Nội dung bài viết
Mục Lục
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
A.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Chú ý xác định lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp (sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây lắp…) , qua đó tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng của các bộ phận
Tham quan quy trình sản xuất đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây lắp
A.2 Tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp
Những công việc cụ thể cần thực hiện khi tiếp cận khâu tổ chức công tác kế toán:
Sơ đồ nhân sự phòng kế toán, nhiệm vụ của các bộ phận
Hình thức kế toán
Tìm hiểu phần mềm kế toán (nếu có) 2
Danh mục tài khoản kế toán (tài khoản tổng hợp, chi tiết)
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Phương pháp tính khấu hao
A.3 Quy trình kế toán và nghiệp vụ kế toán
Trong mỗi nhóm nghiệp vụ kế toán cần chú ý những công việc cụ thể sau:
Lập, chuyển giao chứng từ giữa bộ phận kế toán và các phòng ban khác của doanh nghiệp
Xử lý chứng từ kế toán, luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận kế toán
Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết (chú ý nhận xét thiết kế của sổ kế toán có đảm bảo cung cấp thông tin một cách hữu ích cho công tác quản trị, điều hành hay không).
Quy trình kế toán cho từng nhóm nghiệp vụ (khởi đầu từ khâu chứng từ đến báo cáo kế toán. Trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán thì cần chú ý xem dữ liệu ban đầu nhập vào hệ thống sẽ được cập nhật vào những sổ kế toán cụ thể nào)
Các nhóm nghiệp vụ kế toán cần nghiên cứu trong thời gian thực tập:
(1) Kế toán tiền (chú ý xem sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng tiền nội tệ, ngoại tệ)
(2) Kế toán thanh toán (chú trọng nghiệp vụ kế toán thanh toán với người bán, với người mua)
(3) Kế toán hàng tồn kho (chú trọng tham khảo cách xác định nhu cầu mua hàng; phương pháp quản lý hàng tồn kho: phương pháp thẻ song song, hay phương pháp số dư…)
(4) Kế toán tài sản cố định (Chú ý cách tính khấu hao định kỳ, khảo sát xem có chênh lệch giữa thời gian khấu hao của doanh nghiệp và thời gian khấu hao tính thuế hay không)
(5) Kế toán các khoản phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương (chú ý về các khoản thu nhập có tính chất lương, lương tính các khoản trích theo lương, thanh toán lương và các khoản trích theo lương)
(6) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuất). Đối với doanh nghiệp xây lắp chú ý khâu xây dựng giá thành dự toán. Chú ý đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
(7) Kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa:
Kế toán doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chí phí quản lý doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh chính.
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính
Kế toán thu nhập khác, chi phí khác
Tổ chức kế toán chi phí để lập báo cáo kết quả kinh doanh, tính chi phí quảng cáo, khuyến mãi vượt quy định của thuế.
(8) Kế toán nghiệp vụ đầu tư tài chính (nếu doanh nghiệp có thực hiện): các hình thức đầu tư tài chính, kế toán mua, chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.
(9) Kế toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất-nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
(10) Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
A.4 Kế toán quản trị và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
(1) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
(2) Hiện trạng kiểm soát chi phí và phân tích biến động chi phí
(3)- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Cách Làm Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp: Báo Cáo Tốt Nghiệp Kế Toán Và Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
Trên đây là một số nội dụng mẫu báo cáo tốt nghiệp mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Kế Toán Và Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp, các bạn có thể liên hệ Thuê viết báo cáo tốt nghiệp với mình