dùng để trình bày về tình hình hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc về một sự việc, một vấn đề nhất định thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức.(Các loại văn bản hành chính)
Biên bản là văn bản dùng để ghi lại diễn biến sự việc đang xảy ra hoặc tình trạng sự việc vừa xảy ra do những người có trách nhiệm thực hiện. Biên bản là chứng cứ pháp lý để giải quyết vấn đề, vụ việc nào đó.
Tờ trình là văn bản dùng để đề xuất với cấp trên một vấn đề, đề nghị cấp trên phê duyệt.
Hợp đồng là văn bản thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ nhất định.
Công văn là văn bản của cơ quan, tổ chức để giao dịch, trao đổi thông tin, chỉ đạo công việc trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể có thẩm quyền.
Xem Thêm ==> 302 Đề tài báo cáo tốt nghiệp ngành Luật dân sự, kinh tế, hành chính HAY
Thư công là văn bản của cá nhân thủ trưởng cơ quan hay người có vị trí chức danh nhất định trong cơ quan, tổ chức dùng để giao dịch việc công, xây dựng và củng cố các mối quan hệ công chúng, với đối tác và khách hàng của cơ quan, tổ chức. Thư công giống với công văn là đều là văn bản hành chính không đề tên loại, đều được đăng ký vào sổ “văn bản đi” và nhằm mục đích liên lạc, trao đổi thông tin. Tuy nhiên thư công khác với công văn ở chỗ, mục đích nổi bật nhất của thư công là để liên hệ giao dịch với đối tác và khách hàng của cơ quan, tổ chức, tạo dựng và củng cố các mối quan hệ công chúng. Thư công nhấn mạnh vai trò, vị trí, uy tín của đích danh cá nhân thủ trưởng cơ quan hay người có vị trí chức danh nhất định trong cơ quan, tổ chức. Người ký văn bản trong thư công đều ký trực tiếp, không sử dụng hình thức ký thay, thừa lệnh hay thừa ủy quyền. Việc trình bày các yếu tố thể thức trong thư công cũng linh hoạt, không yêu cầu chặt chẽ như các văn bản hành chính khác.(Văn bản hành chính là gì )
Công điện là văn bản được chuyển bằng các phương tiện truyền tin nhanh để chỉ đạo hay ra quyết định về những vấn đề khẩn cấp.
Bản ghi nhớ là văn bản được ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để ghi lại những dự định chung nào đó, những thống nhất chung mang tính nguyên tắc. Bản ghi nhớ thường vạch ra lộ trình hợp tác của các bên, ghi nhận vai trò của mỗi bên và thường sau đó được thay thế bằng các hợp đồng chính thức. Khác với biên bản, bản ghi nhớ là văn bản hầu như không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Bản cam kết là văn bản của cá nhân hay tổ chức để cam kết trước một cá nhân hay tổ chức khác trong việc thực hiện hay không thực hiện công việc nào đó. Bản cam kết giống với biên bản là được hình thành để ghi lại một sự việc, vấn đề nào đó, tuy nhiên nội dung bản cam kết chỉ thể hiện ý thức chủ quan của một cá nhân, tổ chức, vì vậy không yêu cầu tuyệt đối về tính khách quan, chính xác như biên bản và được lập khi có hay không cần có sự có mặt của người làm chứng. Bản cam kết không được sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc, mà chỉ mang tính thủ tục theo quy định của pháp luật.
Xem Thêm ==> Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh nhượng quyền thương mại
Bản thỏa thuận là văn bản ghi lại sự đồng ý giữa các bên về một điều kiện nào đó có liên quan đến các bên sau khi đã bàn bạc, trao đổi thống nhất với nhau về điều kiện đó. Bản thỏa thuận giống với biên bản là cũng được hình thành để ghi lại một sự việc, một vấn đề nào đó và được sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, khác với biên bản, bản thỏa thuận có giá trị là chứng cứ để chứng minh thấp hơn so với biên bản.
Giấy chứng nhận (hay giấy xác nhận) là văn bản dùng để xác nhận về một vấn đề nào đó liên quan đến một chủ thể là đúng sự thật.
Giấy uỷ quyền là văn bản được sử dụng để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giao cho cán bộ phụ trách dưới một cấp thực hiện thay các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của mình trong việc tham dự một hoạt động hoặc ký vào văn bản hay thực hiện hành vi pháp lý nào đó.
Giấy mời là một loại giấy tờ hành chính được dùng thể hiện mong muốn hay yêu cầu một cách lịch sự để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự một hoạt động nào đó.(Các loại văn bản hành chính)
Giấy biên nhận là loại giấy tờ hành chính được sử dụng để một chủ thể xác nhận về việc đã nhận tài sản, tài liệu, giấy tờ nào đó.
Giấy giới thiệu là loại giấy tờ hành chính dùng để cấp cho cán bộ, công chức, nhân viên đi liên hệ công tác hay giao dịch nói chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết các công việc cần thiết của bản thân cán bộ, công chức đó.(Văn bản hành chính là gì )
Giấy nghỉ phép là loại giấy tờ hành chính cấp cho cán bộ, công chức, nhân viên khi được nghỉ phép, có giá trị thay giấy đi đường trong thời gian nghỉ phép và làm căn cứ thanh toán tiền đi đường theo chế độ.
Giấy đi đường là loại giấy tờ hành chính dùng để cấp cho cán bộ, công chức, nhân viên khi đi công tác, có giá trị để tính phụ cấp đi đường.
Phiếu gửi là giấy tờ hành chính dùng trong trường hợp chuyển tài liệu, văn bản tới cơ quan cần chuyển đến.
Phiếu chuyển là giấy tờ hành chính của một cơ quan gửi kèm theo các văn bản, tài liệu để chuyển đến cơ quan, tổ chức khác để xác nhận về việc đã nhận được văn bản, tài liệu đó.(Các loại văn bản hành chính)
Trên thực tế, việc lựa chọn hình thức văn bản hành chính tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu nội dung thông tin của văn bản. Đối với một số trường hợp, pháp luật quy định chặt chẽ về hình thức văn bản sử dụng, một số trường hợp khác chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể thì cán bộ soạn thảo văn bản cần lựa chọn hình thức văn bản sao cho đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thông lệ chung và sao cho đạt được hiệu quả truyền đạt thông tin pháp lý và thông tin thực tiễn cao nhất.
Văn bản hành chính là gì ? Các loại văn bản hành chính đều được mình chia sẻ cụ thể trên bài viết này. Các bạn sinh viên có nhu cầu hãy liên hệ zalo : 0909232620 gặp admin siêu dễ thương, nhiệt tình sẽ hỗ trợ và tư vấn các bạn ngay nhé