Nội dung bài viết
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao là một nội dung mà các bạn khi làm Báo cáo thực tập hay khóa luận tốt nghiệp ngành Nhà hàng Khách sạn không nên thiếu trong bài khi thực tập tại khách sạn. Vậy Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao như thế nào?
Trong quá trình triển khai làm Báo cáo thực tập hay Khóa luận tốt nghiệp ngành Nhà hàng Khách sạn, Các bạn sinh viên gặp khó khăn có thể liên hệ Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập qua SDT/ZALO 0909.232.620
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao
Chức năng, nhiệm vụ
– Giám đốc khách sạn: Là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng như việc tuân thủ pháp luật và quy tắc an toàn của khách sạn. Đảm bảo sự vận hành của khách sạn, điều hành, kiểm tra hoạt động của đội ngũ lao động trong khách sạn, theo dõi việc thực hiện mệnh lệnh của các phòng ban và nhân viên cấp dưới. Ngoài ra, đưa ra các phương hướng hoạt động kinh doanh cho khách sạn.
– Phó Giám đốc: Có trách nhiệm xử lý hằng ngày các hoạt động của khách sạn, xử lý các tình huống khẩn cấp và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề phúc lợi và an toàn nhân viên của khách sạn và của khách, chịu trách nhiệm với giám đốc về nhiệm vụ của mình.
– Phòng Kỹ thuật: Bộ phận này gồm 2 nhân viên chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Có nhiệm vụ đảm bảo vận hành tốt các trang thiết bị trong khách sạn như: đèn điện, hệ thống cấp thoát nước, điều hòa, tivi, tủ lạnh, Cơ sở vật chất phòng ngủ…Thực hiện bảo dưỡng sữa chữa khi có sự cố.
– Phòng Quản lý Nhân sự- Tổng hợp: Bộ phận này chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc. Có nhiệm vụ tuyển nhân sự, bố trí nhân sự trong khách sạn sao cho phù hợp. Sắp xếp, đánh giá, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, thi hành các chính sách của nhà nước về lao động, đảm bảo công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho khách sạn.
Bên cạnh đó, ở bộ phận tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của khách sạn, thực hiện ký kết các hợp đồng với các công ty có liên kết và tổ chức hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đầy đủ kịp thời. Nắm bắt tình hình kinh doanh của khách sạn và báo cáo với ban lãnh đạo về tình hình chi tiêu, lợi nhuận. Tiến hành xây dựng các kế hoạch tài chính của đơn vị theo quy định cấp trên.
– Bộ phận Lễ tân: Gồm 1 Trưởng Bộ phận và 5 nhân viên. Lễ tân là cầu nối cửa khách với các dịch vụ trong khách sạn, giữa các bộ phận với nhau, nhiều khi còn thay mặt giám đốc khách sạn giải quyết các mối quan hệ giữa khách sạn với khách hàng. Bộ phận lễ tân có nhiệm vụ:
- + Hiểu rõ tình hình dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung có trong khách sạn về giá cả, phương tiện phục vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị hiểu của khách du lịch.
- + Nắm vững số lượng, chất lượng, giá cả buồng giường trong khách sạn để đảm bảo cho công suất sử dụng buồng giường là cao nhất đồng thời đem lại sự hài lòng cho khách.
- + Tiếp đón, làm thủ tục đăng ký và nhập phòng cho khách, tiếp nhận nhu cầu của khách và kịp thời đáp ứng làm khách hài lòng.
- + Thông báo cho các bộ phận có liên quan để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách.
- + Chuẩn bị đầy đủ các hóa đơn, chứng từ để kịp thời làm thủ tục thanh toán cho khách khi khách có yêu cầu rời khỏi khách sạn.
- + Đồng thời cũng là người phát hiện các hiện tượng, tình huống bất cập về an ninh và báo cho bộ phận bảo vệ hay chính quyền địa phương kịp thời giải quyết.
– Bộ phận Buồng: Gồm 10 nhân viên chia làm 2 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Bộ phận này chịu trách nhiệm làm vệ sinh cho phòng luôn sạch sẽ và kiểm tra tình trạng sử dụng đồ dùng, các trang thiết bị trong phòng và kịp thời bổ sung cũng như báo cáo kịp thời cho bộ phận kỹ thuật bảo trì sữa chữa. Thường xuyên thông báo cho lễ tân khi khách nhận và trả phòng, để bộ phận lễ tân dễ dàng quản lý tình hình khách chỉ đang lưu trú tại khách sạn.
– Bộ phận Nhà hàng: Gồm có bộ phận Bàn, Bar, & Bếp, bộ phận này chịu sự quản lý của phó giám đốc.
- + Bộ phận Bàn: có 1 tổ trưởng quản lý, điều hành mọi hoạt động tại nhà hàng. Có trách nhiệm phục vụ đồ ăn thức uống cho khách trong khách sạn và khách ngoài khách sạn, là nơi phục vụ nhu cầu thiết yếu của du khách, ngoài ra còn nhận đặt tiệc, hội nghị,… tại nhà hàng của khách sạn. Tổ chức tiệc một cách bài bản, đáp ứng các nhu cầu phát sinh cho du khách. Bảo đảm về vệ sinh, an toàn thực phẩm, phục vụ khách chu đáo tận tình.
- + Bộ phận Bếp: Có 1 bếp trưởng quản lý. Chuyên chế biến các thực đơn, nghiên cứu các món ăn sao cho hợp khẩu vị để phục vụ khách. Bộ phận này kết hợp với bộ phận nhà hàng phục vụ cho khách có nhu cầu ăn tại nha hàng.
- + Bộ phận Bar: Chỉ có 1 người vì là một quầy bar nhỏ nên số lượng lao động tại bộ phận không cần nhiều. Là nơi chuyên pha chế thức uống cho khách, kết hợp nhịp nhàng với bộ phận bàn để phục vụ đồ uống cho khách tận tình.
– Bộ phận Bảo vệ: Bộ phận này gồm 3 người chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc khách sạn. Có mặt 24/24 tại khách sạn, nhiệm vụ là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của khách hàng và tài sản của khách, mang hành lý cho khách đến và lúc đi. Trong một số trường hợp được cử đi đón khách tại sân bay, bến cảng, ga tàu… đến lưu trú khách sạn.
Trên đây là mẫu Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao là một nội dung mà các bạn khi làm Báo cáo thực tập hay khóa luận tốt nghiệp ngành Nhà hàng Khách sạn không nên thiếu trong bài khi thực tập tại khách sạn. Trong quá trình triển khai làm Báo cáo thực tập hay Khóa luận tốt nghiệp ngành Nhà hàng Khách sạn, Các bạn sinh viên gặp khó khăn có thể liên hệ Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập qua SDT/ZALO 0909.232.620